Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2022

Ảnh Tô Ngọc Vân




Ảnh Tô Ngọc Vân

Tô Ngọc Vân

1928
1932



0 comments:

Thứ Năm, 20 tháng 10, 2022

Thiếu nữ bên rèm




Thiếu nữ bên rèm

Tô Ngọc Vân



Asian Art & Antiques >> Chinese Art & Antiques >> Classical & Modern Drawings

To Ngoc Van (1906 - 1954)
Lot 27: Tô Tử/Tô NGOC Vân
Sold:
MaisonRC
October 16, 2020
Marseille, France

Description
Tô Tử/Tô NGOC Vân
(1906-1954)

E.S.B.A.I Promotion II (1926-1931)
Le rideau / Chiếc rèm
Encre de chine sur papier 15 x 7,5 cm



Nguồn: Invaluable - 2020

0 comments:

Thiếu nữ bên gương




Thiếu nữ bên gương

Tô Ngọc Vân






Asian Art & Antiques >> Southeast Asian Art & Antiques >> General

To Ngoc Van (1906 - 1954)
Lot 291: TÔ NGOC VÂN (TÔ TU) ( 1906-1954) - JEUNE FEMME AU MIROIR - RECUEILLEMENT Deux dessins d'illustration à l'encre de Chine sur papier, signés en bas à droite et à gauche. Sold:
Tajan
July 21, 2020
Paris, France


Description
TÔ NGOC VÂN (TÔ TU ) ( 1906-1954)
- JEUNE FEMME AU MIROIR
- RECUEILLEMENT
Deux dessins d'illustration à l'encre de Chine sur papier, signés en bas à droite et à gauche.
TWO ILLUSTRATIONS, INK ON PAPER, SIGNED LOWER RIGHT AND LOWER LEFT.
DIM.14 X 8,5 CM (5 1/2 X 3 3/8 IN.)


Tô Ngọc Vân (1906-1954)
越南 二十世纪
素描两幅
有签名


NOTE
Issu de la deuxième promotion de l'École supérieure des Beaux-Arts de l'Indochine (1926-1931), TÔ Ngoc Vân est l'une des figures de proue de la première génération des peintres vietnamiens contemporains.
Il devient professeur à l'École supérieure des Beaux-Arts de l'Indochine de 1939 à 1945, puis directeur de cette école et membre exécutif de l'Union des Lettres et de des Arts du Vietnam de 1950 à 1953.
Il a le mérite d'avoir appliqué la technique occidentale de la peinture à l'huile au Vietnam. Les Vietnamiens lui doivent beaucoup dans le domaine de la culture et de la formation des jeunes peintres.
Ses tableaux, recherchés par les collectionneurs, tiennent une place exceptionnelle au Musée des Beaux-Arts du Vietnam.

€600-800




Nguồn: Invaluable - 2020

0 comments:

Chạy giặc trong rừng - Sơn mài - 1948-1949




Chạy giặc trong rừng - Sơn mài - 1948-1949

Tô Ngọc Vân

Chạy giặc trong rừng - Sơn mài - 1948-1949 (Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam).
Fleeing the Enemy into the Jungle - Lacquer - 1948-1949


Trích: "NGHỆ THUẬT SƠN MÀI VIỆT NAM - (Tác giả và Tác phẩm)"- Bùi Duy Tâm
Tô Ngọc Vân (1906-1954)
Có công lớn trong việc nghiên cứu chất sơn ta để xây dựng bộ môn Sơn Mài Việt Nam cùng với Inguimberty, Nguyễn Gia Trí, Trần Văn Cẩn. Nhưng đỉnh cao nghệ thuật của Tô Ngọc Vân là ở sơn dầu với bức tranh “Thiếu nữ bên hoa huệ” chứ không phải ở Sơn Mài. Ông rất tha thiết với nghệ thuật Sơn Mài nhưng rất ít tác phẩm Sơn Mài còn lưu truyền trừ một vài bức như bức “Nghỉ chân bên đồi” là tác phẩm Sơn Mài đầu tay của ông được hoàn thành trong xưởng họa kháng chiến giữa rừng Việt Bắc cùng với tác phẩm “Cái bát” của Nguyễn Sĩ Ngọc (1918-1990). Cả hai tác phẩm này được vẽ trong điều kiện thiếu thốn về nguyên liệu nhưng đã trở thành hai tác phẩm Sơn Mài đẹp, tiêu biểu cho Hội Họa Việt Nam trong thời kháng chiến chống Pháp.

Tác phẩm “Khi giặc đã qua” (do gia đình giữ) đã ghi sự thành công bước đầu của ông trong Sơn Mài. Những tác phẩm Sơn Mài làm dở dang của ông trong thời gian năm 1948-1950 như “Chạy giặc trong rừng”, “Nghỉ chân bên đường”, “ Phố trụi” hiện còn lưu trữ tại Viện Bảo tàng Mỹ thuật.


Có lẽ ông thích vẽ chì than, màu nước và sơn dầu nhiều hơn (ông luôn mang theo trong người cục chì than để vẽ tùy hứng) nên nhường lại sự thành công về Sơn Mài cho Nguyễn Gia Trí. Xem tranh Sơn Mài của Nguyễn Gia Trí, ông cảm động thực sự, ông khẳng định

“Đến cuộc thí nghiệm của Nguyễn Gia Trí, lối Sơn Ta không còn là một mỹ nghệ nữa. Ở óc, ở tâm hồn Nguyễn Gia Trí nó đã được nâng lên hàng mỹ thuật thượng đẳng trên những màu hồng nhợt biến hóa, những sắc nâu ngon thiệt là ngon, những vỏ trứng, vài nét bạc, vài nét vàng sáng rọi, rung lên, rít lên như tiếng kêu sung sướng của xác thịt khi vào cực lạc…lúc âu yếm bằng những vuốt ve mềm mại, lúc dữ dội bằng dăm bảy nét quẹt mạnh, đập tung, cào cấu… yêu muốn khoái lạc… nhất là khoái lạc… của Gia Trí”. (Tô Tử, “Nguyễn Gia Trí và Sơn Ta” báo Ngày Nay số 146, ngày 21/01/1939).

Tô Ngọc Vân tốt nghiệp khóa thứ 2 (1926-1931) tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (thành lập năm 1925 với khóa đầu tiên có Nguyễn Phan Chánh, Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Lê Văn Đệ,…). Ông là một người thầy tận tụy, một người hiệu trưởng mẫu mực, một người chiến sĩ can trường. Ông hy sinh tại chiến trường sát Điện Biên Phủ ngày 17/06/1954 trong một trận địch dội bom.







0 comments:

Khi giặc đã qua - Sơn mài - 1948-1949




Khi giặc đã qua - Sơn mài - 1948-1949

Tô Ngọc Vân

"Khi giặc đã qua" - Sơn mài - 1948-1949 (sưu tập tư nhân).
The Enemy has Passed By - Lacquer - 1948-1949


Trích: "NGHỆ THUẬT SƠN MÀI VIỆT NAM - (Tác giả và Tác phẩm)"- Bùi Duy Tâm
Tô Ngọc Vân (1906-1954)
Có công lớn trong việc nghiên cứu chất sơn ta để xây dựng bộ môn Sơn Mài Việt Nam cùng với Inguimberty, Nguyễn Gia Trí, Trần Văn Cẩn. Nhưng đỉnh cao nghệ thuật của Tô Ngọc Vân là ở sơn dầu với bức tranh “Thiếu nữ bên hoa huệ” chứ không phải ở Sơn Mài. Ông rất tha thiết với nghệ thuật Sơn Mài nhưng rất ít tác phẩm Sơn Mài còn lưu truyền trừ một vài bức như bức “Nghỉ chân bên đồi” là tác phẩm Sơn Mài đầu tay của ông được hoàn thành trong xưởng họa kháng chiến giữa rừng Việt Bắc cùng với tác phẩm “Cái bát” của Nguyễn Sĩ Ngọc (1918-1990). Cả hai tác phẩm này được vẽ trong điều kiện thiếu thốn về nguyên liệu nhưng đã trở thành hai tác phẩm Sơn Mài đẹp, tiêu biểu cho Hội Họa Việt Nam trong thời kháng chiến chống Pháp.

Tác phẩm “Khi giặc đã qua” (do gia đình giữ) đã ghi sự thành công bước đầu của ông trong Sơn Mài. Những tác phẩm Sơn Mài làm dở dang của ông trong thời gian năm 1948-1950 như “Chạy giặc trong rừng”, “Nghỉ chân bên đường”, “ Phố trụi” hiện còn lưu trữ tại Viện Bảo tàng Mỹ thuật.


Có lẽ ông thích vẽ chì than, màu nước và sơn dầu nhiều hơn (ông luôn mang theo trong người cục chì than để vẽ tùy hứng) nên nhường lại sự thành công về Sơn Mài cho Nguyễn Gia Trí. Xem tranh Sơn Mài của Nguyễn Gia Trí, ông cảm động thực sự, ông khẳng định

“Đến cuộc thí nghiệm của Nguyễn Gia Trí, lối Sơn Ta không còn là một mỹ nghệ nữa. Ở óc, ở tâm hồn Nguyễn Gia Trí nó đã được nâng lên hàng mỹ thuật thượng đẳng trên những màu hồng nhợt biến hóa, những sắc nâu ngon thiệt là ngon, những vỏ trứng, vài nét bạc, vài nét vàng sáng rọi, rung lên, rít lên như tiếng kêu sung sướng của xác thịt khi vào cực lạc…lúc âu yếm bằng những vuốt ve mềm mại, lúc dữ dội bằng dăm bảy nét quẹt mạnh, đập tung, cào cấu… yêu muốn khoái lạc… nhất là khoái lạc… của Gia Trí”. (Tô Tử, “Nguyễn Gia Trí và Sơn Ta” báo Ngày Nay số 146, ngày 21/01/1939).

Tô Ngọc Vân tốt nghiệp khóa thứ 2 (1926-1931) tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (thành lập năm 1925 với khóa đầu tiên có Nguyễn Phan Chánh, Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Lê Văn Đệ,…). Ông là một người thầy tận tụy, một người hiệu trưởng mẫu mực, một người chiến sĩ can trường. Ông hy sinh tại chiến trường sát Điện Biên Phủ ngày 17/06/1954 trong một trận địch dội bom.







0 comments:

Thứ Năm, 13 tháng 10, 2022

NGHỆ THUẬT SƠN MÀI VIỆT NAM (Tác giả và Tác phẩm)




NGHỆ THUẬT SƠN MÀI VIỆT NAM
(Tác giả và Tác phẩm)

Bùi Duy Tâm


Mời xem các mục chính


“Tuy Tranh Lụa, Mộc Bản,… là các bộ môn khá độc đáo trong Mỹ Thuật Việt Nam nhưng Sơn Mài Việt Nam đã thực sự chiếm một vùng trời nghệ thuật riêng cho ngành Hội Họa Việt Nam. Sơn Mài Việt Nam đã giữ một vị trí độc tôn, vượt lên các loại tranh sơn mài của các quốc gia khác…”


Trong lịch sử xây dựng bộ môn Sơn Mài Việt Nam có ba nhân vật điển hình cho ba cái mốc đáng ghi nhớ:


Inguimberty

Các giáo sư và sinh viên trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (Hà Nội, năm 1926). Hàng ngồi, từ trái sang phải: Roger, Christian, Bà Kruze, Victor Tardier, Lacollonge, Inguimberty, Nam Sơn… . Hàng đứng đầu tiên: Công Văn Trung (1), Lê Văn Đệ (10), Nguyễn Gia Khánh (Goerges Khanh) (14) và Vũ Cao Đàm ở cuối cùng hàng đứng thứ 2

0 comments:

Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2022

17- Trường Mỹ Thuật Đông Dương - Phần II: Victor Tardieu, ân nhân của Việt Nam



Tự Lực văn đoàn
Văn học và cách mạng


17- Trường Mỹ Thuật Đông Dương



Phần II: 
Victor Tardieu, ân nhân của Việt Nam



Thụy Khuê


Mời xem các mục chính
  1. - Victor Tardieu, ân nhân của Việt Nam
  2. - Victor Tardieu dưới mắt Khái Hưng
  3. - Trường Mỹ thuật Đông dương dưới ngòi bút Nhất Linh
  4. - Vũ Cao Đàm và thày Tardieu
  5. - Lê Phổ và thầy Tardieu
  6. - Tô Ngọc Vân và thày Tardieu
  7. - Tardieu qua đời, trường Mỹ thuật Đông dương bị đe dọa đóng cửa
  8. - Phan Thanh chất vấn chính phủ bảo hộ
  9. - Phản đối Jonchères
  10. - Tô Ngọc Vân viết về Nguyễn Gia Trí

Victor Tardieu

0 comments:

Trường Mỹ Thuật Đông Dương - Phần I: Những thành quả (Thụy Khuê)



Tự Lực văn đoàn
Văn học và cách mạng


17- Trường Mỹ Thuật Đông Dương



Phần I: Những thành quả



Thụy Khuê


Mời xem các mục chính
  1. - Tự Lực văn đoàn và trường Mỹ thuật Đông dương
  2. - Phạm Quỳnh viết về hội họa
  3. - Hoàng Đạo viết về tình hình mỹ thuật trước khi có trường Mỹ thuật Đông dương
  4. - Sự phối hợp giữa Phong Hóa Ngày Nay và trường Mỹ thuật Đông dương
  5. - Phòng triển lãm 1935
  6. - Phòng triển lãm 1936
  7. - Nghệ thuật sơn ta của Lê Phổ và Nguyễn Gia Trí
  8. - Y phục phụ nữ Việt Nam thế kỷ XVII
  9. - Lê Phổ và Lemur Cát Tường cải cách y phục phụ nữ
  10. - Lê Thị Lựu hay số phận người nữ nghệ sĩ thời Tự Lực văn đoàn

0 comments:

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2022

Bảo tàng Tô Ngọc Vân

Bảo tàng Tô Ngọc Vân



Bảo tàng số đầu tiên về cuộc đời và sự nghiệp của liệt sỹ - họa sỹ Tô Ngọc Vân

Mời xem tại Blog: Bảo tàng số Tô Ngọc Vân

Sự kiện "Những người con của hòa bình"

Công ty Cổ phần Vietsoftpro

0 comments:

Bảo tàng Tô Ngọc Vân - THƯ VIỆN ẢNH




Bảo tàng Tô Ngọc  Vân




0 comments:

Bảo tàng Tô Ngọc Vân - TÁC PHẨM




Bảo tàng Tô Ngọc  Vân




Bảo tàng Tô Ngọc Vân - TÁC PHẨM

Tô Ngọc Vân

0 comments:

Thứ Hai, 12 tháng 9, 2022

Tô Ngọc Vân với lớp người đi sau




TÔ NGỌC VÂN VỚI LỚP NGƯỜI ĐI SAU

QuangPhòng


Đối với một hoạ sỹ như Tô Ngọc Vân, sống bốn mươi tám năm cũng đã làm nên sự nghiệp. Và lớp người đi sau khó có thể quên những ảnh hưởng sâu sắc của ông lại.

     Tôi được biết ông năm 1941 khi tôi vào học lớp dự bị trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương và cũng là năm thứ hai ông dạy ở trường đó, sau bốn năm dạy trường ở Nông - Pênh.


     Lúc giờ ông đã rất nổi tiếng về những tranh sơn dầu vẽ phụ nữ. Nhưng với chúng tôi, trước hết ông là một thầy dạy giỏi. Toàn thể lớp "líp" (bàng thính tự do để thi vào trường Mỹ thuật Đông dương) trường "Bô-da"  thuở ấy tin phục ông. Ai chiếm điểm 18 về "a-ca-đê-mi" của ông thì mừng rỡ đến quên ăn quên ngủ. Trước tranh ông, chúng tôi lặng người ngắm hàng buổi. 


     Càng ngắm càng mê, không biết chán. Những bức sơn dầu lộng lẫy, óng chuốt, lồng khung thếp vàng quý giá một thời đã rọi vào tâm hồn non trẻ chúng tôi những ánh sáng tân kỳ...


     Tác phẩm Thuyền trên sông Hương - Họa sỹ Tô Ngọc Vân



     Cho đến nay, những cống hiến của Tô Ngọc Vân về nghệ thuật sơn dầu trước cách mạng vẫn đáng được chúng ta yêu mến và quý trọng.
Năm 1931, sau khi tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương ông vẽ nhiều phong cảnh, sinh hoạt ở Ăng-co-vát, Băng Cốc, Huế ... với chùa chiền cùng sư sãi áo vàng, đượm phong vị phương xa; những con thuyền, bến nước sông Hương trong xanh đầy thơ mộng.
Vào mùa hè 1943, người ta còn thấy ông cởi trần, mặc quần ngắn, nước da ngăm đen đầm đìa mồ hôi dưới nắng ban trưa, vẽ cô thôn nữ xứ Đoài chăn bò ngoài đồng, xa xa đỉnh Ba Vì ẩn hiện trong mây trắng.


      Nghệ thuật ông có một số yếu tố gần hiện thực. Ông quan tâm nhiều về hình và là người vẽ hình tinh tế nhưng còn say mê màu sắc hơn, tự buông thả tâm hồn trước hết cho màu sắc lôi cuốn. Ông đem lại cho hội họa Việt Nam những hòa sắc mạnh mẽ, táo bạo khác hẳn những hòa sắc dịu dàng, nhũn nhặn mà phần lớn các họa sĩ đương thời ưa dùng. Trong khi còn có người lấy nước chè, nước vối phun lên tranh lụa để tạo vẻ thâm trầm, cổ kính thì trên sơn dầu Tô Ngọc Vân những xanh, lam biếc lên rờn rợn; những đỏ, vàng, cam lóng lánh, rung rinh; những tím, hồng tươi, rực rỡ đầy kích thích chen nhau xuất hiện. Và tác giả như một pháp sư điều khiển những "ảo ảnh" ấy khá tài tình giữa từng từng lớp lớp sơn dày đặc, dẻo quánh, trong suốt, quyện lấy nhau, khi chập chờn mờ tỏ, khi rắn chắc, khi mềm mại với mọi vẻ phong phú...


      Ông nắm sự vật có nghiên cứu, rút ra đặc điềm, qua bao quát đi vào chiều sâu, qua phức tạp đến cô đọng.
Hình, theo ông chỉ là sự gợi lên các mặt cấu tạo chủ yếu của sự vật. Do đó, tranh ông thanh thoát, đơn giản, song rất chính xác, đầy dụng công, như ông vẫn nói: "Trông không có gì cả nhưng tất cả đều ở đây".
Vẽ, đối với Tô Ngọc Vân là một quá trình làm việc lâu dài, nghiêm túc.
Nhưng điều đáng tiếc là ông thường tách rời nghệ thuật với ý nghĩ xã hội của nó. Ông chỉ mượn ở nhân vật nữ những đường nét cân đối, nhịp nhàng, hình thể tròn đầy, chất óng mượt của lụa vải mỏng bó sát làn thịt da căng nở đề nhào luyện cái đẹp, hướng xúc cảm về mặt khoái lạc vật chất. Cái gốc bệnh của nghệ thuật Tô Ngọc Vân truớc cách mạng là ở chỗ đó mà sau này phải qua bao gian khổ ông mới nhận thức được. Những tư tưởng nghệ thuật phù phiếm, hình thức, cô lập với cuộc sống trước kia ông vẫn cho là mình tự do suy nghi, thực chất chỉ là những "xiềng xích tinh thần của giai cấp tư sản mà trong bao năm ông đã hãnh diện vuốt ve như vuốt ve đồ trang sức". Còn gì sâu hơn chính lời ông tự phê bình những sai lầm của bản thân?
Tuy vậy bức sơn dầu ông vẽ Bác Hồ năm 1945 phải kè là tác phẩm thành công xuất sắc đủ đề chứng minh một tài năng đã bước đầu hướng về cách mạng. Ông học tập nghệ thuật Âu tây với óc sáng tạo, đem lại cho sơn dầu một vẻ Việt Nam, cùng một số họa sĩ đương thời đặt nền móng và thúc đẩy môn nghệ thuật còn quá mới đối với ta mau tiến đến trưởng thành. 


      Là họa sỹ toàn diện, ông sử dụng thành thạo các chất liệu khác, đóng góp nhiều tìm tòi mới lạ. Ông có biệt tài trang trí, trình bày sách, ít người sánh kịp, đồng thời minh họa báo dưới những tên Ái Mỹ, Tô Tử. Thời Pháp thuộc, nhân dân Hà Nội rất thích treo tranh phụ bản báo hàng tuần số tết do ông vẽ và trông nom in...

Các họa sĩ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Sỹ Ngọc, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Khang, Nguyễn Sáng, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Đỗ Cung tại xưởng vẽ xã Xuân Áng, huyện Hạ Hòa, Phú Thọ.



      Bản tính ưa sống, hoạt động trong không khí nghệ thuật sầm uất, thời kháng chiến chống Pháp, ông thường rủ vài ba họa sĩ thân cùng nhau nghiên cứu, sáng tác dưới mái một xưởng họa rộng rãi, sáng sủa do Hội Văn nghệ tổ chức hoặc vui với công việc đào tạo ở trường Mỹ thuật mà ông là hiệu trưởng. Những buổi sinh hoạt bao giờ cũng rộn rịp tưng bừng, tràn đầy phong vị học thuật. Ông ngồi giữa, nước da nâu bóng dưới ánh lửa bếp nhà sàn bập bùng, nói cười cởi mở làm cho các "môn sinh" trong giây lát lãng quên thực tế khó khăn trước mắt mà dốc lòng theo "nghiệp". Với trình độ nghề vững vàng, khoa sư phạm trong sáng, ông là một mẫu mực cho các học trò mà chỉ cách đó ít lâu nhiều người đã trở nên thầy của những lớp sau.


      Song nhu cầu sáng tác lúc nào cũng canh cánh bên lòng, ông dứt khoát lao mình vào thực tế, tôi luyện, tìm cảm hứng trước cuộc sống mới. Năm 1949, theo Trung đoàn Thủ đô tham gia chiến dịch, ông đã làm việc liên miên, vừa vẽ lấy tài liệu, vừa tổ chức lớp họa sáu ngày dạy mấy bài cơ bản cho một số bộ đội trẻ, vừa bận bịu trình bày quyển sổ vàng cho trung đoàn. Bộ đội hành quân nhanh quá, ông đuổi không kịp, phải ngủ đêm ngoài đồng, vun những đống rạ lại  để nằm trên mặt đất còn xâm xấp nước. Nửa đêm sực tỉnh, thấy dưới ánh trăng suông, từng đoàn bộ đội in bóng xám sẫm nhấp nhô lên nền trời sáng đục, lặng lẽ lướt nhanh trên bờ ruộng.

      Ông vùng dậy, rút sổ tay, bút chì than ra đánh loáng, như người rút "vũ khí", hăm hở "chộp"  lấy cảnh tượng đầy vẻ nên tranh xảy ra bất chợt ấy. Và cứ thế mê mải đến sáng bạch. Có lần trời mưa tầm tã, đường trơn, khi qua cầu tre, mải quan sát bộ đội hành quân ông bị trượt từ trên cao xuống dòng lũ chảy xiết... Có phải hàng nghìn lần ký họa, với cảm xúc chân thực trước cuộc sống trong suốt chín năm kháng chiến ấy, cũng là bấy nhiêu lần ông tự rèn luyện đổi mới cách nghĩ, cách nhìn để hướng nghệ thuật của mình về phía nhân dân?


     Ông nói hay, ý và lời hóm hỉnh, thông minh, có sức thuyết phục người nghe. Nhưng ông thích đấu tranh bằng hành động nhiều hơn. Đọc bài báo về sơn mài của anh V.C cho chất liệu này chỉ quẩn quanh trong vòng "vàng, son", ít khả năng tả thực, ông đã cặm cụi sáng tác bức Dân quân đứng gác có ý diễn màu chất và đậm nhạt gần tự nhiên để bác ý kiến ấy. Với giọng hả hê của người nắm chắc phần thắng trong tay, ông hỏi: Đâu? Vàng đâu? Son đâu? Nhắc đến chất liệu Sơn mài, ai cũng biết sự tha thiết của ông đối với chất liệu được ông coi như là tiếng nói riêng của nghệ thuật Việt Nam một mai sẽ đem góp vào các tiếng nói chung của nghệ thuật tạo hình thế giới. Trong hội nghị văn hóa toàn quốc năm 1948 họp ở Việt Bắc, ông say sưa đọc bản tham luận về vấn đề này và trước đó ông đã làm khá nhiều tranh sơn mài thể nghiệm. 


     Điều ấy nói lên cái quý ở Tô Ngọc Vân là lòng chân thành với nghệ thuật dân tộc, với lợi ích chung, với mọi người và cả với bản thân. Thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp ông là một trong số văn nghệ sĩ quằn quại về sự từ bỏ cái cũ. Nhưng ông đã tự chiến thắng một cách gan dạ. Nhìn bao quát cuộc đời sáng tác của ông, chúng ta thấy nổi lên hai giai đoạn trái ngược nhau mà sau hơn hẳn trước về tính tư tưởng và nghệ thuật.

  Tranh của họa sỹ Tô Ngọc Vân tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam



   Tình cảm chân chính đã nảy sinh sảng khoái trong tâm hồn họa sĩ với các nhân vật mới của mình, những người nuôi dưỡng, xây dựng và bảo vệ xã hội. Hình nét, trên tranh ông vẽ về phong trào cải cách ruộng đất quyện vào trong nó cái xúc cảm sâu sắc, thẩm phía trước niềm hồ hởi lớn của bao triệu con người, phải chăng là những tiếng reo vui phát ra từ tâm hồn tác giả đang được cùng giải phóng với giai cấp nông dân? Tính cách nhân vật được thu tóm, diễn tả với hình thức thoải mái tự nhiên, như buông lơi mà chắc nịch, rất Tô Ngọc Vân mà cũng dậy lên đậm đà phong vị dân tộc. Rồi đây trong hội họa Việt Nam sẽ còn sống mạnh khỏe, dài lâu những hình ảnh bủ Đường, bủ Kiện chất phác, đôn hậu, những cán bộ, thanh niên nam nữ phấn khởi học hành, hăng say công tác, xây dựng cuộc đời mới, con trâu quả thực từ mộng tưởng trở thành hiện thực với những người bần cố, cùng cả bầu trời quang đãng không còn bóng dáng địa chủ...


     Càng không thể quên hàng loạt tranh ông vẽ phong cảnh, sinh hoạt của nhân dân Tây Bắc; cô gái Thái thân hình tròn lần, cân đối, săn sóc công việc gia đình; nhà sàn to lớn rộng rãi; bên dưới có ngựa ăn trong máng, lợn gà quanh sân; núi mây, suối nước, cây cổ thụ; những hòn đá nhiều hình thù kỳ lạ; những con đường dẫn từng đoàn bộ đội, dân công, người, ngựa, gồng gánh, thồ vác, rầm rập phục vụ chiến trường Điện Biên Phủ. Về hội họa, đó là các vẻ đẹp với cốt cách tao nhã, được tạo nên bằng hình và nét, dưới con mắt tinh tường, biết khám phá những cái bí ẩn gợi cảm, mà không phải họa sĩ nào cũng có. Nhưng điều bí ẩn chủ yếu của sự thành công ở đây lại là: tâm hồn ông lúc ấy đã thuộc về nhân dân.


     Đã gần ba mươi năm vắng Tô Ngọc Vân! Vẫn cứ nhớ mãi, rõ ràng như mới ngày hôm qua, con người nhỏ nhắn, nước da ngăm ngăm, cặp mắt to sáng thông minh, nụ cười rộng mở. Nhưng nhớ và tiếc nhất cái tài, cái chí của người họa sĩ đàn anh lớp cũ đã kiên quyết tự cải tạo mình để đi theo chân lý, do Đảng soi đường. Nếu Tô Ngọc Vân còn sống thì trên đà sáng tác hưng phấn ấy nhất định ông sẽ có những đóng góp đáng kể hơn nữa cho nền nghệ thuật tạo hình xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Song ông đã hy sinh ngày 17-6-1954 ở một vùng gần sát chiến trường Điện Biên Phủ, một tháng truớc ngày Chính phủ ta ký hiệp định Giơ-ne-vơ, đánh dấu chiến thắng vinh quang lẫy lừng của dân tộc.



#QuangPhòng




Nguồn: Lacquer Art -

0 comments:

Thuyền trên sông (Tranh sơn dầu, 1935)




Thuyền trên sông
(Tranh sơn dầu, 1935)

Tô Ngọc Vân

( Sưu tập tư nhân)



0 comments:

Thiếu nữ bên tràng kỷ (Tranh sơn dầu, 1941)




Thiếu nữ bên tràng kỷ
(Tranh sơn dầu, 1941)

Tô Ngọc Vân

( Sưu tập tư nhân - Đức Minh)



0 comments:

Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2022

Buổi trưa (Tranh sơn dầu, 1944)




Buổi trưa
(Tranh sơn dầu, 1944)

Tô Ngọc Vân

( Sưu tập tư nhân)



0 comments:

Thiếu nữ bên hoa sen (Tranh sơn dầu, 1944)




Thiếu nữ bên hoa sen
(Tranh sơn dầu, 1944)

Tô Ngọc Vân

(Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam)


Thiếu nữ bên hoa sen, tranh sơn dầu,
sáng tác năm 1944 bởi Tô Ngọc Vân.
(Young Woman with Lotus flower), oil, 1944, by Tô Ngọc Vân.


Nguồn: Bảo tàng Tô Ngọc Vân - 2022

0 comments:

Chân dung thiếu nữ (Tranh sơn dầu) - Portrait of a Young Woman - 1942




Portrait of a Young Woman - 1942

Tô Ngọc Vân
(1906-1954)









LIVE AUCTION 19899
20TH CENTURY ART DAY SALE

LOT 318

PROPERTY FROM A EUROPEAN PRIVATE COLLECTION
TO NGOC VAN (1906-1954)
Portrait de Jeune Femme (Portrait of a Young Woman)
Price realised: HKD 5,670,000
Estimate: HKD 1,500,000 – HKD 2,500,000

Closed: 27 May 2022


DETAILS

TO NGOC VAN (1906-1954)
Portrait de Jeune Femme (Portrait of a Young Woman)
signed and dated ‘TO NGOC VAN 42’ (lower right)
oil on canvas in the original frame
73 x 54 cm. (28 3⁄4 x 21 1⁄4 in.)
Painted in 1942

PROVENANCE

Acquired directly from the artist by Leon Lipschutz, a Fondé de pouvoir (authorised representative) of the Banque Franco-chinoise (Sino-French Bank) in Hanoi, Vietnam, in 1942
Private Collection, Europe
Thence by descent to the present owner

LITERATURE

To Ngoc Thanh, To Ngoc Van, Van Hoa - Thong Tin Publishing House, Hanoi, Vietnam, 1994 (extract illustrated, p. 15).
To Ngoc Thanh, To Ngoc Van, Fine Art Publishing House, Hanoi, Vietnam, 2006 (extract illustrated, p. 8).

Lot Essay

TO NGOC VAN, 1942 "THE YOUNG WOMAN" OR THE CERTAINTY OF TRUTH



W  hen To Ngoc Van painted this picture, he was 36 years old and had an accomplished social life: a graduate of the Hanoi School of Fine Arts, his native city, in 1931, a multi-prize-winning artist, a former Director of the Phnom Penh School of Fine Arts (1935-38) and then a professor at the Hanoi School of Fine Arts of Hanoi.

That same year, 1942, he created the FARTA (Foyer de l’Art Annamite) with Lé Van Dé, Tran Van Can, Luong Xuan Nhi, Nguyen Khang and Georges Khanh. An autonomous place where artists could exhibit their works and confront their ideas. This approach took up the ideology of the nationalist literary group founded in 1932, the Tu Luc Van Doan.To Ngoc Van was not one of the seven founding members (Nguyen Gia Tri was), but he actively participated in the periodicals Phong Hoà (Morals) and Ngay Nay (Today), both of which supported the group. To advocate the modernization of Vietnamese society, culture and literature, such was the ambition of the movement. This implies “Recognizing the role of women in society” as stated in point 6 of the “Ten precepts to ponder” of a movement that also fought against a Confucianism that it considered obsolete.

The appropriation of Western concepts should allow for the regeneration of the Vietnamese nation and then later for its independence.

Our oil on canvas (73 x 54 cm) testifies to this homage-promotion To Ngoc Van makes to Vietnamese woman: her modern ao dai, her tonkinese hairstyle, her make-up, her swaying pose, the hands just sketched are already pictorial classics in 1942. Her posture, defying the Confucian submission and the requirement that one reads in her look are innovative. The vegetal and floral background dominated by a deep green dotted with pink, yellow and white touches vivifies the beautiful Hanoian.

Five years later, To Ngoc Van, the patriot, left Hanoi for the Viet Bac maquis. There, he exercised multiple responsibilities in the fight for independence. But the patriot did not erase the artist: in an article dated July 1, 1947, he opposed art and propaganda and (re)affirmed that the first had an eternal value, the second a momentary interest. In 1949, in another article (“Should we or should we not study?”) he will deny to the masses the faculty to criticize the artists because they do not have the necessary qualification, for lack of study(s)… Nguyen Dinh Thi (1924-2003) will counter him in a great debate (September 25-28, 1949) in the Viet Bac.


End of ban… 


Later, in 1953, To Ngoc Van was sent for re-education in the village of Ninh Dhan near Phu To.

To Ngoc Van produced few works (except for numerous drawings) and this one is exceptional. Bought directly from the artist by Léon Lipschutz, attorney of the Banque Franco-Chinoise in Hanoi, our painting was brought back to France in 1946. It kept its original 1940’s frame .

An exceptional artist, skilled in all techniques as evidenced by “Les désabusées” (on silk) from the Tuan Pham collection, To Ngoc Van was a great humanist, one of those who seek the certainty of truth, against the violence of thought.

Jean-François Hubert
Senior Expert, Vietnamese Art



Nguồn: CHRISTIE'S - 27/05/2022.




Chân dung thiếu nữ
(Tranh sơn dầu)

Tô Ngọc Vân




0 comments:

Nông – Pênh (Tranh sơn dầu, 1938)




Nông – Pênh
(Tranh sơn dầu, 1938)

Tô Ngọc Vân




0 comments:

Chân dung thiếu nữ (Tranh sơn dầu, 1941)




Chân dung thiếu nữ
(Tranh sơn dầu, 1941)

Tô Ngọc Vân

( Sưu tập tư nhân)



0 comments:

Dưới bóng nắng (Tranh sơn dầu, 1943) - Rêveuse au bord de l'eau (Besch Cannes Auction)





Rêveuse au bord de l'eau

To Ngoc Van (1906-1954)

Lot 225 - TO NGOC VAN 1906-1954
Rêveuse au bord de l'eau
Huile sur toile signée en bas à droite
83 x 83
(Restaurations)



Nguồn: Auction.fr - Des Impressionnistes aux Contemporains - Arts d’Extrême Orient, Arts décoratifs du XX° : Daum, Gallé, Lalique chez Besch Cannes Auction, 06400 Cannes
Fin de la vente: le 30 Décembre 2018


Le magazine des enchères - Interencheres
Estimé 15000 - 20000 €
Par Maître Jean-Pierre BESCH et BESCH CANNES AUCTION à Cannes le 30/12/2018 : TO NGOC VAN 1906-1954 Rêveuse au bord de l'eau Huile sur toile signée en bas à droite 83 x 83 (Restaurations)


Deskgram - Besch Cannes Auction
Résultats de vente - Décembre 2018 - 50200 € pour l'huile sur toile du peintre vietnamien To Ngoc Van "Rêveuse au bord de l'eau"

Besch Cannes Auction
Sunday 30 December 2018 14H30
FROM IMPRESSIONISTS TO CONTEMPORARY ARTS - Asian Arts – Decorative Arts from the XX°: Daum, Gallé, Lalique
Lot n° 0225

TO NGOC VAN 1906-1954
Rêveuse au bord de l'eau
Huile sur toile signée en bas à droite
83 x 83
(Restaurations)

Estimation basse : 15000 €

Estimation haute : 20000 €

Madame Alice Jossaume, Cabinet Portier
Expert - ARTS D'EXTRÊME ORIENT
Catalogue PDF



Dưới bóng nắng
(Tranh sơn dầu, 1943)

Tô Ngọc Vân






0 comments:

Bác Hồ làm việc ở chiến khu (1946).




Bác Hồ làm việc ở chiến khu (1946).

Tô Ngọc Vân




0 comments:

Hồ Chủ tịch với các cháu nhi đồng (Tranh khắc gỗ, 1948)




Hồ Chủ tịch với các cháu nhi đồng
(Tranh khắc gỗ, 1948)

Tô Ngọc Vân




Hồ Chủ tịch cùng các em nhi đồng của Tô Ngọc Vân - Ảnh: THIÊN ĐIỂU
Nguồn: Ngắm tranh danh họa Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn vẽ Bác Hồ - THIÊN ĐIỂU, TuoiTre Online, 01/09/2019

0 comments:

Múa lụa (Tranh màu nước, 1954)




Múa lụa
(Tranh màu nước, 1954)

Tô Ngọc Vân

Múa lụa (Tranh màu nước, 1954).
Múa lụa (Tranh màu nước, 1954).



0 comments:

Thiếu nữ dân tộc (Tranh màu nước, 1954)




Thiếu nữ dân tộc
(Tranh màu nước, 1954)

Tô Ngọc Vân




0 comments:

Thiếu nữ cầm lụa đào (Tranh màu nước, 1954)




Thiếu nữ cầm lụa đào
(Tranh màu nước, 1954)

Tô Ngọc Vân




0 comments:

Thiếu nữ trước tranh Tam Đa (Tranh sơn dầu, 1941)




Thiếu nữ trước tranh Tam Đa
(Tranh sơn dầu, 1941)

Tô Ngọc Vân




0 comments:

Thiếu nữ bên cửa sổ (Tranh sơn dầu)




Thiếu nữ bên cửa sổ
(Tranh sơn dầu)

Tô Ngọc Vân

Thiếu nữ bên cửa sổ - Sơn dầu
Girl by the Window - Oil



0 comments:

Thiếu nữ đứng bên thềm (Tranh sơn dầu)




Thiếu nữ đứng bên thềm
(Tranh sơn dầu)

Tô Ngọc Vân




0 comments:

Thiếu nữ khoả thân với hoa sen (Tranh sáp màu)




Thiếu nữ khoả thân với hoa sen
(Tranh sáp màu)

Tô Ngọc Vân




0 comments:

Điện Biên Phủ và một binh chủng đặc biệt - Viết Hiền

Điện Biên Phủ và một binh chủng đặc biệt

Viết Hiền

Chiến thắng Điện Biên Phủ là một chiến thắng lừng lẫy của lịch sử cách mạng Việt Nam, làm chấn động địa cầu. Làm nên chiến thắng lẫy lừng ấy, cùng với sức mạnh toàn dân tộc là sự đóng góp của các binh chủng: bộ binh, pháo binh, dân công và lực lượng văn nghệ sĩ. Trong "đại binh chủng" văn nghệ, đội ngũ mỹ thuật là một "binh chủng" khá đặc biệt.


Tranh Chị cốt cán.


Ngay từ những năm tiền khởi nghĩa Cách mạng Tháng 8-1945, cùng với dân tộc, nhiều họa sĩ, nhà điêu khắc xuất thân từ trường Mỹ thuật Đông Dương đã tham gia kháng chiến. Không chỉ đóng góp cho cách mạng bằng những tờ truyền đơn, áp - phích, khẩu hiệu, mẫu tiền, tín phiếu, mẫu tem… nhiều họa sĩ còn trực tiếp hoạt động cách mạng, tham gia kháng chiến. Tiêu biểu trong số này là các họa sĩ, nhà điêu khắc: Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Sáng, Nguyễn Đỗ Cung, Nguyễn Thị Kim, Phan Kế An, Nguyễn Trọng Hợp, Diệp Minh Châu … 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, cùng với các họa sĩ, nhà điêu khắc đàn anh ở trường Mỹ thuật Đông Dương, các họa sĩ, nhà điêu khắc khóa Mỹ thuật Kháng chiến đã đã tập hợp thành "Binh chủng Mỹ thuật", cùng dân tộc tham gia kháng chiến. Riêng đối với chiến dịch Điện Biên Phủ, đội ngũ mỹ thuật đã có mặt ở hầu hết các nẻo đường chiến dịch. Tại Bộ chỉ huy chiến dịch có họa sĩ Mai Văn Hiến; các danh họa Tô Ngọc Vân, Nguyễn Văn Tỵ, Sĩ Ngọc ở đèo Lũng Lô - Nghĩa Lộ; Văn Giáo, Đặng Đức theo tuyến dân công; Nguyễn Bích ở Báo Quân đội Nhân dân; Lưu Công Nhân, Trọng Kiệm trở thành cán bộ làm công tác địch vận, giải tù binh và cả phiên dịch; Ngô Tôn Đệ, Trần Lưu Hậu hoạt động ở khu trung tuyến; Huy Toàn ở Đại đoàn pháo 312, Phạm Thanh Tâm ở Đại đoàn 315; danh họa Nguyễn Sáng và Lê Huy Hòa hoạt động ở Đại đoàn 308… Riêng danh họa Nguyễn Sáng từng sang tận Thượng Lào, từng cùng bộ đội ăn gạo rang, uống nước suối.

Không chỉ có vậy, điều đáng nói là chính từ chiến dịch Điện Biên Phủ một thế hệ họa sĩ mới đã được hình thành. Ít ai có thể ngờ rằng giáo sư, họa sĩ Nguyễn Thụ, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội lại từng là chiến sĩ của Đại đoàn 316 ở Điện Biên Phủ. Bên cạnh đó là các họa sĩ Phạm Hảo, Sĩ Tốt, Lương Quý… Phạm Hảo từng là chiến sĩ quân y ở Điện Biên Phủ. Lương Quý từng là chiến sĩ của E77 huấn luyện tân binh. Sĩ Tốt từng là chiến sĩ đồ bản của Đại đoàn 316…

Tranh Xưởng quân giới, 1951.


Ngoài việc trực tiếp tham gia chiến đấu, phục vụ hậu cần, các họa sĩ, nhà điêu khắc ở Điện Biên Phủ còn vượt qua lửa đạn, gian nan, thử thách để ghi chép, ký họa, vẽ áp phích, truyền đơn… Ngay tại khu vực đồn Bản Kéo, họa sĩ Mai Văn Hiến đã thực hiện một bức tranh địch vận hoành tráng với kích thước khoảng 20 m2. Chính bức tranh của ông đã tác động đến tinh thần, tâm lý của địch và cả một tiểu đoàn ngụy Thái đã lũ lượt ra hàng sau đó. Danh họa Tô Ngọc Vân, nguyên giảng viên Trường Mỹ thuật Đông Dương - Hiệu trưởng Trường Mỹ thuật Việt Nam đầu tiên sau cách mạng Tháng 8, lúc này trở thành chiến sĩ Điện Biên. Ông đã mải miết theo chân những đoàn quân, ghi chép, ký họa và thể hiện khá nhiều tác phẩm có giá trị về Điện Biên Phủ. Họa sĩ Văn Giáo từng cùng với danh họa Nguyễn Đỗ Cung nổi tiếng qua Lớp Mỹ thuật miền Trung, ở Điện Biên Phủ lại tiếp tục vẽ và trưng bày những bức tranh bột màu ngay tại chiến trận. Họa sĩ Nguyễn Bích với hàng loạt tranh áp - phích, tranh biếm họa, đả kích được in trên Báo Quân đội Nhân dân và được rải khắp mặt trận đã góp phần động viên, khích lệ tinh thần chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ và làm cho quân địch thêm run sợ, mất tinh thần. Nhiều tranh của ông trên Báo Quân đội Nhân dân được các chiến sĩ cắt và dán ngay trong lán trại, chiến hào. Các họa sĩ Phạm Thanh Tâm, Huy Toàn đã thực hiện nhiều ký họa, tranh áp - phích trên các báo của Đại đoàn 315, 312.

Bên cạnh những ký họa, áp - phích, truyền đơn, các "họa sĩ Điện Biên" còn sáng tác khá nhiều tác phẩm về Điện Biên Phủ. Tiêu biểu trong số này là các tác phẩm: Tại trung tâm Điện Biên Phủ của Huy Toàn; Xưởng quân giới (sơn dầu 1951), Chị cốt cán (màu nước 1953) của Tô Ngọc Vân; Gặp nhau (Mai Văn Hiến); Xuân trong hầm pháo Điện Biên Phủ (Phạm Thanh Tâm); Giặc đốt làng tôi (Nguyễn Sáng); Tiến vào Tây Bắc (Văn Giáo); Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng (Lê Vinh)… Đặc biệt, Điện Biên Phủ còn có "sức hút" lạ kỳ đến nhiều họa sĩ, nhà điêu khắc Việt Nam sau khi chiến dịch đã toàn thắng và cả lớp họa sĩ, nhà điêu khắc thế hệ sau 1954. Có thể kể đến một số tác phẩm tiêu biểu, như Làm đường chiến dịch Điện Biên (tranh lụa của Thanh Ngọc), Cắm cờ chiến thắng trên nóc hầm Đờ - Cát (nhóm tượng đài của Nguyễn Hải), Lá cờ đất Điện Biên (Nguyễn Quân)…

50 năm đã trôi qua, song ý nghĩa vĩ đại của chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn in đậm trong lịch sử Việt Nam và thế giới. Giờ đây, hình ảnh về Điện Biên Phủ qua những ký họa, ghi chép và những tác phẩm mà các họa sĩ, nhà điêu khắc thuộc "Binh chủng Mỹ thuật" thể hiện năm xưa thật ý nghĩa và giá trị. Chắc rằng, Điện Biên Phủ sẽ là đề tài được các thế hệ họa sĩ, nhà điêu khắc Việt Nam tiếp tục khai thác, thể hiện. Nhóm tượng Cắm cờ chiến thắng trên nóc hầm Đờ - Cát của nhà điêu khắc Nguyễn Hải vừa được chọn xây dựng tại Điện Biên là một minh chứng. Nhóm tượng đài hoành tráng nói trên sẽ được chính thức khánh thành vào đúng dịp kỷ niệm 50 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7-5-2004).

. Viết Hiền
Nguồn: Báo Bình Định - 31/3/ 2004

0 comments:

Thứ Năm, 8 tháng 9, 2022

Xưởng quân giới (Sơn dầu - 1951)




Xưởng quân giới, 1951

Tô Ngọc Vân



Xưởng quân giới – Sơn dầu – 40x50cm (1951).


Nguồn: Bảo tàng Tô Ngọc Vân - 2022

Xưởng quân giới, 1951.

0 comments:

Phong cảnh Bình Gia (Tranh màu nước, 1951)




Phong cảnh Bình Gia (Tranh màu nước, 1951)

Tô Ngọc Vân




0 comments:

Lúa ở Bình Gia (Tranh màu nước)




Lúa ở Bình Gia (Tranh màu nước)

Tô Ngọc Vân




0 comments: