Thứ Hai, 5 tháng 9, 2022

Ký họa trâu cày (1929)




Ký họa trâu cày (1929)

Tô Ngọc Vân

Ký họa trâu cày - Bút chì trên giấy.


So với ký họa năm 1927, 1928, trình độ vẽ của Tô Ngọc Vân đã nâng lên hẳn một bậc. Bức ký họa đi cày này cho thấy họa sĩ đã khái quát hình thế, với hội họa đương thời, là rất hiện đại. Điều đó thể hiện ở khả năng diễn tả khối bằng nét, khả năng đơn giản hoá những gì phức tạp. Người ta thường nói, Tô Ngọc Vân trước năm 1945 chỉ vẽ thuần phụ nữ đẹp là không đúng, thực ra ông chú ý đến rất nhiều đối tượng, như một họa sĩ thông thường quan sát và ghi nhận tất cả những gì nhìn thấy.


Nguồn: Bảo tàng Tô Ngọc Vân - 2022

0 comments:

Ký họa bàn thờ (1930)




Ký họa bàn thờ (1930)

Tô Ngọc Vân

Ký họa bàn thờ - Bút chì trên giấy.


Tranh bút chì trên giấy, kích thước 20x27cm.
Trong các sáng tác trước năm 1945, nhiều họa sĩ chú ý đến các sinh họat tôn giáo, thờ cúng, lên chùa, lên đồng. Tô Ngọc Vân cũng vẽ những đề tài này lồng trong sinh họat của phụ nữ. Đây là kí họa về bàn thờ gia tiên của một gia đình, rất có thể là của chính gia đình ông. Trên treo hoành phi đề ba chữ Kính Ái Đường (Ngôi nhà của kính lễ và tương thân tương ái). Ban thờ điển hình cho tín ngưỡng gia tiên của một gia đình Việt Nam có hương án, bài vị, đồ tế tự.


Nguồn: Bảo tàng Tô Ngọc Vân - 2022

0 comments:

Phong cảnh nông thôn (1927)




Phong cảnh nông thôn (1927)

Tô Ngọc Vân



Tranh bút chì trên giấy, kích thước 31x39cm.
Bức họa có vẻ đang được dựng thành một bố cục có ý đồ chuyển thành tác phẩm. Tô Ngọc Vân vẽ một con đường có hai hàng cây và vài người dân đi chợ. Cảnh vật này thường thấy ở Hà Nội, những con đường ngọai thành dẫn vào thành phố trong những năm đầu thế kỷ. Nó cho thấy ý thức khái quát của họa sĩ khi vẽ các chi tiết, ngay từ lúc sinh viên.


Nguồn: Bảo tàng Tô Ngọc Vân - 2022

0 comments:

Phác thảo dáng thiếu nữ uống trà




Phác thảo dáng thiếu nữ uống trà

Tô Ngọc Vân

Phác thảo dáng thiếu nữ uống trà - Bút sắt trên giấy.


Tranh vẽ năm 1927. Bút sắt trên giấy. 17.5x21cm.
Bức ký họa này thuộc về giai đọan sớm của họa sĩ khi mới bước chân vào trường Mỹ thuật Đông Dương. Hình mẫu là cô gái cầm chén trà, họa sĩ có chữa lại tư thế đầu cô gái, khi ban đầu ông vẽ hơi cao. Bức ký họa cho thấy khả năng nhìn hình tương đối gần tự nhiên của Tô Ngọc Vân, lúc đó là điều không quá thông thường khi các nghệ sĩ còn quen với lối vẽ tượng trưng truyền thống.
Mặt sau bức tranh là hình vẽ một người đàn ông cởi trần đội nón. Hình vẽ này cũng đè lên một hình khác từ trước. Có vẻ như đây là một phác thảo bố cục tranh sinh hoạt không đạt, họa sĩ bỏ và xén nhỏ để tận dụng mặt giấy phía sau.


Nguồn: Bảo tàng Tô Ngọc Vân - 2022

0 comments: