Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2018

NN149 - Tết Kỷ Mão 1939 - 10 "Cuộc thi Số mùa xuân" - Báo Ngày Nay

Tết Kỷ Mão 1939

Minh họa Tô Tử

Cuộc thi Số mùa xuân

Báo Ngày Nay



Tr. 36-37

KQ số 155 Tr. 19-20 va 156 Tr. 17









Nguồn: Ngày Nay số 149 - 15-02-1939, Tr. 1.




0 comments:

NN149 - Tết Kỷ Mão 1939 - 9 "Con rắn lười" - Truyện cổ tích mới của Thế Lữ

Tết Kỷ Mão 1939

Minh họa Tô Tử

Con rắn lười

Truyện cổ tích mới của Thế Lữ



Tr. 32-33, 39.




Nguồn: Ngày Nay số 149 - 15/02/1939, Tr. 32-33, 39.




0 comments:

NN149 - Tết Kỷ Mão 1939 - 8 "Chuyến xe cuối năm" - Truyện ngắn của Thanh Tịnh *

Tết Kỷ Mão 1939



Tết của người lưu lạc

Chuyến xe cuối năm

Truyện ngắn của Thanh Tịnh
Minh họa Tô Tử

Đăng trên báo Ngày Nay số 149 - 15-02-1939, Tr. 1.

Mời xem bản đánh máy
Mời xem bản Photocopy (Để xem ảnh ở độ phóng đại lớn, xin nhấp chuột vào ảnh).



Tr. 27



Nguồn: Ngày Nay số 149 - 15-02-1939, Tr. 1.

Mời xem bản đánh máy


Ngày Nay số 149 - 15-02-1939, Tr. 1.

Chuyến xe cuối năm





Chuyến xe lửa đêm ra Bắc hôm nay có vẻ hấp tấp vội vàng như người đi trốn nợ. Thỉnh thoảng đầu xe lại thét vội giữa quãng đồng không, xa xa. Nghe như hơi thở của đêm vắng.
Gió ngoài trời thổi vi vút tỏa hơi lạnh khắp mấy toa vắng vẻ. Tâm ngồi dựa mình vào lưng chiếc ghế dài, gác chân lên rương, hai mắt lim dim muốn ngủ. Rải rác trong toa có thêm năm hành khách khác nữa, nhưng họ đã ngủ từ lâu. Tâm thấy giấc ngủ của họ dễ dàng quá mà thèm. Nhưng Tâm cũng không biết làm thế nào để ngủ được.
Tâm đã lấy kính đen ra đeo để ánh sáng trong toa đỡ chói, nhưng càng không thấy được cảnh vật chung quanh, Tâm càng nghĩ vơ vẩn. Tâm buồn vì giữa lúc thiên hạ đang nô nức trong gia đình để đón xuân sang, Tâm lại ngồi trong một toa xe lạnh lẽo với chung quanh những gương mặt lạnh lùng.
Buồn và tủi, Tâm muốn khóc để bao nhiêu nỗi khổ được tuôn ra. Nhưng Tâm vẫn không thể khóc được.
Sau bao nhiêu năm lăn lộn trong cảnh làm ăn chật vật, Tâm đã cảm thấy lòng mình rắn rỏi và nước mắt không chảy được dễ dàng như xưa. Hôm nay nghe hơi lạnh chạy lồng trong áo và ngoài trời tiếng gió vi vu, Tâm miên man nhớ lại những mảnh đời xa cũ.
Chuyến xe vẫn chạy xiết trên con đường sắt và in những tấm vuông sáng mập mờ trên quãng đồng hoang vắng. Cỏ hai bên đường cúi rạp mình như khiếp sợ trước một sức mạnh oai nghiêm.
Mấy người vùng quê mới vẳng nghe tiếng còi đã chạy ra giữa sân nhà đứng ngóng. Lúc thấy xa xa cặp mắt đèn đang khoét bóng đêm dày đặc, họ liền lẩm bẩm:
- Tàu hỏa đã đến. Thế là mười hai giờ; thế là đã qua năm khác.
Khắp trong thôn mấy tràng pháo chuột lách tách nổ lên một hồi. Hơi pháo đi gần, đi xa và quyến luyến đuổi theo con tàu đêm tết.
Hành khách trong toa đều dụi mắt ngồi dậy. Sự thực họ không ngủ như Tâm đã tưởng. Họ thức và lòng họ cũng thao thức như Tâm.
Hành khách trong chuyến tàu này toàn là những người đã xa lạc gia đình. Suốt năm họ ăn cơm quán, ngủ nhà thuê rồi gần Tết họ lại tìm về quê hương của họ. Họ đến ở tạm ít hôm trong nhà người quen để lại đi và tự hứa thầm sang năm về nữa. Tâm cũng ở trong cảnh ngộ ấy.
Một cụ già tay vẫn giấu trong hai túi áo, nhìn ra cửa sổ xe một lát rồi nói:
- Tiếng pháo giao thừa đã nổ ran rồi đấy.
Tiếng cụ già như gieo rơi vào cõi không người. Không ai lên tiếng hưởng ứng. Nhưng lời cụ đã lạc vào tâm hồn những người ngồi chung quanh và bắt họ buồn rầu nghĩ ngợi. Gương mặt người nào cũng thoáng hiện một nét buồn ngao ngán lạnh lùng.
Tâm đưa tay kéo vành mũ xuống. Lúc đặt tay lại chổ cũ Tâm thấy lạnh. Tâm loay hoay tìm lại dáng ngồi ấm áp trước, nhưng không thể được.
Con tàu vẫn thản nhiên chạy giữa cánh đồng hoang.
Năm giờ hôm sau, ánh sáng như đến chùi nhạt tất cả vẻ buồn đã sống lại trong lòng Tâm giữa đêm tối. Nắng gieo ngoài nội cỏ, nắng lướt trên dòng sông. Nhìn nắng, Tâm thấy lòng vui tươi hơn trước.
Cụ già ngồi bên cạnh Tâm lấy áo điều ra mặc. Mấy hành khách kia cũng tìm nước rửa mặt và choàng thêm áo mới đủ màu. Tăm thấy họ thay đồ mới cũng bắt chước làm theo. Tâm mở rương lấy chiếc "cravate" màu vàng đeo vào cổ và thay cái áo dạ đen đã bạc màu. Tâm vừa thay áo xong thì người soát vé mở cửa vào. Lúc thấy ai nấy đều thò tay vào túi tìm vé thì người ấy tươi cười vội nói:
- Xin các ông cứ ngồi yên. Đầu năm tôi đến xin chúc các ông được vạn sự như ý.
Tâm và mấy người trong toa đứng dậy chúc lại.
Nhưng mỗi người nói mỗi câu nên lộn xộn không nghe được câu nào. Người soát vé cúi chào mọi người rồi đi sang toa khác. Tâm đưa mắt nhìn theo và cảm thấy tâm hồn tự dưng nao nức.
Cụ già hết chúc người này đến người khác. Họ chúc lẫn nhau và đem mứt bánh trong rương mời nhau ăn một cách vui vẻ. Tâm cũng dự vào bữa tiệc cỏn con ấy và Tâm so sánh sự vui trong lòng mình với ánh nắng mùa xuân lạc trên đồng cỏ mới.
Từ toa cuối một thiếu phụ trẻ dắt đứa con trai lững thững đi lên. Mọi người quay lại nhìn thiếu phụ yên lặng. Thiếu phụ cúi chào rồi mỉm cười:
- Chết! Có lẽ cháu là người đầu tiên đến xông rồi.
Cụ già lên tiếng:
- Đồng tử đến xông nhà là quý lắm đấy!
Cụ già vuốt râu nói tiếp:
- Nhưng nếu cô đến xông trước cũng không hại gì. Vì cô có dẫn theo đứa con trai. Theo tục lệ xưa chúng tôi tin nhà ai được hai mẹ con đến xông thì hay lắm.
Thiếu phụ tươi cười:
- Nghĩa là như cháu đến xông nhà các bác hiện giờ. Nhưng "hay" thế nào cụ?
- Là nhà người ấy được đoàn tụ và nhà có người đến xông được vợ chồng hòa hợp.
Thiếu phụ cúi đầu xuống như để giấu một chút lệ buồn thoáng nở trong mi. Vô tình cụ đã tự mỉa mai mình và mỉa mai người khác. Trên trán cụ nét nhăn khổ bấm mạnh lên trên nét nhăn già.
Một lát sau thiếu phụ tươi tỉnh:
- Các bác cho cháu đến ăn Tết ở đây cho vui. Ở toa cuối không có ai hết.
Cụ già vui vẻ:
- Vâng, cứ tự nhiên, nhà chúng tôi cũng như nhà cô.
Cụ già nói đến chữ "nhà" với giọng thành thật đến như quên mình đang ở trong toa.
Qua ga Mỹ Lý, chuyến xe lửa ra Bắc lại từ ánh sáng mờ mịt của buổi chiều tàn dấn mình trong bóng tối mênh mông của cánh đồng bát ngát.
Một gia đình gồm có những người không gia đình đang vui vẻ ăn Tết và đang quay bánh lăn dài trên con đường sắt.
Trời lại sáng, Tâm giật mình tỉnh dậy. Tâm lấy làm lạ là cụ già, thiếu phụ, và mấy hành khách kia không còn trong toa nữa. Tâm ngồi nhớ lại cảnh êm ấm của một gia đình tạm chiều hôm qua. Bên lòng Tâm như còn vương lại ít nhiều hương vị của ngày Tết. Tâm say sưa và lòng Tâm bát ngát. Nhưng Tâm còn muốn níu lại trong lòng thì hương vị ấy lại dần dần tan mất. Tâm thất vọng. Lòng Tâm lại lạnh như gió ngoài trời đã lạnh.
Tâm bàng hoàng đứng dậy... Cảnh gia đình êm ấm chiều hôm qua đối với Tâm đã như một cảnh đoàn viên trong mộng. Tâm không tin có thật. Cũng như Tâm đã sợ không dám tin có gia đình.
Tâm xuống ga Vinh.

Thanh Tịnh



Nguồn: https://isach.info/story.php?story=chuyen_xe_cuoi_nam__thanh_tinh





0 comments:

NN149 - Tết Kỷ Mão 1939 - 7 "Tết ở tù" - ký bút của Trần Huy Liệu

Tết Kỷ Mão 1939

Minh họa Tô Tử


Tết ở khắp nơi Tết của mỗi người
Phóng sự, ký bút, truyện của mọi người ở khắp nơi

Tết ở tù

Trần Huy Liệu




Tr. 24-25



Nguồn: Ngày Nay số 149 - 15-02-1939, Tr. 1.




0 comments:

NN149 - Tết Kỷ Mão 1939 - 6 "Tết tha hương" - ký bút của Phan Bội Châu

Tết Kỷ Mão 1939

Minh họa Tô Tử


Tết ở khắp nơi Tết của mỗi người
Phóng sự, ký bút, truyện của mọi người ở khắp nơi

Tết tha hương

Phan Bội Châu




Tr. 24, 30.



Tết ở tù

Trần Huy Liệu



Tr. 24-25



Nguồn: Ngày Nay số 149 - 15-02-1939, Tr. 1.




0 comments:

NN149 - Tết Kỷ Mão 1939 - 5 "Tết ở Nam Vang" - ký bút của Tô Tử

Tết Kỷ Mão 1939

Minh họa Tô Tử

Tết ở Nam Vang

Tô Tử


Tết ở khắp nơi Tết của mỗi người
Phóng sự, ký bút, truyện của mọi người ở khắp nơi


Tr. 23



Nguồn: Ngày Nay số 149 - 15-02-1939, Tr. 1.




0 comments:

NN149 - Tết Kỷ Mão 1939 - 4 "Chàng thi nhân" - Chuyện cổ tích của Khái Hưng

Tết Kỷ Mão 1939

Minh họa Tô Tử

Chàng thi nhân

Chuyện cổ tích của Khái Hưng

Đăng trên báo Ngày Nay số 149 - 15-02-1939, Tr. 1.

Mời xem bản PDF
Mời xem bản Photocopy (Để xem ảnh ở độ phóng đại lớn, xin nhấp chuột vào ảnh).





Tr. 19-21



Nguồn: Ngày Nay số 149 - 15-02-1939, Tr. 1.






Mời xem bản PDF
Viện Việt-Học > Văn Học - Thi Văn Đoàn > Tự Lực Văn Đoàn -Tác phẩm của Tự Lực Văn Đoàn - Sách Truyện > Khái Hưng - Chàng Thi Nhân (PDF)



0 comments:

NN149 - Tết Kỷ Mão 1939 - 3 "Biên bản tất niên của các ông Táo" - thơ của Tú Mỡ và Tam Quang

Tết Kỷ Mão 1939

Minh họa Tô Tử

Biên bản tất niên của các ông Táo

Tờ bẩm bằng tranh và bằng thơ của Tô Tử, Tú Mỡ và Tam Quang cộng tác với các ông vua bếp



Tr. 14



Nguồn: Ngày Nay số 149 - 15-02-1939, Tr. 1.




0 comments:

NN149 - Tết Kỷ Mão 1939 - 2 "Tối Ba Mươi" - Truyện ngắn của Thạch Lam *

Tết Kỷ Mão 1939

Minh họa Tô Tử

Tối Ba Mươi



Truyện ngắn của Thạch Lam
Mời xem bản đánh máy
Mời xem bản Photocopy (Để xem ảnh ở độ phóng đại lớn, xin nhấp chuột vào ảnh).


Tr. 12

Tr. 13



Nguồn: Ngày Nay số 149 - 15-02-1939, Tr. 1.











Mời xem bản đánh máy


Trong tập truyện "Sợi tóc" (tập truyện ngắn, Nxb Đời nay, 1942)




Tối Ba Mươi

Đến cửa buồng số 12, Liên chuyển những đồ lề sang bên trái, cúi cằm xuống giữ cho chặt, còn tay phải vặn quả nắm. Những gói giấy chỉ chực tròng trành rơi. Liên cất tiếng khàn khàn gọi:

- Huệ ơi! Huệ!

Nàng tưởng sẽ thấy nét mặt vui vẻ của Huệ thò ra đón, vớ lấy các thức mua và hỏi "Sao mày về chậm thế?" nhưng trong phòng vẫn yên lặng. Liên mở cửa bước vào: Huệ đương cuộn chăn nằm ngủ trên giường, tóc xõa ra cả trên gối trắng. Vẻ lạnh lẽo của căn phòng đến ngay bao bọc lấy Liên, khiến cái vui trong lòng nàng mong manh sắp tắt. Liên để các gói xuống bàn, giũ bụi mưa trên áo rồi vội vàng đánh thức bạn:

- Dậy đi, Huệ!

Huệ ậm ự mở mắt lờ đờ nhìn, rồi lại định quay mặt vào trong ngủ. Bực mình Liên tung chăn ra bên, vừa xốc Huệ lên vừa nói:

- Gớm, ngủ cả ngày không biết chán.

Huệ đã tỉnh hẳn, vươn vai ngáp rồi ngồi dậy, kéo chăn trùm lên vai:

- Mày bảo chả ngủ thì làm gì?

Rồi nàng rùng mình:

- Lạnh quá! Kìa cô ả, vào không khép cửa lại; mà sao đi lâu thế?

Liên ra đóng cửa phòng, quay trở vào:

- Tao phải chạy vội khắp các phố đấy. Các hiệu đã sắp đóng cửa cả. Giá cứ nghe mày thì chả kịp mua bán gì, đành là nhịn đói ăn Tết.

- Thì đã chết chưa. Không ăn, ngủ cũng được.

Liên nhận thấy nét mặt mỏi mệt của bạn. Nàng nhìn quanh căn phòng bẩn thỉu. Dưới ánh ngọn đèn mờ, lổng chổng các đồ đạc quen thuộc: cái giường Hồng Kông cũ, đồng han và gỉ xạm, cái bàn gỗ ẩm ướt ở góc tường, hai cái ghế long chân. Liên nghĩ đến sự trơ trọi của đời mình. Tết đến nơi rồi. Tết đến thăm nàng ở đây, trong cái buồng nhà "săm" này cũng như đến những nơi thơm tho đầm ấm.

Nàng không muốn nghĩ vơ vẩn nữa. Cái buồn ghê gớm chỉ chực kéo đến giày vò nàng, Liên vội cười lên. Nàng đến cạnh bàn giở các gói bọc giấy nhật trình buộc bằng dây cói: những thức ăn rẻ tiền mua hấp tấp ở các hiệu khách trước giờ đóng cửa đêm ba mươi.

- Nào, xem mày mua những gì nào.

Huệ cũng trở dậy đến bên giúp Liên giở các gói và để thức ăn ra ngoài.

- Lạp xường này, bánh chưng này, giò lụa, lại cả gan kho nữa cơ à? Oai nhỉ! Còn gói gì thế này? à... cam. Tuyệt! Cam này thì phải biết!

Mấy quả cam đỏ lăn ra bàn. Huệ cầm một quả toan bóc. Liên giằng lấy:

- Con khỉ! Ăn trước à? Còn để cúng đã chứ.

- Ừ thì để mà cúng! Nhưng vàng hương đâu?

Liên đáp:

- Chỉ có hương thôi. Còn vàng không cần. Tiềm tiệm thôi cũng được.

Huệ lặng im, tự dưng thoáng nghĩ đến thân thế lưu lạc của hai chị em và lòng se lại. Huệ nhìn bạn, âu yếm. Giờ chỉ còn Liên là người thân thiết với nàng.

Xếp các giấy gói sang một bên, Liên quay lại bảo Huệ:

- Chúng mình bầy cỗ cúng đi chứ?

- Bầy làm quái gì vội. Bây giờ mấy giờ rồi?

- Không biết. Dễ gần mười một giờ rồi đấy. Sửa soạn đi thì vừa.

Huệ không đáp, đi đến cửa sổ, tì trán vào cửa kính nhìn xuống đường. Mưa bụi vẫn bay tơi tả, hình như ở bóng tối khắp nơi dồn lại quãng phố hẹp này. Trên hè ướt át và nhớp nháp bùn, không một bóng người qua lại. Cái vắng lạnh như mênh mông ra tận đâu đâu ở khắp cả các phố Hà Nội đêm nay. Huệ tưởng đến những căn nhà ấm cúng và sáng đèn, then cửa cài chặt, mọi người trong nhà đang tấp nập sửa soạn đón năm mới trong sự thân mật của gia đình. Chỉ có hai chị em nàng xa cửa, xa nhà. Nhưng nàng còn nhà đâu nữa mà về? Mẹ chết rồi, cha đi lấy vợ khác không biết ở đâu. Đã bẩy, tám năm nay, nàng không về đến làng. Những người quen thuộc còn ai không? Huệ nghĩ đến lại thương hại cho Liên, em họ nàng. Liên còn cha mẹ, nhưng Liên không dám về. Hai người sống cái đời trụy lạc ở Hà Nội từ lúc bỏ nhà ra đi. Hôm nay, ngày cuối năm sum họp hai người ở căn buồng này, trong một cảnh ăn Tết lạnh lẽo.

Huệ nhắm mắt lại. Vì trông mưa bụi hay vì nàng khóc thật? Hình như có chút nước mắt vừa rơm rớm ở mi nàng. Huệ chớp khẽ rồi nhớ đến cuộc đời mình, lúc trẻ thơ, lúc còn con gái, ở nhà quê. Một buổi sáng mồng một Tết,- nàng không nhớ rõ là tết năm nào, nhưng đã lâu lắm rồi thì phải - nàng mặc áo mới đứng trên thềm nhìn mấy bông hoa đào nở ở trước vườn. Tại sao nàng lại chỉ nhớ rõ có cái cảnh ấy? Huệ không biết, nàng chỉ mang máng cảm giác một sự gì trong mát, tươi non... Khác hẳn bây giờ. Tâm hồn Huệ u ám và nặng trĩu xuống.

Bỗng Huệ giật mình quay lại; Liên vỗ vai nàng, cười:

- Nghĩ gì mà thần người ra thế? Phải vui vẻ lên một tí chứ! Sắp giao thừa rồi đây này.
Huệ theo Liên đi vào và gật đầu.

- Thôi, cúng đi. Chị sửa soạn xong chưa?

Trên chiếc bàn rửa mặt đầy vết bẩn, Liên đã đặt đĩa cam quít, cái bánh chưng và thếp vàng. Mấy gói lạp xường và giò cũng để ngay bên. Các đồ cúng nghèo nàn bỗng bầy lộ ra trước mắt hai người. Huệ tìm lấy thẻ hương. Nàng quay lại hỏi Liên:

- Chị có mua gạo không?

- Có, gạo đây. Nhưng đổ vào cái gì bây giờ?

Hai chị em nhìn quanh gian buồng, nghĩ ngợi. Liên bỗng reo lên:

- Đổ vào cái cốc này này. Phải đấy, rất là...

Nàng im bặt dừng lại. Hình ảnh ô uế vừa đến trí nàng. Cái cốc bẩn ở góc tường, mà cả đến những khách làng chơi cũng không thèm dùng đến, nàng định dùng làm bát hương cúng tổ tiên! Liên cúi mặt xuống, rồi đưa mắt lên trông Huệ; hai người thoáng nhìn nhau. Liên biết rằng những ý nghĩ ấy cũng vừa mới đến trong trí bạn.

Huệ cất tiếng nói trước, thản nhiên như không có gì:

- Hay cắm trên cái chai này... Không! Cắm trên tường này cũng được, mày nhỉ.

Liên không dám trả lời, sẽ gật đầu.

Nàng đến cạnh giường lật đệm lên lấy bao diêm.

Nhưng giật mình nàng quay lại: có tiếng người gõ cửa buồng.

- Ai đấy?

- Tôi. Cô mở cửa cho tôi với.

Hai chị em luống cuống nhìn các đồ cúng trên bàn. Hai người muốn cất dọn hết, nhưng chắc không kịp. Nhanh trí, Huệ đứng dựa bên bàn che khuất đi, trong lúc Liên ra mở cửa. Người bồi "săm" ngó đầu vào.

- À, bác Tâm. Hỏi gì thế?

- Tôi gửi cô giữ hộ chiếc chìa khóa.

- Bác về đằng nhà bây giờ à?

Anh bồi "săm" tươi cười:

- Vâng, phải về ăn Tết chứ. Thôi, cô làm ơn trông hộ nhà nhé. Giờ này cũng chẳng có ai đến nữa mà sợ.

Liên thấy đằng sau, tiếng Huệ đáp:

- Đêm nay thì còn ma nào đến. Bác cứ về.

Người bồi sắp bước đi, lại quay lại:

- À chút nữa quên, tôi xin chúc mừng trước hai cô nhé! Chúc hai cô sang năm mới được... được...

Người bồi ấp úng, không biết nói thêm gì. Liên vội đỡ lời, cám ơn, rồi đóng cửa buồng lại. Một lát, tiếng cánh cổng sắt dưới nhà rít lên trong yên lặng lạnh lùng.

Giờ chỉ còn hai chị em trong căn nhà. Gian buồng bỗng trở nên rộng rãi quá chừng: một cái lạnh thấm thía đến tâm hồn. Ngoài đường trời hẳn còn mưa, mưa buồn rầu và âm thầm trong tối. Trong gian buồng, ẩm ướt tăng thêm. Liên và Huệ đưa mắt nhìn mọi vật chung quanh. Cái giường sắt lạnh, đệm và gối hoen bẩn, cái thau gỉ, cái bô, và cái bàn rửa mặt gỗ đã mọt... Đó là khung cảnh của cuộc đời trụy lạc đã từ lâu...

Huệ đứng dậy hỏi bạn để cho tan sự yên lặng:

- Chị đã thắp hương chưa?

Liên cũng tự nhiên gọi Huệ là chị:

- Chưa. Chị thắp đi. Bao diêm ở bên cạnh đĩa ấy.

Khói hương lên thẳng rồi tỏa ra mùi thơm ngát đem lại cho hai nàng kỷ niệm những ngày cúng giỗ ở nhà, khi hai chị em còn là những cô gái trong sạch và ngây thơ.

- Sắp đến mười hai giờ rồi đấy, Liên nhỉ?

- Có lẽ đến rồi. Năm mới!

Huệ đặt lại các đĩa trên bàn, xếp vàng cho ngay ngắn. Nàng quay lại bảo Liên:

- Chị ra khấn đi.

Liên tiến đến trước bàn thờ, đứng yên.

- Em biết khấn làm sao bây giờ?

Nàng bỗng nấc lên, rung động cả vai rồi gục xuống ghế, tay ấp mặt. Những giọt nước mắt nóng chảy tràn mi mắt, nàng không giữ được; Liên cảm thấy một nỗi tủi cực mênh mang tràn ngập cả người, một nỗi thương tiếc vô hạn; tất cả thân thể nàng lướt hiện qua trước mắt với những ước mong tuổi trẻ, những thất vọng chán chường.

Huệ nhìn Liên rồi nhẹ nhàng đến gần, buồn rầu vỗ vai bạn:

- Liên, khóc làm gì nữa, buồn lắm.

Tiếng nàng cũng cảm động nghẹn ngào. Dưới bàn tay thân mật của bạn, Liên càng nức nở. Hai chị em giờ này cảm thấy trơ trọi quá. Liên ngửng mặt lên nhìn Huệ, cố gượng một nụ cười héo hắt:

- Chị cũng khóc đấy ư?

Huệ gục xuống vai bạn, không trả lời. Nước mắt cũng ứ lên rồi lặng lẽ dào ra má. Nàng quàng tay ôm hết sức chặt lấy Liên.

Tiếng pháo giao thừa bỗng nổi vang gần đấy rồi từ nhà nọ sang nhà kia lan rộng mãi vào đêm tối. Liên nói sẽ như thì thầm:

- Giao thừa.

Huệ không trả lời. Hai chị em nép vào nhau, yên lặng.


Thạch Lam



https://vietmessenger.com


https://isach.info/story.php?story=tuyen_tap_truyen_ngan_thach_lam__thach_lam&chapter=0030


0 comments:

NN149 - Tết Kỷ Mão 1939

Tết Kỷ Mão 1939

Minh họa Tô Tử


1938 - 1939

Hoàng Đạo



Tr. 07



Biết trước việc sau

Kỷ Mão thiên văn của Hoàng Đạo



Tr. 09



Tối Ba Mươi

Truyện ngắn của Thạch Lam



Tr. 12

Tr. 13



Biên bản tất niên của các ông Táo

Tờ bẩm bằng tranh và bằng thơ của Tô Tử, Tú Mỡ và Tam Quang cộng tác với các ông vua bếp



Tr. 14



Chàng thi nhân

Chuyện cổ tích của Khái Hưng



Tr. 19-21



Tết ở Nam Vang

Tô Tử


Tết ở khắp nơi Tết của mỗi người
Phóng sự, ký bút, truyện của mọi người ở khắp nơi


Tr. 23



Tết tha hương

Phan Bội Châu



Tr. 24, 30.



Tết ở tù

Trần Huy Liệu




Tr. 24-25




Chuyến xe cuối năm - Tết của người lưu lạc

Truyện ngắn của Thanh Tịnh



Tr. 27



Con rắn lười

Truyện cổ tích mới của Thế Lữ



Tr. 32-33, 39.



Cuộc thi Số mùa xuân

Báo Ngày Nay



Tr. 36-37

KQ số 155 Tr. 19-20 va 156 Tr. 17









Nguồn: Ngày Nay số 149 - 15/02/1939, Tr. 1.




0 comments: