"
Họa sĩ Tô Ngọc Vân và tinh thần dân tộc trong nghệ thuật" -
Video của Trang thông tin điện tử Đài Phát thanh & Truyền hình Hưng Yên.
Video về Tô Ngọc Vân
Năm 1926, ông thi đỗ vào trường
Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, thuộc thế hệ đầu tiên của trường, tốt nghiệp khóa 2 năm 1931. Sau khi ra trường, Tô Ngọc Vân đã có tác phẩm xuất sắc, được giải thưởng cao ở Pháp. Ông đi vẽ nhiều nơi ở
Phnom Penh,
Băng Cốc,
Huế... Ông hợp tác với các báo
Phong Hóa và
Ngày Nay của
Nhất Linh, báo
Thanh Nghị... Từ 1935 đến 1939 ông dạy học ở trường trung học Phnom Penh, sau đó ông về dạy ở Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương tới 1945. Thời gian đó ông vừa giảng dạy vừa sáng tác. Sau
cách mạng Tháng Tám, Tô Ngọc Vân tham gia
kháng chiến chống Pháp. Năm 1950 ông phụ trách Trường Mỹ thuật Việt Bắc.
Thầy trò trường Mỹ thuật đi công tác "Sản xuất - Tiết kiệm". Thái Nguyên. 1952
Tô Ngọc Vân được đánh giá là người có công đầu tiên trong việc sử dụng chất liệu
sơn dầu ở Việt Nam. Ông còn được xem là một trong những họa sĩ lớn của hội họa Việt Nam, nằm trong "bộ tứ" nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn (
Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân,
Nguyễn Tường Lân,
Trần Văn Cẩn). Tô Ngọc Vân cũng là một trong số rất ít hoạ sĩ Việt Nam đã sớm vẽ
tem ngay từ
thời Pháp thuộc (
Postes Indochine). Mẫu tem
Apsara được ông thiết kế từ nguồn tư liệu của những chuyến đi vẽ, sáng tác ở khu đền
Angkor Wat,
Angkor Thom của
Campuchia. Hình tượng chính của con tem là
nữ thần Apsara, một trong hàng ngàn tượng vũ nữ điêu khắc nổi trên những vách đền đài của nền văn hoá cổ
Khmer.
Tem
Apsara của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân là mẫu tem thứ 23 của Bưu điện Đông Dương kể từ khi Pháp phát hành tem thư ở Việt Nam. Và cũng là tem duy nhất ông góp vào nền nghệ thuật tem thư ở Việt Nam. Ông mất ngày
17 tháng 6 năm 1954 ở
Đa Khê, vùng gần sát chiến trường
Điện Biên Phủ. Tháng 11/1954, ngay sau khi thủ đô được tiếp quản, tại triển lãm mỹ thuật toàn quốc, toàn bộ tranh của Tô Ngọc Vân vẽ trong thời gian kháng chiến đã được tặng giải thưởng lớn. Để tưởng nhớ ông, khoá học 1955 – 1957 của Trường Mỹ thuật Việt Nam đã mang tên Tô Ngọc Vân. Năm 1956, thi hài ông được chuyển từ nơi hy sinh về an táng tại nghĩa trang Thanh Xuân (Hà Nội). Năm 1969, được Nhà nước công nhận là liệt sĩ và chuyển hài cốt về
an táng tại nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội). Tác phẩm của Tô Ngọc Vân đã được triển lãm nhiều lần trong nước và trên thế giới, được hoan nghênh và đánh giá rất cao. Do hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt, nhiều tác phẩm đẹp và có giá trị đã bị thất lạc, thời gian phá huỷ. Số còn lại, cơ bản là ký họa và một số ít tác phẩm tranh sơn dầu, sơn mài đang còn lưu giữ ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Họa sĩ Tô Ngọc Vân đã được truy tặng
Tên ông được đặt cho nhiều con đường tại Việt Nam và cũng được đặt cho
một miệng núi lửaCraters_on_Mercury_(PIA10938).jpg: NASA/Johns Hopkins University Applied Physics Laboratory/Carnegie Institution of Washington ❖To Ngoc Van's Central Pit The two largest craters in this image are Burns (43 km in diameter) and To Ngoc Van (71 km in diameter). Date acquired: April 22, 2011 Image Credit: NASA/Johns Hopkins University Applied Physics Laboratory/Carnegie Institution of Washington trên
sao Thủy[1].
Họa sĩ Tô Ngọc Vân (ảnh trong sưu tập của gia đình họa sĩ Joseph Inguimberty) vietnamfineart.com.vn
Họa sĩ Tô Ngọc Vân thời trẻ. vnexpress.net
Sinh viên Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đi thực tế ở nông thôn. Từ trái sang: Mai Trung Thứ, Tô Ngọc Vân và Lê Phổ. vietnamfineart.com.vn
Chiến khu Việt Bắc 1951. Trên đường công tác - họa sĩ Tô Ngọc Vân (người cầm gậy) phía sau ông là họa sĩ Quang Phòng (bên trái), họa sĩ Trần Văn Cẩn (bên phải) và một số người khác. vietnamfineart.com.vn
0 comments: