Bảo tàng số Tô Ngọc Vân

Bảo tàng số Tô Ngọc Vân



MENU


GIỚI THIỆU


Họa sĩ - Liệt sĩ Tô Ngọc Vân
1906 - 1954

Giới thiệu bảo tàng


Bảo tàng số Tô Ngọc Vân là bảo tàng danh nhân sử dụng nền tảng công nghệ số đầu tiên tại Việt Nam. Với hàng nghìn hình ảnh, tư liệu, hiện vật đã được số hóa, trưng bày trong không gian 3D, người xem sẽ có một cái nhìn toàn diện về cuộc đời, sự nghiệp và những tác phẩm nổi tiếng của ông. Không chỉ trưng bày hiện vật, công chúng còn được tương tác, tìm hiểu, khám phá về toàn bộ giá trị, sự tinh hoa, những đóng góp to lớn của Tô Ngọc Vân đối với nền mỹ thuật cách mạng Việt Nam. Thông qua công nghệ tham quan tương tác 3D, hướng dẫn viên ảo trí tuệ nhân tạo – AI và nền tảng bảo tàng số, đây sẽ là một không gian trưng bày ấn tượng, độc đáo đưa đến nhiều trải nghiệm bất ngờ, thú vị.

Bảo tàng số Tô Ngọc Vân là bước đi đột phá, tiên phong và tất yếu trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 trên toàn thế giới. Hình thức trưng bày đáp ứng được nhu cầu thưởng thức của công chúng về một danh nhân trong thời đại kỷ nguyên số hiện nay. Sự ra đời của bảo tàng Tô Ngọc Vân sẽ mở ra một xu hướng mới – “Bảo tàng số” ở Việt Nam.





CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP


HỌA SĨ TÔ NGỌC VÂN

Họa sĩ Tô Ngọc Vân (1906 - 1954) là một trong những nghệ sĩ tiêu biểu của giai đọan khởi đầu nền nghệ thuật tạo hình hiện thực xã hội. Ông được biết đến như một họa sĩ tài năng, uyên bác, mẫu mực trong sự chuyển mình, rực rỡ trong nghệ thuật, hết lòng trong đào tạo lớp trẻ mỹ thuật, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc của đất nước.
Họa sĩ Tô Ngọc Vân.





1906

GIA ĐÌNH

Tô Ngọc Vân sinh ngày 15 tháng 12 năm 1906 tại làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, Hưng Yên. Cha của ông là Tô Văn Phú, mẹ là Nguyễn Thị Nhân. Gia đình cha thuộc giai cấp tiểu tư sản thành thị. Gia đình mẹ thuộc dòng nhà Nho nghèo ở nông thôn.

Làng Xuân Cầu



Cụ Tô Văn Phú -
thân phụ của họa sĩ Tô Ngọc Vân

Cụ Nguyễn Thị Nhớn -
thân mẫu của họa sĩ Tô Ngọc Vân





1926

THI ĐẬU TRƯỜNG CAO ĐẲNG MỸ THUẬT ĐÔNG DƯƠNG

Tô Ngọc Vân là một cậu bé con nhà nghèo, quá tuổi mới được đến trường học chữ. Đang học trung học năm thứ 3, ông bỏ học để đi theo con đường nghệ thuật. Năm 1926, ông thi đỗ vào học khóa II Khoa Sơn dầu, trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, thuộc thế hệ đầu tiên của trường, tốt nghiệp năm 1931.

Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương



Tô Ngọc Vân chụp ảnh cùng bạn học cùng khóa

Tô Ngọc Vân chụp ảnh cùng bạn học cùng khóa



Giờ học của sinh viên Trường Cao đẳng Mỹ Thuật Đông Dương





1927

PHÁC THẢO DÁNG THIẾU NỮ UỐNG TRÀ

Bức ký họa này thuộc về giai đọan sớm của họa sĩ khi mới bước chân vào trường Mỹ thuật Đông Dương. Hình mẫu là cô gái cầm chén trà, họa sĩ có chữa lại tư thế đầu cô gái, khi ban đầu ông vẽ hơi cao. Bức ký họa cho thấy khả năng nhìn hình tương đối gần tự nhiên của Tô Ngọc Vân, lúc đó là điều không quá thông thường khi các nghệ sĩ còn quen với lối vẽ tượng trưng truyền thống.

Phác thảo dáng thiếu nữ uống trà - Bút sắt trên giấy





1929

THIẾU NỮ NÔNG THÔN

Bức ký họa này được họa sĩ dựa theo một cấu trúc tượng Phật vẽ ra, nhưng đây lại là một người thật. Cũng như phần lớn các họa sĩ Việt Nam khác, Tô Ngọc Vân tuy không theo lối tạo hình truyền thống, nhưng tham quan nghiên cứu chùa chiền cũng là phần quan tâm trong cái nhìn về văn hoá dân tộc. Hình ảnh những người phụ nữ lên chùa cũng gây cho ông những cảm xúc nhất định về sự thành kính và về số phận con người khi hướng đến tôn giáo.

Thiếu nữ nông thôn - Bút chì trên giấy




1929

KÝ Họa TRÂU CÀY

So với ký họa năm 1927, 1928, trình độ vẽ của Tô Ngọc Vân đã nâng lên hẳn một bậc. Bức ký họa đi cày này cho thấy họa sĩ đã khái quát hình thế, với hội họa đương thời, là rất hiện đại. Điều đó thể hiện ở khả năng diễn tả khối bằng nét, khả năng đơn giản hoá những gì phức tạp. Người ta thường nói, Tô Ngọc Vân trước năm 1945 chỉ vẽ thuần phụ nữ đẹp là không đúng, thực ra ông chú ý đến rất nhiều đối tượng, như một họa sĩ thông thường quan sát và ghi nhận tất cả những gì nhìn thấy.

Ký họa trâu cày - Bút chì trên giấy





1930

KÝ Họa BÀN THỜ

Trong các sáng tác trước năm 1945, nhiều họa sĩ chú ý đến các sinh họat tôn giáo, thờ cúng, lên chùa, lên đồng. Tô Ngọc Vân cũng vẽ những đề tài này lồng trong sinh họat của phụ nữ. Đây là kí họa về bàn thờ gia tiên của một gia đình, rất có thể là của chính gia đình ông. Trên treo hoành phi đề ba chữ Kính Ái Đường (Ngôi nhà của kính lễ và tương thân tương ái). Ban thờ điển hình cho tín ngưỡng gia tiên của một gia đình Việt Nam có hương án, bài vị, đồ tế tự.

Ký họa bàn thờ - Bút chì trên giấy





1931

TỐT NGHIỆP TRƯỜNG CAO ĐẲNG MỸ THUẬT ĐÔNG DƯƠNG

Năm 1931, ông tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ Thuật Đông Dương. Tô Ngọc Vân được biết đến là một trong những họa sĩ tiên phong trong giai đọan khởi đầu của nền Mỹ thuật hiện đại Việt Nam. Sở hữu tâm hồn nhạy cảm, trái tim nhiệt huyết và học thức uyên bác đầy chuẩn mực, những tác phẩm do ông họa nên ít nhiều đều chạm được đến trái tim của mỗi người thưởng tranh.Tô Ngọc Vân được đánh giá là người có công đầu tiên trong việc sử dụng chất liệu sơn dầu ở Việt Nam. Ông còn được xem là một trong những họa sĩ lớn của nền hội họa Việt Nam, nằm trong “bộ tứ” nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn (Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Tường Lân, Trần Văn Cẩn)

Họa sĩ Tô Ngọc Vân




1931

"BỨC THƯ" - GIẢI THƯỞNG Ở TRIỂN LÃM HỘI HỌA PHÁP VÀ HUY CHƯƠNG VÀNG Ở TRIỂN LÃM THUỘC ĐỊA TẠI PARIS

Bức tranh lụa được tặng bằng danh dự ở Triển lãm hội họa Pháp và Huy chương Vàng ở Triển lãm thuộc địa tại Paris.

Bức thư - Tranh lụa




1931

TÁC PHẨM "HAI THIẾU NỮ"

Tác phẩm "Hai thiếu nữ" (Tranh lụa, 1932)





1932

KẾT HÔN

Ngày 1 tháng 1 năm 1932, ông kết hôn với Nguyễn Thị Hoàn (sinh 30/12/1912). Lễ cưới được tổ chức tại phố Hàng Chiếu.

Tô Ngọc Vân cùng vợ ở Hà Nội




1932

TÁC PHẨM "HỌC THÊU"

Tác phẩm "Học thêu" (Tranh màu nước trên lụa, 1932)





1935

TÁC PHẨM "THUYỀN SÔNG HƯƠNG"




1935

TÁC PHẨM "THUYỀN TRÊN SÔNG"




1935

DẠY HỌC TẠI CAMPUCHIA

Năm 1935, ông được bổ nhiệu dạy vẽ ở trường Sisowath. Ông ở đây trong khoảng thời gian từ năm 1935 đến năm 1938, vừa giảng dạy và vẫn tiếp tục vẽ tranh.

Tô Ngọc Vân và vợ ở Phnom Penh (1938)




1935

TÁC PHẨM "ANGKOR"

Tác phẩm "Angkor" (1935)




1935

TÁC PHẨM "ANGKOR TEMPLE"

Tác phẩm "Angkor Temple" (1936)




1935

TÁC PHẨM "BUỔI TRƯA"

Tác phẩm "Buổi trưa" (Tranh sơn dầu, 1936)




1935

TÁC PHẨM "THIẾU NỮ NGẮM TRANH"

Tác phẩm "Thiếu nữ ngắm tranh" (1938)





1938

GIẢNG DẠY TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC BƯỞI

Năm 1938, ông quay trở về Việt Nam
và tiếp tục công tác giảng dạy mỹ thuật tại trường trung học Bưởi.

Trường trung học Bưởi (nay là trường Trung học phổ thông Chu Van An, Hà Nội)





1939

GIẢNG DẠY TẠI TRƯỜNG CAO ĐĂNG MỸ THUẬT ĐÔNG DƯƠNG

Từ năm 1939, ông về giảng dạy ở Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương tới 1945. Thời gian đó ông vừa giảng dạy vừa vẽ tranh. Ông đã có những tuyệt tác để đời trong khoảng thời gian này.

Giờ học tại cao đăng mỹ thuật Đông Dương





1941

BỨC TRANH "CHÂN DUNG THIẾU NỮ"

Bức tranh "Chân dung thiếu nữ" (Tranh sơn dầu, 1941)




1941

BỨC TRANH "THIẾU NỮ TRƯỚC TRANH TAM ĐA"

Bức tranh "Thiếu nữ trước tranh Tam Đa" (Tranh sơn dầu, 1941)





1943

BỨC TRANH "THIẾU NỮ BÊN HOA HUỆ"

Kiệt tác “Thiếu nữ bên hoa huệ” được Tô Ngọc Vân sáng tác vào năm 1943, khi ông đang giảng dạy tại Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Tác phẩm này được coi là bức tranh tiêu biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác của họa sĩ Tô Ngọc Vân. Nguyên mẫu của bức tranh là cô Sáu, người từng nhiều lần xuất hiện trong tác phẩm của Tô Ngọc Vân, trong đó có bức "Thiếu nữ với hoa sen". Không chỉ “hợp tác” với Tô Ngọc Vân, cô Sáu còn là người mẫu cho nhiều họa sĩ nổi tiếng thời bấy giờ, như Nguyễn Gia Trí, Trần Văn Cẩn, Lương Xuân Nhị...

Bức tranh "Thiếu nữ bên hoa huệ" (Tranh sơn dầu, 1943)




1944

BỨC TRANH "THIẾU NỮ BÊN HOA SEN"

Bức tranh "Thiếu nữ bên hoa sen" (Tranh sơn dầu, 1944)




1944

BỨC TRANH "HAI THIẾU NỮ VÀ EM BÉ"

Bức tranh vẽ một không gian thanh bình với hai phụ nữ mặc áo dài tha thướt ngồi tâm sự ngoài hiên nhà, bên cạnh có một bé trai đang ngồi chơi. Ba nhân vật được bố cục dạng tam giác tạo nên trạng thái tĩnh lặng, cân bằng, êm ả. Cùng với hòa sắc màu vàng ấm bao trùm tác giả đã tạo nên một hòa quyện tuyệt vời giữa khung cảnh thiên nhiên và dáng nét biểu cảm mền mại của hai người phụ nữ trong y phục áo dài truyền thống đằm thắm trang nhã. Bức tranh được nhà nước công nhận là bảo vật quốc gia năm 2014.

Bức tranh "Hai thiếu nữ và em bé" (Tranh sơn dầu, 1944)





1945

THAM GIA CÁCH MẠNG

Sau Cách mạng tháng 8,
họa sĩ Tô Ngọc Vân tham gia kháng chiến chống Pháp.

Họa sĩ Tô Ngọc Vân





1946

GIÁM ĐỐC TRƯỜNG CAO ĐẲNG MỸ THUẬT VIỆT NAM

Năm 1946, họa sĩ Tô Ngọc Vân được cử làm Giám đốc trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam.

Trường cao đẳng mỹ thuật Việt Nam




1946

BỨC TRANH "BÁC HỒ LÀM VIỆC Ở BẮC BỘ PHỦ" (1946)

Trong bức tranh này, họa sĩ Tô Ngọc Vân đã thể hiện sinh động chân dung Hồ Chủ tịch, thể hiện sự hòa hợp giữa thể hình nhân vật và thời gian lẫn không gian lịch sử. Lúc ấy, Người vừa từ núi rừng Pác Bó trở về, còn mang đầy dấu ấn của những năm tháng bôn ba gian khổ họat động cách mạng. Dáng Người gầy trong bộ kaki giản dị, đi đôi giày dân tộc Nùng gọn gàng, gương mặt trầm tư âu lo vận nước. Những nét vẽ sử dụng bút pháp khỏe, sinh động đã truyền cảm mạnh mẽ đến người xem.

Bức tranh "Bác Hồ làm việc ở Bắc Bộ Phủ" (1946)





1946

BỨC TRANH "HÀ NỘI VÙNG ĐỨNG LÊN"

Bức tranh "Hà Nội vùng đứng lên " (Tranh khắc gỗ, 1946)




1946

BỨC TRANH "BÁC HỒ LÀM VIỆC Ở CHIẾN KHU"

Bức tranh "Bác Hồ làm việc ở chiến khu" (1946)





1947

TRƯỞNG ĐOÀN VĂN HÓA CỨU QUỐC

Năm 1947, Tô Ngọc Vân là Trưởng đoàn Văn hóa Cứu quốc ở khu Mười. Ông cũng đồng thời là Giám đốc xưởng Mỹ thuật, Hiệu trưởng trường Mỹ thuật kháng chiến. Cuối năm 1949, họa sĩ Tô Ngọc Vân tiếp tục được giao làm Giám đốc trường Cao đẳng Mỹ thuật Trung ương (sau chuyển thành trường Mỹ thuật Việt Nam) tại xóm Chòi, Yên Dã thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

Họa sĩ Tô Ngọc Vân





1948

BỨC TRANH "HỒ CHỦ TỊCH VỚI CÁC CHÁU NHI ĐỒNG"

Bức tranh "Hồ Chủ tịch với các cháu nhi đồng" (Tranh khắc gỗ - 1948)




1948

TRƯỞNG ĐOÀN VĂN HOÁ KHÁNG CHIẾN

Năm 1948, ông làm đoàn trưởng đoàn Văn hoá kháng chiến, rồi làm biên tập viên đầu tiên và là người sáng lập ra Báo Văn nghệ, là tác giả của một số bài viết như: “Bây giờ mới có hội họa Việt Nam”, “Tranh tuyên truyền với hội họa”… Sau đó ông làm giám đốc Xưởng họa sơn mài Việt Nam.

Họa sĩ Tô Ngọc Vân





1949

BỨC TRANH "HAI CHIẾN SĨ"

Bức tranh "Hai chiến sĩ" (Tranh màu nước - 1948)





1951

BỨC TRANH "XƯỞNG QUÂN GIỚI"

Bức tranh "Xưởng quân giới" (Tranh màu nước - 1951)




1951

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG MỸ THUẬT VIỆT NAM

Năm 1950, Tô Ngọc Vân được cử làm Giám đốc trường Cao đẳng Mỹ thuật Trung Ương.
Đến năm 1951, ông được cử làm hiệu trưởng trường Mỹ thuật Việt Nam.

Thầy và trò khóa Tô Ngọc Vân. Ảnh chụp tại trường năm 1955.




1951

HỌC TRÒ CỦA HỌA SĨ TÔ NGỌC VÂN

Nhóm họa sĩ Khóa Tô Ngọc Vân tại Vịnh Hạ Long (1958). Từ trái sang: Anh Thường, Hoàng Công Luận, Nguyễn Yên, Vũ Đình Thịnh, Hoàng Thái và Lưu Yên (người đứng).

Nhóm họa sĩ Khóa Tô Ngọc Vân tại Vịnh Hạ Long.





1953

BỨC TRANH "BỪA TRÊN ĐỒI"

Bức tranh "Bừa trên đồi" (Tranh bột màu - 1953)




1953

BỨC TRANH "BỘ ĐỘI VÀ DÂN CÔNG NGHỈ TRÊN ĐỒI"

Bức tranh "Bộ đội và dân công nghỉ trên đồi" (Tranh sơn mài - 1953)




1953

BỨC TRANH "TRÚ QUÂN"

Bức tranh "Trú quân" (Tranh ký họa - 1954)




1953

BỨC TRANH "CON TRÂU QUẢ THỰC"

Bức tranh "Con trâu quả thực" (Tranh ký họa màu nước - 1954)




1953

BỨC TRANH "ÁO TƠI LÁ"

Bức tranh "Áo tơi lá" (Tranh màu nước - 1954)




1953

BỨC TRANH "MÚA LỤA"

Bức tranh "Múa lụa" (Tranh màu nước - 1954)

BỨC TRANH "MÚA LỤA"

Bức tranh "Múa lụa" (Tranh màu nước - 1954)




1953

BỨC TRANH "THIẾU NỮ DÂN TỘC"

Bức tranh "Thiếu nữ dân tộc" (Tranh màu nước - 1954)

BỨC TRANH "THIẾU NỮ CẦM DẢI LỤA"

Bức tranh "Thiếu nữ cầm dải lụa" (Tranh màu nước - 1954)






1954

BỨC TRANH "ĐÈO LŨNG LÔ"

Bức tranh cuối cùng
của họa sĩ Tô Ngọc Vân

Bức tranh "Đèo Lũng Lô" (1954)




1954

HI SINH

Họa sĩ Tô Ngọc Vân mất ngày 17 tháng 6 năm 1954 tại Km 41, Ba Khe, bên kia Đèo Lũng Lô, do bom của máy bay Pháp, gần sát chiến trường Điện Biên Phủ.

Chân dung họa sỹ Tô Ngọc Vân, tranh chì màu của Lê Lam. Trên tranh có chữ ký của các sinh viên khóa Kháng chiến.





1955

HUÂN CHƯƠNG KHÁNG CHIẾN HẠNG NHÌ

Ngày 15 tháng 9 năm 1955,
họa sĩ Tô Ngọc Vân được truy tặng Huân chương Kháng chiến hạng Nhì.

Huân chương kháng chiến hạng Nhì (1954)





1965

BẰNG "TỔ QUỐC GHI CÔNG"

Ngày 24 tháng 8 năm 1965,
họa sĩ Tô Ngọc Vân được truy tặng Bằng "Tổ quốc ghi công".

Bằng 'Tổ quốc ghi công" (1965)





1996

HUÂN CHƯƠNG ĐỘC LẬP HẠNG NHẤT

Ngày 27 tháng 9 năm 1996,
họa sĩ Tô Ngọc Vân được truy tặng Huân chương độc lập hạng Nhất.

Huân chương độc lập hạng Nhất (1996)




1996

GIẢI THƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỢT I VỀ VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

Ngày 10 tháng 9 năm 1996,
họa sĩ Tô Ngọc Vân được truy tặng "Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về văn học nghệ thuật".

Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về văn học nghệ thuật (1996)




Nguồn: Bảo tàng số Tô Ngọc Vân - 2022