Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2018

Tác phẩm “Đèo Lũng Lô”

Tác phẩm “Đèo Lũng Lô”

Tô Ngọc Vân

Đèo Lũng Lô – Bức vẽ cuối cùng của họa sĩ Tô Ngọc Vân (Tranh màu nước, 1954).

Tác phẩm “Đèo Lũng Lô” của họa sĩ Tô Ngọc Vân.



Đèo Lũng Lô và danh họa liệt sĩ Tô Ngọc Vân

Lý Kim Khoa
YBĐT - Sau chiến thắng Điện Biên Phủ “chấn động địa cầu” có nhiều nhà quân sự đã từng nói: Không có con đường 13A thì không có chiến dịch Điện Biên Phủ, không có tuyến Lũng Lô - Đèo Chẹn thì chiến thắng Điện Biên Phủ khó thành công … kẻ thù mới sụp đổ hoàn toàn.

Đèo Lũng Lô đã đi vào chính sử, vào câu ca, vào huyền thoại của một con đường thắng lợi. Tháng 4/2001, Đèo Lũng Lô đã được Nhà nước xếp hạng di tích quốc gia, thuộc loại di tích lịch sử, nằm trong hệ thống di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Để có niềm vinh quang, tự hào ấy, cán bộ, chiến sĩ, dân công ta đã phải đổ bao mồ hôi, xương máu. Nhiều người đã hy sinh khi làm đường, bảo vệ và đi qua đoạn đường này, trong đó có danh hoạ Tô Ngọc Vân.

Danh họa liệt sĩ Tô Ngọc Vân sinh năm 1906, là người con của đất Hà Thành. Ông sớm bộc lộ năng khiếu hội họa và đã tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương với tấm bằng thủ khoa. Đây cũng chính là sự mở đầu tốt đẹp cho cuộc đời hoạ sĩ Tô Ngọc Vân.

Những năm trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, tranh của ông chủ yếu vẽ về thiếu nữ Hà Nội. Đáng chú ý có các tranh “Xuân tươi” (lụa - 1940), “Thiếu nữ bên tràng kỷ” (sơn dầu - 1941), “Thiếu nữ trước tranh tam đa” (sơn dầu - 1941), “Hai thiếu nữ và em bé” (sơn dầu - 1944), “Thiếu nữ bên hoa huệ” (sơn dầu - 1943) …

Cách mạng Tháng Tám thành công, trong niềm vui chung của cả dân tộc vừa được giải phóng, Tô Ngọc Vân đã có hai tác phẩm được đánh giá cao là hai bức tranh cổ động lớn “Phá xiềng” và “Việt Nam giải phóng”. Cũng từ đây, ý thức công dân của người hoạ sĩ, nhiệt tình cách mạng và sự say mê sáng tạo đã được hoàn toàn “giải phóng”. Sự khích lệ và đón nhận của hàng triệu công chúng đã chắp cánh cho người họa sĩ cách mạng dấn thân vào con đường nghệ thuật phục vụ kháng chiến.

Ngay sau Cách mạng Tháng Tám, ông đã vinh dự được vào Bắc Bộ Phủ để vẽ chân dung Bác Hồ. Tác phẩm “Hồ Chủ Tịch làm việc tại Bắc Bộ Phủ” đã được trưng bày tại triển lãm mỹ thuật toàn quốc lần thứ nhất tại Hà Nội. Đó là bức tranh chân dung sơn dầu đẹp nhất của Tô Ngọc Vân sáng tác về lãnh tụ kính yêu của dân tộc. Ông được Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà cử làm Giám đốc Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam.

Tuyển sinh vào học được mấy tháng thì toàn quốc kháng chiến, năm 1946, ông lên Việt Bắc, công tác tại đội tuyên truyền xung phong. Năm 1948, ông làm đoàn trưởng đoàn Văn hoá kháng chiến, rồi làm biên tập viên đầu tiên và là người sáng lập ra Báo Văn nghệ, là tác giả của một số bài viết như: “Bây giờ mới có hội họa Việt Nam”; “Tranh tuyên truyền với hội họa”, “Học hay không học”, …

Năm 1949, đi vẽ về Trung đoàn Thủ đô, ông có các tác phẩm: “Hà Nội vùng đứng lên”; “Người lính trở về”, “Khi giặc đã qua”; “Nữ cứu thương”, “Bộ đội dừng chân trên đồi”, … và hàng loạt tranh ký họakhác về bộ đội và du kích. Năm 1950, ông lại được cử làm Giám đốc Trường Cao đẳng Mỹ thuật Trung ương (sau chuyển thành Trường mỹ thuật Việt Nam)…

Đầu tháng 4/1954, ông lên đường đi Điện Biên Phủ vẽ cảnh tiền tuyến, phong cảnh Tây Bắc. Nhiều bức tranh phản ánh hơi thở của cuộc sống kháng chiến được ra đời như: “Qua đèo”, “Cho ngựa ăn”, “Qua suối”, “Trú quân”, “Giáo viên dân tộc Thái” … Ngày 17/6/1954, sau chiến thắng Điện Biên Phủ 40 ngày, Tô Ngọc Vân cùng hai họa sĩ Nguyễn Văn Tỵ và Nguyễn Văn Ngọc trở lại chiến trường Điện Biên Phủ chép những tài liệu thực tế để chuẩn bị sáng tác những tác phẩm lớn về chiến thắng lịch sử này.

Nghe kể chuyện truyền thống. (Ảnh: Đức Hồng)


Khi đến đèo Lũng Lô ông bị bom Pháp sát hại, chỉ một tháng trước khi hiệp định Giơnevơ được ký kết. Đúng vào thời gian này, nhà văn Nguyễn Đình Thi đưa đoàn làm phim Liên Xô lên Điện Biên Phủ thì nhận được tin này cùng một chiếc ba lô và một ống bương to, trong đựng rất nhiều ký họa về chiến trường của Tô Ngọc Vân ngay tại chân đèo Lũng Lô, do một anh công an dẫn đường trao lại. Đó là những kỷ vật cuối cùng của danh họa Tô Ngọc Vân.

Tháng 11/1954, ngay sau khi thủ đô được tiếp quản, tại triển lãm mỹ thuật toàn quốc, toàn bộ tranh của Tô Ngọc Vân vẽ trong thời gian kháng chiến đã được tặng giải thưởng lớn, để tưởng nhớ ông, khoá học 1955 – 1957 của Trường Mỹ thuật Việt Nam đã mang tên Tô Ngọc Vân. Năm 1956, thi hài ông được chuyển từ nơi hy sinh về an táng tại nghĩa trang Thanh Xuân (Hà Nội). Năm 1969, được Nhà nước công nhận là liệt sĩ và chuyển hài cốt về an táng tại nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội).

Tác phẩm của Tô Ngọc Vân đã được triển lãm nhiều lần trong nước và trên thế giới, được hoan nghênh và đánh giá rất cao. Do hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt, nhiều tác phẩm đẹp và có giá trị đã bị thất lạc, thời gian phá huỷ. Số còn lại, cơ bản là ký họa và một số ít tác phẩm tranh sơn dầu, sơn mài đang còn lưu giữ ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Tô Ngọc Vân đã được truy tặng Huân chương Kháng chiến hạng Nhì, Huân chương Độc lập hạng Nhất, Giải thưởng Hồ Chí Minh (đợt 1). Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đều có đường phố mang tên Tô Ngọc Vân.

Cả cuộc đời Tô Ngọc Vân đã dành cho hội họa, tác phẩm để lại của ông trở thành tài sản vô giá của nền mỹ thuật Việt Nam và mãi mãi được trân trọng, giữ gìn.

Lý Kim Khoa


Nguồn: Báo Yên Bái - Cập nhật: Thứ hai, 25/7/2011 | 9:16:57 AM





NHÂN 55 NĂM NGÀY DANH HỌA TÔ NGỌC VÂN HY SINH (17/6/1954 - 2009)

Chuyện chưa kể về Tô Ngọc Vân và bức vẽ cuối cùng


Tân Linh
(TT&VH) - Danh họa Tô Ngọc Vân đã hy sinh vào ngày 17/6/1954 trên đường đi sáng tác về không khí chiến thắng của quân dân ta sau khi kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử. 55 năm sắp trôi qua nhưng vẫn còn nhiều câu chuyện, nhiều giai thoại chưa được kể về người họa sĩ tài danh này, đã sống và chết vì Tổ quốc…

Thiếu nữ bên hoa huệ đã trở về VN?


Họa sĩ Tô Ngọc Vân qua nét vẽ Lê Lam.


Họa sĩ Tô Ngọc Vân sinh ngày 15/12/1908 tại làng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Năm 17 tuổi bỏ ngang, trung học, ông thi và đỗ vào Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương năm 1926 và sớm trở thành một trong những tên tuổi lớn của nền nghệ thuật tạo hình Việt Nam.

Từng tham gia giảng dạy ở Trường Mỹ thuật Đông Dương, rồi Trường Mỹ thuật Phnom Penh (Campuchia), sau này làm Hiệu trưởng Trường Mỹ thuật Việt Nam, nhưng Tô Ngọc Vân vẫn say mê sáng tạo. Ngay từ năm 1931 tác phẩm sơn dầu Bức thư đã được tặng bằng danh dự triển lãm hội họa Pháp và được tặng HCV tại Triển lãm thuộc địa Paris. Nhiều bức vẽ của ông được xếp vào hàng kiệt tác từ rất sớm: Dưới ánh mặt trời, Bụi chuối ngoài nắng, Trời dịu, Thiếu nữ bên tranh Tố Nữ, Bên hoa sen... Những người đàn bà thành thị trong tranh Tô Ngọc Vân mang một vẻ đẹp thuần Việt, không cụ thể mà vẫn toát lên biểu tượng của sự trong trắng, hiền dịu cao quý vốn là đức tính quý báu của họ.

Sau Cách mạng tháng Tám, một bước ngoặt mới trong sáng tác của Tô Ngọc Vân. Tác phẩm của ông mang hơi thở cuộc sống chiến đấu, thấm đẫm cái nhiệt tình của thời đại trong tranh ông với những bức Bác Hồ ở Bắc Bộ phủ, Hành quân qua suối, hay mô tả cuộc sống kháng chiến của quân và dân trên khắp nẻo đường...

Kiệt tác Thiếu nữ bên hoa huệ vẽ năm 1943 có lẽ cũng mang số phận long đong của người đàn bà đẹp. Theo GS-TS Tô Ngọc Thanh, trưởng nam của họa sĩ Tô Ngọc Vân thì: “Khi gia đình đi kháng chiến, bức Thiếu nữ bên hoa huệ được để lại trong nhà chúng tôi ở ngõ Trại Khách, phố Khâm Thiên, nay là ngõ Thổ Quan. Đến khi hòa bình trở về Hà Nội thì bức họa đã trở thành sở hữu của nhà sưu tập nổi tiếng Đức Minh. Ông Đức Minh nói là mua lại của một người khác. Nghe nói khi ông Đức Minh qua đời thì các con ông bán bức tranh với giá 15.000 USD. Lúc ấy chúng tôi đã báo cáo việc này với ông Bộ trưởng Bộ Văn hóa và đề nghị Bảo tàng Mỹ thuật mua lại. Đáng tiếc là Nhà nước khi đó không thể chi món tiền lớn hơn định mức quy định nên câu chuyện rơi vào im lặng, để bức tranh vào tay nhà sưu tập sống ở Singapore, hình như (tôi không được biết chính xác) tên Hà Thúc Cần...”.

“Tôi không bảo đảm những điều nói trên là hoàn toàn đúng vì việc mua bán là việc riêng của hai bên, nên tôi không có cơ hội được tiếp cận, nhưng đó là tất cả những gì tôi được biết về sự việc này” - GS-TS Tô Ngọc Thanh thận trọng cho biết.

Bức tranh "Thiếu nữ bên hoa huệ" (Tranh sơn dầu, 1943).


Bức tranh được treo ở Singapore rồi tiếp tục phiêu lãng. Thế là mấy mươi năm người Việt không còn được ngắm nguyên bản Thiếu nữ... mang nét buồn quý phái cúi xuống bông hoa trắng muốt kia nữa. Tất cả những bản in trong sách báo không đồng nhất. Cả bức in trên logo triển lãm nhân 100 năm Tô Ngọc Vân cũng là bản chép. Rồi thì trên thị trường tranh nhái, đi đâu cũng thấy Thiếu nữ bên hoa huệ. Nhiều bức sơn dầu vẽ giống 99%, giống đến cả chữ ký dưới tranh... Thiếu nữ bên hoa huệ có lẽ đã “nuôi” không biết bao nhiêu người chép tranh từ bấy đến nay!?

Có tin hiện nay, kiệt tác ấy của cố danh họa Tô Ngọc Vân đã trở về Việt Nam và hiện đương được một nhà sưu tập ở Hà Nội sở hữu với giá lên đến 200 ngàn USD. Chủ sở hữu bức tranh đã có lần muốn nhờ họa sĩ Tô Ngọc Thành (người con trai thứ của Tô Ngọc Vân) đến thẩm định hộ nhưng anh từ chối vì sợ là có thể nhìn thấy bức tranh Thiếu nữ... giả, khi đó điều đáng sợ nhất có thể xảy ra là sự sụp đổ của chủ nhân...

Ngã xuống dưới chân đèo Lũng Lô



Tô Ngọc Vân đã ngã xuống ở gần đèo Lũng Lô vì bom của Pháp sau khi hoàn thành bức ký họa cuối cùng có tên Đèo Lũng Lô, mô tả cảnh chiến sĩ và dân công hỏa tuyến mừng vui phấn khởi trở về sau ngày chiến thắng Điện Biên vào buổi sáng 17/6/1954.


55 năm đã qua nhưng hình ảnh người họa sĩ tài danh Tô Ngọc Vân ngã xuống vẫn được nhắc như một sự hy sinh của người nghệ sĩ cuối cùng sau cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm.

GS-TS Tô Ngọc Thanh kể:
"Thời điểm cha tôi hy sinh là sau khi toàn thắng chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 40 ngày và chỉ cách ngày ký Hiệp nghị Geneve có 34 ngày. Cái chết như một định mệnh bởi ông có mặt ở mặt trận Điện Biên Phủ theo chiều dài chiến dịch, trực tiếp sáng tác về chiến dịch... Vậy mà, sau khi chiến dịch đã thành công, trên đường đi vẽ không khí chiến thắng thì lại bị dính bom. Khi đó cha tôi đương ở trong ngôi nhà sàn người Tày, thuộc bản Hoi gần khu vực Ba Khe. Máy bay B29 của không quân Pháp phát hiện khói bếp của đoàn dân công gần đấy, nên đến oanh kích..."
GS Thanh kể tiếp:
“Mấy ngày sau tôi đương dạy học bên Hiệp Hòa, Bắc Giang tôi nhận được hung tin cha tôi hy sinh gần chân đèo Lũng Lô. Xin nghỉ dạy học, tôi một mình đạp xe từ Hiệp Hòa vượt bao đèo suối lên Yên Bái. Đến nơi cha tôi đã được mai táng trước đó bốn ngày. Do điều kiện chiến tranh nhiều người phải chôn chung. Riêng cha tôi được chôn riêng do trước đó ông được giới thiệu là trưởng đoàn công tác, lại có ưu ái vì họa sĩ đã vẽ tặng ông chủ nhà người Tày bức chân dung. Có lẽ vì thế mà cha tôi được chôn riêng. Đến bên nấm mộ cha cạnh con suối, tôi cúi lạy cha và xin bà con cho được mai táng lại, đưa cha tôi lên ngọn đồi gần đó bên gốc ổi. Một năm sau thì gia đình tôi lên xin đưa hài cốt về nghĩa trang Hợp Thiện trên đường số 6 Hà Nội - Hà Đông nay là đường Nguyễn Trãi. Sau đó vì giải tỏa nghĩa trang để xây khu công nghiệp Cao - Xà - Lá nên mộ ông được chuyển xuống nghĩa trang Mai Dịch, khi đó dùng để mai táng những người hy sinh trong đêm 19/12/1946. Cha tôi nằm giữa những người đồng đội, đồng chí ấy... "


Sau này có ý kiến đề nghị để cha tôi vào khu cán bộ cao cấp trung ương nhưng tôi đề nghị giữ yên chỗ nằm cho người, như vậy thanh thản hơn.
Được biết sự hy sinh của họa sĩ Tô Ngọc Vân như vậy, nhưng mãi 5 năm sau ông mới được công nhận là liệt sĩ. Ấy là tình cờ trong một lần có một cán bộ cao cấp đến thắp hương cho họa sĩ ở nhà riêng trên phố Yết Kiêu. Vị cán bộ nhìn lên bàn thờ không thấy Bằng Tổ quốc ghi công hay Huân chương kháng chiến gì ngoài một bức di ảnh. Ông hỏi chủ nhà vì sao lại thế thì được cho biết họa sĩ Tô Ngọc Vân chưa được công nhận là liệt sĩ vì ông là... “họa sĩ”. Ngay lập tức, vị lãnh đạo gọi thư ký vào chỉ thị báo ngay việc này cho những người có trách nhiệm... Vậy là ngay sau đó, gia đình nhận được quyết định công nhận liệt sĩ, Bằng Tổ quốc ghi công và cả tiền tuất...

Bài thơ hầu như chưa công bố của Tố Hữu tặng Tô Ngọc Vân

Mùa Xuân năm 1991, nhà thơ Tố Hữu đã đến thăm lại ngôi nhà của họa sĩ Tô Ngọc Vân trên phố Yết Kiêu, nơi nhà danh họa đã sống những năm ở Hà Nội. Nhớ người nghệ sĩ tài hoa mệnh bạc, tưởng nhớ một người nghệ sĩ bậc thầy của hội họa Việt Nam, một người cán bộ cách mạng tận tụy đã hy sinh vì Tổ quốc, nhà thơ đã viết nên những dòng lục bát thống thiết, đầy tình cảm nhớ thương, nhan đề Thăm nhà họa sĩ Tô Ngọc Vân.

Nhà anh, cuối phố Yết Kiêu
Chợ ngồi, rau quả sớm chiều ngoài hiên
Bán mua chào giá trao tiền
Ai hay anh tự cõi tiên nhìn đời
Phòng riêng chẳng lọt nắng trời
Trông lên chợt thấy tranh tươi bút thần
Dịu dàng người đẹp thanh tân
Nghiêng đầu bên huệ trắng ngần tương tư
Người hay mơ đó? Thực hư?
Năm mươi năm lẻ tưởng như còn nàng
Bâng khuâng lại nhớ đến chàng
Long lanh ánh mắt nở nang miệng cười
Tuyệt vời Tô Ngọc Vân ơi!
Tài hoa màu sắc cho đời nên tranh
Mũ vải mềm mảnh áo xanh
Nẻo quê, xóm núi bóng anh đi về
Đường dài kháng chiến mải mê
Chân anh nào biết phút tê tái lòng
Anh đi để giọt máu hồng
Dáng anh lồng lộng cánh đồng Điện Biên


Đem bài thơ sưu tầm được cho người con trai trưởng của họa sĩ là GS-TS Tô Ngọc Thanh xem, ông Thanh xác nhận đây là bài thơ Tố Hữu tặng gia đình và “chưa công bố” lần nào...
Tân Linh

Nguồn: BÁO ĐIỆN TỬ THỂ THAO & VĂN HÓA - TTXVN - Chủ Nhật, 14/06/2009 16:51 GMT+7





Thu Tứ, “Đèo Lũng Lô”


Đường bỏ, đang trở lại lối mòn
bao nhiêu đá sỏi ngổn ngang
hòn nào viên nào chẳng từng dưới
những bàn chân có khi chỉ là chân đất
bao nhiêu súng đạn gạo muối qua đây
bút cọ giấy vải cũng qua đây
ô, cái mảnh đá trông hay nhỉ
có phải mày đã rơi ra từ túi bị
của người họa sĩ trên đường
lên Tây Bắc năm xưa!

1/5/2019
________
Đoạn đường đèo cũ từ bản Nghĩa Hưng đến nơi đặt bia di tích lịch sử đã được thay bằng đoạn mới thấp hơn, thuận tiện cho xe cộ lưu thông hơn. Đi bộ trên đường cũ, nhặt được một mảnh đá lạ mắt, bỗng nhớ họa sĩ Tô Ngọc Vân trên đường lên Tây Bắc vẽ quang cảnh chiến trường Điện Biên sau ngày chiến thắng, đi qua đèo Lũng Lô, vừa xuống tới chân đèo thì trúng bom địch, hy sinh.


Nguồn: Góc Nhìn

0 comments:

Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2018

Ký họa thiếu nữ -1940 (LYTHI Fine Arts - LYTHI auction)

Ký họa thiếu nữ

Tô Ngọc Vân

Vietnam 20th Century & Contemporary Art | 27th May 2017

Lot 01- Artist Tô Ngọc Vân
US$ 500 - 1,200

Ký họa thiếu nữ
bút chì trên giấy- 1940
chữ ký phía dưới bên trái,
kích thước nhỏ khoảng 30x 20cm

Nguồn: LYTHI Fine Arts -
Vietnam 20th Century & Contemporary Art | 27th May 2017

0 comments:

Village flottant de pêcheurs sur le Mékong

Village flottant de pêcheurs sur le Mékong

To Ngoc Van (1906-1954)


55. TO NGOC VAN (1906-1954) : VILLAGE FLOTTANT DE PÊCHEURS SUR LE MÉKONG.
Huile sur carton, signée en bas à droite.
50 x 65 cm. 4.000/6.000
Voir la reproduction.


Xem thêm: https://fr.artprice.com
Lot N° 55
Village flottant de pêcheurs sur le Mékong, par TO NGOC VAN (1906-1954)
Huile/carton, 50 x 65 cm
26/06/2015, France



Nguồn: JEAN-MARC DELVAUX - ORIENTALISME
TABLEAUX XIXEME ET MODERNES
- VENDREDI 26 JUIN 2015 A 14H 15


Có trong catalog "JEAN-MARC DELVAUX - VENDREDI 26 JUIN 2015 - ORIENTALISME - TABLEAUX XIXEME ET MODERNES"
Nhưng không có trong trang WEB JEAN-MARC DELVAUX - Tableaux, Mobilier et Objets d'art - Vente Cataloguée chez Delvaux, 75009 Paris
Fin de la vente: le 26 Juin 2015
(?)


https://fr.artprice.com/artiste/164131/to-ngoc-van

0 comments:

Vue d’Angkor, 1935

Vue d’Angkor

To Ngoc Van (1906-1954)


54. TO NGOC VAN (1906-1954) : VUE D’ANGKOR, 1935.
Huile sur toile, signée et datée en bas à droite.
50 x 65 cm. 7.000/10.000
Voir la reproduction.



Nguồn: JEAN-MARC DELVAUX - ORIENTALISME
TABLEAUX XIXEME ET MODERNES
- VENDREDI 26 JUIN 2015 A 14H 15


Xem thêm: https://fr.artprice.com/
Lot N° 54
Vue d’Angkor, 1935, par TO NGOC VAN (1906-1954)
Huile/toile, 50 x 65 cm
26/06/2015, France


Có trong catalog "JEAN-MARC DELVAUX - VENDREDI 26 JUIN 2015 - ORIENTALISME - TABLEAUX XIXEME ET MODERNES"
Nhưng không có trong trang WEB JEAN-MARC DELVAUX - Tableaux, Mobilier et Objets d'art - Vente Cataloguée chez Delvaux, 75009 Paris
Fin de la vente: le 26 Juin 2015
(?)


https://fr.artprice.com/artiste/164131/to-ngoc-van

0 comments:

Thứ Năm, 15 tháng 11, 2018

RESEAU NORD-RESEAU SUD. CHEMIN DE FER DE L'INDOCHINE. BROCHURE DES CHEMINS DE FER AVEC COUVERTURE ILLUSTREE PAR TO NGOC VAN (1906-1954)

Indochine - Mythes et Réalités 1860-1945. Chapitre 5
INDOCHINE
chapitre 5 mythes et réalités 1800-1960
c h ư ơ n g 5
Đấu giá với chủ đề: nghệ thuật của Đông Dương 1800-1960

RESEAU NORD-RESEAU SUD. CHEMIN DE FER DE L'INDOCHINE. BROCHURE DES CHEMINS DE FER AVEC COUVERTURE ILLUSTREE PAR TO NGOC VAN (1906-1954)

TO NGOC VAN (1906-1954)

TIMBRES-POSTES ET CORRESPONDANCE / Bưu chính tem và thư


RESEAU NORD-RESEAU SUD.
CHEMIN DE FER DE L'INDOCHINE.
BROCHURE DES CHEMINS DE FER AVEC COUVERTURE ILLUSTREE PAR TO NGOC VAN (1906-1954), alors encore étudiant à l'Ecole de Beaux Art de l'Indochine. Signée et datée 1928. IDEO. Dimensions: 18,5 x 22 cm. Très bon état. Rarissime.

45
200 - 300 €
Résultats sans frais
Résultat : 450 €


Nguồn:
Lynda Trouvé
- 15/10/2018 - 11:00 Et 14:00
Salle 5 - Drouot-Richelieu- 9, rue Drouot 75009 Paris


Drouot Digital
Indochine - Mythes et Réalités 1860-1945. Chapitre 5


http://catalogue.gazette-drouot.com/pdf/1605/92238/catalogue_INDOCHINE5_22x28_octobre2018BD.pdf?id=92238&cp=1605

0 comments:

Thứ Tư, 14 tháng 11, 2018

Trong trắng, thơ ngây nhưng đằm nỗi ưu tư - Gia Bảy

Trong trắng, thơ ngây nhưng đằm nỗi ưu tư

Gia Bảy

VNTN – Có thể nói hội họa Tô Ngọc Vân (1906 – 1954) là một trong những “viên gạch” đầu tiên tạo dựng nền móng vững chắc cho hội họa Việt Nam. Những tác phẩm đáng chú ý của ông từ thập niên 1930 như: Buổi trưa (1936), Thiếu nữ ngắm tranh (1938), Thiếu nữ bên hoa sen (1943), Hai thiếu nữ và em bé (1944); Bác Hồ làm việc tại Bắc bộ Phủ (1946), Hai chiến sĩ (1949), Con trâu quả thực (1954), Đốt đuốc đi học (1954). Trong đó bức sơn dầu Thiếu nữ bên hoa huệ (1943) được xem là tác phẩm nổi tiếng nhất và gây được tiếng vang trong nước và quốc tế.




Các tác phẩm của Tô Ngọc Vân luôn luôn mang đến cho người xem rất nhiều cảm xúc mạnh mẽ; kết hợp thực sự nhuần nhuyễn những tri thức hội họa phương Tây với cốt cách Á Đông và Việt Nam. Phụ nữ là đề tài muôn thưở trong Văn học – Nghệ thuật. Với hoạ sĩ, đó không chỉ là vẻ đẹp của hình sắc mà còn là cái đẹp trong quan niệm.
Bức tranh Thiếu nữ bên hoa huệ mô tả chân dung một thiếu nữ mặc áo dài trắng đang nghiêng đầu một cách đầy duyên dáng, khơi gợi về phía bình hoa huệ trắng (hay còn gọi là hoa huệ tây, có nơi gọi là hoa loa kèn. Loài hoa này đối với các tín đồ Cơ đốc giáo là biểu tượng của sự trinh trắng, đức hạnh). Hình dáng cô gái kết hợp với những chi tiết và màu sắc xung quanh tạo thành một hình khối giản dị, toát lên nét buồn man mác của thiếu nữ mơ mộng và đài các.
Sự dụng bút tả thực phương Tây với cảm quan phương Đông, bức tranh không chỉ cho người xem thấy được vẻ đẹp của hình và sắc của người thiếu nữ mà còn cho thấy lối bố cục xoắn ốc khéo léo, lạ mắt. Đường cong khơi gợi cơ thể cô gái như ôm lấy những bông hoa trắng, trông tĩnh mà động. Dường như hướng đường cong dẫn mắt người xem cảm nhận tâm trạng nét mặt ưu tư, tơ lòng vấn vương của cô gái thị thành; khuôn mặt, bàn tay được hoạ sĩ diễn tả bằng những khối được giản lược đặt trong không gian chan hòa ánh sáng.
Tranh có 3 màu chủ đạo là vàng – nâu, sắc xanh chỉ là điểm xuyết. Sự sắp xếp các mảng màu theo những đường lượn đã tạo nhịp điệu cho bức tranh. Điểm nhấn gò má ửng hồng thật đắt khi đặt cạnh mảng màu xanh của lá và xanh phảng phất ở tà áo dài, kết hợp với những mảng màu trắng dầy ở những bông hoa huệ tinh khiết tạo nên tổng thể hài hòa. Dáng mềm mại của cô gái được tôn thêm bằng tư thế bàn tay đặt hờ lên mái tóc. Cánh tay phải co tự nhiên, bàn tay hơi khum, ngón tay đỡ lấy cánh hoa nâng niu, gượng nhẹ. Tác phẩm như thầm kể với người xem về một cô gái trong trắng, thơ ngây, nhưng cũng trải qua bao ưu tư của cuộc đời.
Bên cạnh những giá trị nghệ thuật, “Thiếu nữ bên hoa huệ” còn thể hiện cho một thú chơi tao nhã của người Hà Nội, thú chơi hoa loa kèn trắng, loài hoa thường nở rộ vào tháng tư hằng năm.
Được biết khi gia đình đi kháng chiến, bức tranh được để lại trong nhà ở ngõ Trại Khách, phố Khâm Thiên, nay là ngõ Thổ Quan. Sau này nó đã trở thành sở hữu của nhà sưu tập nổi tiếng Đức Minh. Từ thập niên 80 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam có trưng bày phiên bản Thiếu nữ bên hoa huệ do họa sĩ Nguyễn Văn Thiện chép lại. Sau năm 1990, phiên bản này mới được gỡ bỏ bởi Bảo tàng chỉ treo tranh bản chính. Thời điểm đó bản gốc Thiếu nữ bên hoa huệ đã được bán qua tay nhiều thương gia nước ngoài. Năm 2017, đã có thông tin tranh gốc Thiếu nữ bên hoa huệ đã trở về Việt Nam. Kiệt tác nay đang thuộc quyền sở hữu của nhà sưu tập Bùi Quốc Trí, con trai nhà sưu tập Đức Minh.
Thông tin chỉ bó hẹp ở một số nhà sưu tập tranh ở thành phố Hồ Chí Minh. Họa sĩ Lê Anh Vân, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam cho biết: “Tôi chưa từng nghe đến sự việc như vậy. Nhưng trình độ làm tranh giả ở Việt Nam giờ tinh vi lắm, nếu Thiếu nữ bên hoa huệ đã trở về thật thì khâu thẩm định phải rất thận trọng để đừng “nhìn gà hóa cuốc”.



Gia Bảy
Nguồn: Trang thông tin điện tử của Báo Văn nghệ Thái Nguyên - 14 Tháng Mười Một, 2018

0 comments: