Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2018

Thiếu Nữ Bên Hoa Huệ - Nguyễn Tấn Đạt

Thiếu Nữ Bên Hoa Huệ - Tô Ngọc Vân


Nguyễn Tấn Đạt

Phân tích giá trị nghệ thuật của tác phẩm mỹ thuật tiêu biểu Thiếu nữ bên hoa huệ (sơn dầu-1943)
Thiếu nữ bên hoa huệ (sơn dầu - 1943)
Thiếu nữ bên hoa Huệ và những tác phẩm nổi tiếng của danh họa Tô Ngọc Vân

Thiếu nữ bên hoa huệ là một bức tranh miêu tả dáng một thiếu nữ Hà thành nghiêng nghiêng thật tự nhiên, uyển chuyển, tay vờn nhẹ cành huệ trắng tinh khiết. Những hòa sắc và đường nét, hình khối giản dị của bức tranh toát lên một nét buồn vương vấn, nhẹ nhàng, không duyên cớ. Khi mà mọi người biết đến bức tranh, “Thiếu nữ bên hoa huệ” (1943), một kiệt tác của danh hoạ Tô Ngọc Vân, giá trị thẩm mỹ đã như một liều thuốc hữu hiệu gỡ bỏ một số định kiến xã hội lúc đương thời.Trong những năm 1920 xã hội Việt Nam có nhiều chuyển biến sâu sắc ở thành thị cuộc sống tư sản hoá đã thắng lợi và ổn định, đời sống về mặt tinh thần cũng được đòi hỏi với nhu cầu tiếp cận với nền văn minh phương tây đặc biệt là Pháp đã ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của cư dân này điều đó ảnh hưởng nhiều đến những giá trị truyền thống của người Việt Nam.

0 comments:

Kiệt tác "Thiếu nữ bên hoa huệ" đã trở về Việt Nam?

Kiệt tác "Thiếu nữ bên hoa huệ" đã trở về Việt Nam?

THANH XUÂN

ANTD.VN - Sau những tháng ngày “bặt vô âm tín”, thời gian vừa qua, có thông tin cho rằng, kiệt tác hội họa”Thiếu nữ bên hoa huệ” đã trở về Việt Nam.
Năm 2005, đoàn nghiên cứu của Ban Mỹ thuật Hiện đại-Viện Mỹ thuật Việt Nam đã được tiếp cận tác phẩm được cho là bản gốc bức tranh “Thiếu nữ bên hoa huệ”. Màu thời gian và trình độ điêu luyện của người vẽ đã làm các nhà nghiên cứu có cảm giác tốt về bức tranh.

Bức tranh “Thiếu nữ bên hoa huệ” thuộc sở hữu của ông Bùi Quốc Trí có màu trầm và nhạt hơn các bức tranh chép trên thị trường

0 comments:

Số phận những kiệt tác của Hội họa Việt Nam

Số phận những kiệt tác của Hội họa Việt Nam

HOÀNG ĐĂNG

Thiếu nữ bên hoa huệ, Chơi ô ăn quan… đều có những phiên bản từng được treo tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Trong khi đó, bức tranh gốc lại có số phận chìm nổi gắn với biết bao biến thiên, thăng trầm của thời cuộc…


Hành trình lưu lạc…



Thiếu nữ bên hoa huệ được họa sĩ Tô Ngọc Vân (1906 – 1954) vẽ năm 1943, khi ông đang giảng dạy tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Ngoài bút pháp điêu luyện trong sử dụng màu, bố cục, Thiếu nữ bên hoa huệ được vẽ bằng dao (cuto). Từng nét dao khéo léo làm nên vẻ mềm mỏng thanh thoát ở tà áo dài, cái mềm mại gợi cảm ở đường cong trên đùi thiếu nữ và nhất là cách dùng dao gạt bớt lớp sơn phía trên để lộ ra lớp sơn hồng bên dưới tạo nên sắc ửng hồng trên má thiếu nữ…

Thiếu nữ bên hoa huệ - 1943 - Tô Ngọc Vân

0 comments:

70 năm ra đời kiệt tác "Thiếu nữ bên hoa huệ": Trẻ mãi một nàng tố nữ

70 năm ra đời kiệt tác "Thiếu nữ bên hoa huệ": Trẻ mãi một nàng tố nữ

Nguyễn Thụy Miên

Theo ghi nhận của các chuyên gia thì ở kiệt tác "Thiếu nữ bên hoa huệ", với bố cục chặt chẽ, hoàn hảo, Tô Ngọc Vân đã tạo cho thị giác người xem chuyển dịch theo một vòng khép kín, khiến gương mặt thiếu nữ ghé vào bông hoa trở thành điểm nhấn nổi bật, thành trung tâm của bức tranh. Kết hợp với cách sử dụng màu điêu luyện, đặc biệt là màu trắng, Tô Ngọc Vân đã dựng lên một hình ảnh thiếu nữ mơ mộng và đài các...

Kiệt tác "Thiếu nữ bên hoa huệ" của danh họa Tô Ngọc Vân hiện đã vào tuổi 70.

0 comments:

The First Step of the Vietnamese Modern Painting

The First Step of the Vietnamese Modern Painting

By To Ngoc Van

The Fine-Arts School, in the first year of its founding, was situated in Dufeur garden, that is to say, within the limits of the present-day school. That was a repository of the Public Works Service, roofed with zinc, in 1925, where were put shovels and pickaxes. It was both the residence of the director, Mr. Tardieu, and the gathering place for successful candidates. In this cradle of the modern Fine Arts school may be seen some large pictures by Mr. Tardieu, now shown at the lecture-room of the University of Indochina. By that time, they were not moss-grown and covered with mould as they are today. They always sparkled with red light of ripe oranges. In front of them stood a very long ladder that reached the top of the pictures. It used to crackle under Mr. Tardieu's heavy footsteps each time he climbed up to work on a picture. Every day, we crowded together at the foot of the ladder, with both sympathy and mischief. All day long, the ladder watched a very aesthetically unkempt hair of Le Pho who frequently wore a starched collar with a long black necktie. It mischievously witnessed the young Nguyen Phan Chanh's ill luck that occurred twice a day, in the morning and the afternoon. The reason for this is that he never parted from his discolored umbrella, which he always kept beside him, even when he worked on a painting. The first day Mr. Tardieu saw it; he carried the umbrella away and hung it on a rung of the ladder without scrupling to offend Nguyen Phan Chanh. However, the next day, then the day after the next, it rested with Phan Chanh to keep his umbrella beside him, and with Mr. Tardieu to hang the umbrella on the ladder. As for the towering ladder, it crackled each time the umbrella was hung on it, as if it poked fun and counted up once again. Over there is Mai Trung Thu with his lips hung and his wide opened eyes that seemingly wanted to run onto the posing naked model's body which he was perseveringly sketching in. At this little place was sitting Le Van De who was also absorbed in his work, also persevering in his efforts. Now and then, he busted out laughing at something unknown, like a firecracker, which suddenly breaks out.

Were there not the Fine-Arts School, a lot of ardent hearts devoted to Fine Arts would have been wasted in a certain unrighteous art. The God of this art is Mr. Tran Phenh, an artist we have formerly admired and have considered a hardly available lofty target. His art consists in dexterity; his talent consists in forging gaudy colours to be applied to figures copied faithfully from photos without taking into account the artist's emotion.

Mr. Phenh has been present at the first entrance examination to the Fine Arts School. We took a covetous glance at him, thinking that he came there not to be a student of the Fine-Arts School, but to become a teacher. During the execution of academy figures, everybody opened wide his eyes to watch the motion of Mr. Phenh's hand on the paper. He took out successively from behind his ears lots of pencils of all sizes, unrolled sheets of glossy paper of every format, as cleverly as a coiffeur cleaning the customer's ears. He added finishing touches to the eyelashes or the wrinkles on the lips of the "model" in the picture.

The examination result was quite astonishing: Mr. Phenh was failed. He himself and his art ceased to be sacred.
Joyful, passionate, confident, we entered the Fine-Arts school to reach the palace of the "Beauty" which very soon we were attracted to. Are there any young people having such a passion for the human beauty as ours for the "Beauty"?

In the world of such passionate hearts, people talked about well-known Chinese, Japanese or European painters of this century or the past one. People delved into their characters, their talents as if the latter are their old acquaintances, although they knew the artist only through publications or through colour or black-and-white photos of the latter's works. One loves the work only after understanding it. These works have something sympathetic, a certain ambience in which our Fine-Arts school students feel at ease.

Do not ask them why. They can give only a reply after Montaigne: "Since it is Hokusai, Manet. Cezanne, Van Gough... Since it is we..." The collision between the Fine-Arts School and the public began in the first exhibition in about 1928-1929, at the very Fine-Arts School. There was the painting, "A maiden with tangled hair" with a sorrowful physiognomy by Le Pho, the "Maiden sitting on camp bed" with tears in her eyes by Mai Trung Thu. There was the soft "Old man" by Miss Le Thi Luu, some pictures painted with dark-brown colours by Nguyen Phan Chanh describing the countryside. Silk-paintings had not come into being yet. They were only uneven and rough canvases, and not smooth and shiny ones like photos to the public's liking. The press made cautious remarks. People blamed pictures by Le Pho and Nguyen Phan Chanh for their mud-like colours... Did they think these remarks to be merely a praise? A daily newspaper was even ironical about the "?asciviousness" of Mai Trung Thu's painting, because the artist painted a young woman wearing satinet trousers and a bodice without outer garment... The then general tendency among painters was to refine the figure of a maiden that looked dreamy, innocent, and melancholic... Is that a sign of the times? Who may be compared to Mai Trung Thu in depicting eyes wet with tears? Every maiden pictured by Le Pho had dim eyes without living glints. People liked their pictorial works to look Chinese, Japanese. People used to append lots of red seals to lengthy Chinese inscriptions, picture rocks, trees, silhouettes that are seen only in Chinese paintings. 'Quite Chinese! ', that is a praise for a painting warm-heartedly received by the author. This risible spectacle has betrayed a mannerism, a preference given to the routine over the sincere emotion, as if the pictorial work has merely an outward look without sheltering a soul.

In 1931, the colonial fair held in France has put the French public in touch with Vietnamese painting. I would like to mean silk-paintings which look neither European nor Chinese by the young Nguyen Phan Chanh who formerly kept jealously his umbrella beside him, the young man who has launched a movement for special Annamese silk-paintings that he himself and all others have never thought about.

(This article by To Ngoc Van appeared in "Xuan Thu Nha Tap" in 1942)(?).


Les Premiers Pas de la Peinture Vietnamienne Moderne

Par Tô Ngoc Vân

L'Ecole des Beaux-Arts, lors de sa fondation, se trouvait dans le Jardin Dufeur, c'est-à-dire à l'emplacement de l'Ecole actuelle. C'était un entrepôt du Service des Travaux Publics, avec un toit en zinc, en 1925. Là y étaient entreposées pelles et pioches. C'était à la fois la résidence du directeur, M. Tardieu, et le lieu de réunion des candidats admis. Dans ce berceau de l'Ecole Moderne des Beaux-Arts, on pouvait voir quelques grands tableaux de M. Tardieu, qui sont exposés maintenant dans la salle de conférence de l'Université d'Indochine. Ils n'étaient pas alors recouverts de mousse et de moisissure comme maintenant. Ils ont toujours brillé avec la lumière rouge des oranges mûres. Une très longue échelle placée en face des tableaux atteignait leur partie supérieure. Ses marches craquaient sous les pas lourds de M. Tardieu chaque fois qu'il y grimpait pour travailler sur un tableau. Toute la journée, l'échelle observait un Lê Phô à la coiffure esthétiquement désordonnée et qui portait souvent une longue cravate noire nouée sous un col amidonné. Elle a été souvent le témoin malicieux de la malchance du jeune Ngyên Phan Chanh deux fois par jour, une fois le matin, une fois l'après-midi : celui-ci ne se séparait jamais de son parapluie décoloré qu'il gardait toujours à côté de lui, même quand il peignait. Le premier jour qu'il le vit, M. Tardieu emporta le parapluie et l'accrocha à un barreau de l'échelle sans se soucier d'offenser Nguyên Phan Chanh. Cependant, le lendemain puis les jours suivants, Phan Chanh continuait à garder son parapluie près de lui , et M. Tardieu continuait à l'accrocher à l'échelle dont les barreaux craquaient à chaque fois que le parapluie était posé dessus, comme s'il se moquait d'elle. Là-bas, il y avait Mai Thu, la lèvre pendante, les yeux grands ouverts parcourant le corps nu du modèle qu'il persévérait à dessiner. A cette petite place s'asseyait Lê Van Dê, qui était aussi absorbé dans sa peinture, persévérant aussi dans ses efforts. De temps à autre, il éclatait de rire, on ne sait pourquoi, comme un pétard qui éclate .

Si ce n'avait pas été l'Ecole des Beaux-Arts, beaucoup de cœurs ardents dévoués aux Beaux-Arts auraient été perdus dans un art impie. Le Dieu de cet art était M. Trân Phenh, un artiste que nous avions admiré et considéré comme un artiste hors de notre portée. Son art consistait en dextérité, son talent consistait à produire des couleurs criardes appliquées sur des silhouettes copiées de photos, sans se préoccuper de l'émotion de l'artiste. M. Phenh était présent au premier examen d'entrée de l'Ecole des Beaux-Arts. Nous le regardions avec envie, pensant qu'il venait là non pour étudier, mais pour devenir un professeur. Pendant les travaux de nus académiques, tout le monde ouvrait grand ses yeux pour observer le mouvement des mains de M. Phenh sur le papier. Il sortait de derrière ses oreilles des crayons de toutes tailles, puis des feuilles de papier brillant de tous formats, aussi habilement qu'un coiffeur nettoyant les oreilles de son client. Il ajoutait les touches de finition aux cils ou aux rides des lèvres sur le modèle dans le tableau. Les résultats de l'examen furent très étonnants : M. Phenh échoua.
Lui-même et son art ont alors cessé d'être sacrés. Joyeux, passionnés, confiants, nous sommes entrés à l'Ecole des Beaux-Arts pour atteindre le palais de la " Beauté " vers laquelle nous fûmes très vite attirés. Y eut-t-il d'autres jeunes gens ayant une passion pour la beauté humaine telle que la nôtre pour la " Beauté " ?
Dans le monde de cœurs aussi passionnés, on parlait des peintres chinois, japonais ou européens connus de ce siècle ou du siècle passé. On aimait fouiller dans leur caractère, leur talent, comme s'ils étaient de vieilles connaissances, bien qu'ils ne leur soient connus que par les journaux ou les couleurs ou le noir et blanc des photos de leurs dernières œuvres. On aime un tableau seulement après l'avoir compris. Ces œuvres avaient quelque chose de sympathique, une certaine atmosphère dans laquelle nos étudiants des Beaux-Arts se trouvaient à l'aise.

Ne leur en demandez pas la raison. Ils peuvent seulement vous répondre, selon Montaigne : " parce que c'est Hokusai, Manet, Cézanne, Van Gogh … parce que c'est nous … ". La querelle entre l'Ecole des Beaux-Arts et le public commença avec la première exposition en 1928-29 à l'Ecole même des Beaux-Arts. Il y avait le tableau " Jeune Fille Aux Cheveux Emmêlés " avec un visage plein de tristesse peint par Lê Phô, " La Jeune Fille Sur Un Lit de Camp ", les larmes aux yeux, peint par Mai Trung Thu. Il y avait le doux " Vieillard " peint par Mlle Le Thi Luu, quelques tableaux de couleur marron foncé par Nguyên Phan Chanh, décrivant la campagne. Les peintures sur soie n'existaient pas encore. C'étaient des toiles rugueuses et rudes, ni lisses ni brillantes comme les photos que le public aimait. La presse fit des remarques prudentes. On blâmait les tableaux de Le Phô et de Nguyen Phan Chan pour leurs couleurs " boueuses ". Pensaient-ils que ces remarques étaient simplement élogieuses ? Un quotidien remarquait de façon ironique la " lascivité " de la peinture de Mai Trung Thu parce que l'artiste avait peint une jeune femme portant un pantalon en satin et seulement un cache-seins. A l'époque, la tendance générale parmi les peintres était de représenter une jeune fille rêveuse, innocente et mélancolique … Etait-ce un signe des temps ? Qui peut être comparé à Mai Trung Thu pour peindre des yeux remplis de larmes ? Toutes les jeunes filles peintes par Lê Phô avaient des yeux ternes sans éclat. Les gens aimaient les peintures lorsqu'elles paraissaient chinoises ou japonaises. Ils aimaient appliquer de nombreux sceaux rouges aux longues inscriptions chinoises, ils aimaient les rochers, les arbres, les silhouettes qu'on retrouvait seulement dans les peintures chinoises. " Très chinois ", c'était un compliment qui était reçu avec bonheur par l'artiste. Ce spectacle risible trahissait un manieurisme, une préférence pour la routine au lieu de l'émotion sincère, comme si l'œuvre pictorale n'était qu'un regard vers l'extérieur sans âme.

En 1931, la Foire Internationale qui eut lieu en France permit au public de découvrir la peinture vietnamienne. J'aurais aimé par là dire la peinture sur soie, qui ne ressemblait ni à la peinture européenne, ni à la peinture chinoise, du jeune Nguyên Phan Chanh qui gardait jalousement son parapluie près de lui, le jeune homme qui a amorcé un mouvement pour la peinture sur soie, spécifiquement vietnamienne, à laquelle ni lui ni les autres n'avaient jamais pensé.

(Cet article écrit par Tô Ngoc Vân a paru dans " Xuan Thu Nha Tap " en 1942)

“Bước đầu của hội họa Việt Nam hiện đại” đăng trên tờ Thanh Nghị (?)
...
Dưới sự điều hành của Victor Tardieu và Nam Sơn, bộ máy thuộc địa của thực dân Pháp không mấy hài lòng về nhà trường vì chúng thấy không đạt hiệu quả kinh tế nên đối xử thô bạo là tìm cách đóng cửa! Nhằm phản ứng lại thái độ thực dân và hành động phi văn hóa như thế, Victor Tardieu và Nam Sơn đã bàn với nhau phải tổ chức cuộc triển lãm để đánh động dư luận.

Cuộc trưng bày đầu tiên này đã diễn ra vào năm 1928 ngay tại nhà trường. Ta thấy có tranh Thiếu nữ rũ tóc của Lê Phổ, Thiếu nữ ngồi trên sập của Mai Trung Thứ, Ông già của Lê Thị Lựu, Cò trắng và cá vàng, Chợ gạo trên tả ngạn sông Hồng của Nam Sơn, Hai vợ chồng nông dân trục lúa của Nguyễn Phan Chánh... ngoài ra còn có bài viết Bước đầu của hội họa Việt Nam hiện đại của Tô Ngọc Vân. Dư luận rất hoan nghênh thành quả nghệ thuật mà nhà trường đã đạt được qua cuộc triển lãm này...
Người đặt nền móng cho mỹ thuật hiện đại VN - Lê Minh Quốc, 03/08/2014, Báo Thanh Niên.







0 comments:

Số phận “hồng nhan đa truân” của bức họa nổi tiếng nhất Việt Nam – ‘Thiếu nữ bên hoa huệ’

Số phận “hồng nhan đa truân” của bức họa nổi tiếng nhất Việt Nam –
‘Thiếu nữ bên hoa huệ’

Thiện Lương


Họa sĩ Tô Ngọc Vân được đánh giá là một trong những người sử dụng chất liệu sơn dầu đầu tiên ở Việt Nam. Ông còn được xem là một trong những họa sĩ lớn của hội họa Việt Nam, nằm trong “bộ tứ” nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn (Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Tường Lân, Trần Văn Cẩn). Ngay từ những năm học trong trường Mỹ thuật, ông đã sớm nghiên cứu kỹ lưỡng kỹ thuật sử dụng chất liệu sơn dầu. Ông đã viết những dòng tự sự .. ‘tôi đã mơ xây dựng một nền hội họa Việt Nam có tính chất dân tộc’. Và “thiếu nữ bên hoa huệ” của ông đã làm được điều ấy.

Họa sĩ Tô Ngọc Vân. (Ảnh: Media.designs.vn)


Tô Ngọc Vân là một cậu bé con nhà nghèo, quá tuổi mới được đến trường học chữ. Đang học trung học năm thứ 3, ông bỏ học để đi theo con đường nghệ thuật. Năm 1926, ông thi đỗ vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, thuộc thế hệ đầu tiên của trường, tốt nghiệp khóa 2 năm 1931.

Họa sĩ Tô Ngọc Vân học cùng thời với Họa sĩ Trần Văn Cẩn 1926-1931. Họa sĩ còn được coi là một trong những nghệ sĩ xuất sắc của hội họa Việt Nam trước 1945.

Sau khi ra trường, Tô Ngọc Vân đã có tác phẩm xuất sắc, được giải thưởng cao ở Pháp. Ông thường đi vẽ nhiều nơi như Phnôm Pênh, Băng Cốc, Huế… Ông cũng là một người viết về mỹ thuật, phê bình nghệ thuật trên báo chí. Ông cũng từng hợp tác với một số báo nổi tiếng thời xưa.

Từ 1935 đến 1939 ông dạy học ở trường trung học Phnom Penh, sau đó ông về dạy ở Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương tới 1945. Thời gian đó ông vừa giảng dạy vừa sáng tác. Sau cách mạng Tháng Tám, Tô Ngọc Vân tham gia kháng chiến chống Pháp. Năm 1950 ông phụ trách Trường Mỹ thuật Việt Bắc. Thời gian này ông đã vẽ rất nhiều ký họa.

BứcTranh ‘Thiếu nữ bên hoa huệ’. (Ảnh: Wikimedia.org)


Bức Tranh thiếu nữ bên hoa huệ được coi là tác phẩm gắn liền với tên tuổi của họa sĩ Tô Ngọc Vân cũng như là một trong những đại diện tiêu biểu nhất của nền Mỹ Thuật Việt Nam thế kỷ 20. Đây cũng là một trong những tác phẩm tiêu biểu của kho tàng mỹ thuật Việt Nam. Tranh miêu tả về thiếu nữ mặc áo dài trắng nghiêng mình về phía bình huệ tây trắng (hoa loa kèn). Hình dáng cô gái cùng gam màu trong tranh toát ra tâm sự điểm chút cô đơn, buồn vương nhẹ nhàng. Bên cạnh giá trị nghệ thuật, cái hồn của tác phẩm cũng thể hiện ra phong thái tao nhã của người Hà Nội thời điểm đó.

Thông qua kỹ thuật, ông đã cố gắng lột tả được vẻ đẹp của dịu dàng duyên dáng người phụ nữ Việt Nam vào thời điểm đó, mà tiêu biểu là bức họa chân dung thiếu nữ bên hoa huệ.

Người mẫu của bức tranh là cô Sáu, cháu gái của họa sĩ, Cô còn là người mẫu cho nhiều tác phẩm khác trong đó có bức Thiếu Nữ Bên Hoa sen. Bên cạnh Tô Ngọc Vân, cô Sáu còn là người mẫu tranh cho nhiều họa sĩ nổi tiếng đương thời như Tần Văn Cẩn, Nguyễn Gia Trí, Lương Xuân Nhị.

Thiếu nữ bên hoa huệ Sau này được bán cho nhà sưu tập tranh nổi tiếng Đức Minh (tên thật là Bùi Đình Thản). Sau khi ông Đức Minh qua đời, tác phẩm này được các con của ông bán cho một người sưu tầm tên là Hà Thúc Cần với giá 15.000 USD và ông Cần đã bán tác phẩm nổi tiếng này ra nước ngoài.

“Thiếu nữ bên hoa huệ” quả là có số phận của một “hồng nhan đa truân”. Theo GS-TS Tô Ngọc Thanh, trưởng nam của họa sĩ Tô Ngọc Vân kể lại rằng “Khi gia đình đi kháng chiến, bức tranh được để lại trong nhà chúng tôi ở ngõ Trại Khách, phố Khâm Thiên, nay là ngõ Thổ Quan. Đến khi hòa bình trở về Hà Nội thì nó đã trở thành sở hữu của nhà sưu tập nổi tiếng Đức Minh. Ông Đức Minh nói là ông mua lại bức tranh từ một người khác”.

Bốn năm sau ngày tác giả bức vẽ hy sinh, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã mượn “Thiếu nữ bên hoa huệ” từ bộ sưu tập của nhà sưu tập Đức Minh để đưa đi tham gia “Triển lãm mỹ thuật tại một số quốc gia Châu Âu”. Ngay lập tức, họa sĩ Tô Ngọc Vân được báo chí của những nước này ca ngợi như một hiện tượng của hội họa Việt Nam.

Họa sĩ Tô Ngọc Thành, con trai thứ của họa sĩ cho biết: Sau này khi nhận được tin về việc bức tranh nổi tiếng của bố mình sẽ được bán đấu giá, lo sợ bức tranh bị đưa ra nước ngoài, ông đã báo cho các cấp quản lý có liên quan biết, nhưng không thấy ai hồi âm (có lẽ Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam không dám mua vì theo qui định lúc đó, giá cao nhất dành cho một bức tranh chỉ là 2.000 USD). Thế là kiệt tác nghệ thuật này – trước là vào tay nhà sưu tập Hà Thúc Cần (ông Cần mua lại từ gia đình ông Đức Minh với giá 15.000 USD), sau là bị ông Cần dùng kế đưa trót lọt ra nước ngoài và bán lại bức tranh cho một khách ngoại quốc, bất chấp việc Nhà nước có qui định nghiêm cấm việc này…

Cũng theo ông Thành, trong cuốn “100 năm mỹ thuật đương đại Việt Nam” do gallery Đông Sơn của ông Hà Thúc Cần ấn hành tại Singapore có in ảnh bức “Thiếu nữ bên hoa huệ”. Đây là bức sao chụp từ bản gốc. Còn thì tuyệt đại đa số các bức “Thiếu nữ bên hoa huệ” mà người Việt Nam ta được… chiêm ngưỡng, thưởng thức từ mấy chục năm nay (cả bức in trên logo triển lãm nhân 100 năm sinh Tô Ngọc Vân) cũng chỉ là… tranh chép, trong đó có những phiên bản không đồng nhất.

Hội chứng “Thiếu nữ bên hoa huệ” giả còn khiến cho họa sĩ Tô Ngọc Thành ái ngại khi có lần, một nhà sưu tập tranh ở Hà Nội nhờ ông tới thẩm định hộ bức tranh “Thiếu nữ bên họa huệ” mà ông ta mua được ở nước ngoài với giá 200.000 USD xem thật giả tới đâu, họa sĩ Thành đã từ chối bởi ông sợ phải thêm một lần đối mặt với tranh giả, và điều quan trọng hơn: Ông sợ làm cho mọi hy vọng của nhà sưu tập tranh nói trên đổ sụp khi nói ra sự thật phũ phàng.

Tô Ngọc Vân cũng là một trong số rất ít hoạ sĩ Việt Nam đã sớm vẽ tem ngay từ thời Pháp thuộc (Postes Indochine). Mẫu tem Apsara được ông thiết kế từ nguồn tư liệu của những chuyến đi vẽ, sáng tác ở khu đền Angkor Wat, Angkor Thom của Campuchia. Hình tượng chính của con tem là tiên nữ Apsara, một trong hàng ngàn tượng vũ nữ điêu khắc nổi trên những vách đền đài của nền văn hoá cổ Khmer. Tem Apsara của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân là mẫu tem thứ 23 của Bưu điện Đông Dương kể từ khi Pháp phát hành tem thư ở Việt Nam. Và cũng là tem duy nhất ông góp vào nền nghệ thuật tem thư ở Việt Nam.

Họa sĩ Tô Ngọc Vân mất ngày 17 tháng 6 năm 1954 tại Km 41, Ba Khe, bên kia Đèo Lũng Lô, do bom của máy bay Pháp, gần sát chiến trường Điện Biên Phủ. Phần mộ của ông hiện an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch.

Thiện Lương



Nguồn: Đại Kỷ Nguyên Việt Nam “DKN.TV” - 12:33, 28/05/2018

0 comments:

PHÂN TÍCH TÁC PHẨM "THIẾU NỮ BÊN HOA HUỆ" - TÔ NGỌC VÂN (Nguyễn Thanh Tùng)

PHÂN TÍCH TÁC PHẨM
THIẾU NỮ BÊN HOA HUỆ - TÔ NGỌC VÂN

Nguyễn Thanh Tùng
Khoa Sư phạm Mỹ thuật
Trường Đại học Nghệ thuật - Đại học Huế


Tô Ngọc Vân (sinh ngày 15 tháng 12 1908, mất ngày 17 tháng 6 năm 1954). Năm 1926, ông thi đỗ vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, thuộc thế hệ đầu tiên của trường, tốt nghiệp khóa 2 năm 1931. Ông đi vẽ nhiều nơi ở Phnom Penh, Bangcok, Huế... Từ 1935 đến 1939 ông dạy học ở trường trung học Phnom Penh, sau đó ông về dạy ở Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương tới 1945. Sau cách mạng Tháng Tám, ông tham gia kháng chiến chống Pháp. Năm 1950 ông phụ trách Trường Mỹ thuật Việt Bắc. Tô Ngọc Vân được đánh giá là người có công đầu tiên trong việc sử dụng và hoàn thiện chất liệu sơn dầu ở Việt Nam. Ông còn được xem là một trong những họa sĩ lớn của hội họa Việt Nam, nằm trong “bộ tứ” nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn (Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Tường Lân, Trần Văn Cẩn).

Thời kỳ đầu, tranh của ông hay mô tả vẻ đẹp duyên dáng của người phụ nữ thị thành, những bức tranh nổi tiếng thời đó là: Thiếu nữ bên hoa huệ (1943), Hai thiếu nữ và em bé (1944), Thiếu nữ với hoa sen (1944)… Sau cách mạng tháng Tám 1945, Tô Ngọc Vân bắt đầu một giai đoạn mới trong sự nghiệp sáng tác của mình với các tác phẩm như: Hồ Chủ tịch làm việc tại Bắc Bộ phủ (1946), Nghỉ đêm bên đồi (1948), Con trâu quả thực (ký hoạ màu nước - 1954), Hai chiến sĩ (1949) Nghỉ chân bên đồi (1948) và hàng trăm ký họa kháng chiến khác...

Cuộc đời hoạt động nghệ thuật của Tô Ngọc Vân khẳng định ông là một tài năng lớn, tên tuổi ông là niềm tự hào của nền mỹ thuật Việt Nam. Những cống hiến của ông về nghệ thuật sơn dầu mang giá trị to lớn có sức sống lâu bền trong nền mỹ thuật hiện đại của dân tộc.

“Thiếu nữ bên hoa Huệ” là một tác phẩm sơn dầu do họa sĩ Tô Ngọc Vân sáng tác năm 1943. Tác phẩm này được coi là bức tranh tiêu biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác của họa sĩ Tô Ngọc Vân cũng như là một trong những đại diện tiêu biểu nhất cho mỹ thuật Việt Nam đầu thế kỷ 20.

THIẾU NỮ BÊN HOA HUỆ (1943)
Tô Ngọc Vân
Sơn dầu - 60cm X 45cm
[Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/]


Phụ nữ luôn là đề tài cảm hứng bất tận của các hoạ sĩ. Với người nghệ sĩ, đó không chỉ là vẻ đẹp của hình thể, màu sắc mà còn là cái đẹp trong quan niệm. Vẫn đề tài đó, nhưng với một tinh thần tươi tắn và có tính hiện thực hơn, Tô Ngọc Vân vẽ bức “Thiếu nữ bên hoa huệ” biểu hiện mối quan hệ của 02 đối tượng: thiếu nữ - hoa huệ - Thiếu nữ tân thời duyên dáng; hình thể, động thái biểu hiện sức sống tươi trẻ của tuổi đôi mươi - Hoa huệ trắng (còn được gọi là Huệ tây, Hoa Loa kèn hay Bách hợp), loại hoa được coi là biểu tượng của sự thuần khiết, trinh nguyên... Bức tranh không gợi lên một chân dung nhân vật cụ thể, nó như một biểu tượng về sự trong sáng, trữ tình, gợi điều gì đó thanh cao, bình lặng của người thiếu nữ Hà Thành.

Với bút pháp tả thực lãng mạn phương Tây cùng cảm quan phương Đông, nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam với tà áo dài cách tân trong tranh của Tô Ngọc Vân đã như một liều thuốc hữu hiệu gỡ bỏ một số định kiến xã hội lúc đương thời. Tác phẩm mô tả chân dung của một người thiếu nữ mặc áo dài trắng đang nghiêng đầu một cách tự nhiên về phía bình hoa huệ tây trắng. Hình dáng cô gái cùng những chi tiết và màu sắc xung quanh tạo thành một hình khối đơn giản, nhẹ nhàng.

Bố cục tinh tế, tỷ lệ hợp lý, với sự chuyển động hình thể, hình tượng thiếu nữ nằm trọn trong đường xoắn ốc của tỷ lệ vàng, dáng người tạo thành hình vòng cung như ôm lấy những bông hoa trắng, trông tĩnh mà động. Bố cục theo đường xoắn ốc vàng tạo nên hiệu quả thẩm mỹ của tác phẩm, tỉ lệ vàng quy định độ mở của đường xoắn ốc đã cho người xem cảm giác hài hòa thuận mắt.


Trọng tâm đặt vào khuôn mặt gần với điểm nhấn mạnh thị giác phía trên, bên phải và chuyển xuống bàn tay đang nâng niu cánh hoa trong khu vực trung tâm, nối kết với điểm nhấn thị giác phía dưới, bên trái. Trong hòa sắc xanh nhuốm lạnh, cô gái hơi nghiêng, đầu ngả trên cánh tay ngắm hoa, bàn tay trái vén nghiêng mái tóc, để lộ dưới vành tai e ấp là vùng cổ trắng hồng. Cánh tay phải co tự nhiên, bàn tay dài, nâng niu cánh hoa một cách dịu dàng. Mỗi cánh tay nhịp nhàng vẽ lên một vòng bán nguyệt đa nghĩa : hai bàn tay như đối ứng âm dương, tay dưới vừa đủ chạm đóa hoa huệ trắng với đài hoa căng tròn, nằm ở trung tâm bức tranh, ngang tầm bộ ngực. Những bông huệ to nổi bật bởi màu trắng tinh khiết như mang theo hương sắc, cùng cái thanh tao, huyền diệu của loài hoa này.

Với bố cục chặt chẽ, hoàn hảo, Tô Ngọc Vân đã tạo cho thị giác người xem sự chuyển động theo một vòng khép kín, khiến gương mặt thiếu nữ ghé vào bông hoa trở thành điểm nhấn nổi bật - trung tâm của bức tranh. Kết hợp với cách sử dụng màu điêu luyện, Tô Ngọc Vân đã dựng lên một hình ảnh thiếu nữ mơ mộng và đài các nhưng cũng đầy ưu tư trước cuộc sống.


Ánh sáng đến từ bên trái, tỏa khắp mặt tranh, từ chiếc áo dài, đến khuôn mặt, đôi tay và các bông hoa, cho thấy một sức sống tươi trẻ và trong sáng của người thiếu nữ. Đường vòng cung sáng rực bên trái, trải dài trên y phục và khuôn mặt cô gái, ôm lấy những bông hoa trắng bên phía phải tạo sự đối trọng cần thiết và sự thăng bằng cho thị giác người xem.

Màu xanh là chủ đạo với nhiều sắc độ cùng với màu trắng, màu hồng ngả xanh, gây cho người xem cảm giác trầm và tĩnh lặng. Sự xắp xếp cân đối các mảng màu trắng, xanh, vàng, hồng.. theo những đường lượn phong phú trên nhân vật và những đóa hoa đã tạo nhịp điệu cho bố cục bức tranh. Sự cân đối giữa các mảng màu xanh, xanh lục trên không gian, lá, bình hoa, lan tỏa ở tà áo dài... cho thấy sự chuyển động tinh tế và sự hài hòa của màu sắc bức tranh.


Toàn bộ bức tranh là góc nhìn cận cảnh, xuất phát từ một chủ thể đang ở kề sát thị giác người xem. Có lẽ bức tranh không giống bất cứ một họa phẩm nào khác, không chú ý nhiều đến phối cảnh hay chiều sâu không gian. Hình thể của con người và sự vật trong tranh gần như trải kín trên mặt tranh, cộng thêm với chủ ý « cắt hình » cận cảnh, tạo nên hiệu ứng làm tập trung nhãn giới vào đối tượng. Người xem bỗng chốc có cảm giác cô thiếu nữ như được khuếch đại, chiếm hết cả không gian và bước ra ngoài mặt tranh.

Với sự hoàn thiện kỹ thuật vẽ tranh sơn dầu của Tô Ngọc Vân, bức tranh diễn đạt được vẻ đẹp nền nã, duyên dáng, thanh lịch của người phụ nữ Hà thành thời tiền chiến. Tác phẩm “Thiếu nữ bên hoa huệ” được xem là tác phẩm nổi tiếng nhất và gây được nhiều tiếng vang nhất của ông, cả trong nước lẫn quốc tế.

Những tác phẩm hội họa của Tô ngọc vân nói chung, được xem như những viên gạch đầu tiên tạo dựng nền móng vững chắc cho nền mỹ thuật của dân tộc việt nam, định hình một phong cách sơn dầu đậm bản sắc dân tộc và thời đại.

Nguồn: Đại học Huế - Trường Đại học Nghệ thuật - PDF

2 comments:

Bức "Đền Angkor" (1936) của Tô Ngọc Vân

Đền Angkor - 1936

Tô Ngọc Vân
1936

0 comments:

Bức "Angkor" (1935) của Tô Ngọc Vân

Angkor - 1935

Tô Ngọc Vân
1935



Sotheby's



MODERN AND CONTEMPORARY SOUTHEAST ASIAN ART
01 APRIL 2018 | 10:00 AM HKT
HONG KONG

278
To Ngoc Van
ANGKOR
Estimate 85,000 — 140,000 HKD
10,831 - 17,839USD
LOT SOLD. 106,250 HKD (13,538 USD)

DETAILS & CATALOGUING

To Ngoc Van
1906-1954
ANGKOR
Signed
Oil on canvas
53 by 62.5 cm; 21 by 24 1/2 in.
Painted in 1935

0 comments:

Mặc khải xuân thì qua tuyệt phẩm Thiếu Nữ Bên Hoa Huệ - Bùi Đức Hào

Mặc khải xuân thì qua tuyệt phẩm
Thiếu Nữ Bên Hoa Huệ

Bùi Đức Hào

Trong lịch sử nghệ thuật truyền thống Việt Nam, hội họa có vị trí khiêm tốn, mờ nhạt đến độ gần như vắng mặt. May thay, một trong những hệ quả tích cực nhất mà cuộc gặp gỡ văn hóa Đông-Tây khởi từ thế kỷ XVI[1]Xem http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/240/0/1217/Khai_quat_ve_lich_su_truyen_giao_va_phat_trien_dao_Cong_giao_o_Viet_Nam (Xem bên dưới) đã đem lại là sự ra đời của Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương tại Hà Nội vào năm 1924.[2]Theo nghị định ngày 27/10/1924 trên Công báo, với khóa học đầu tiên khai giảng vào tháng 11 năm 1925 (xem: http://vanchuongviet.org/index.php?comp=tintuc&action=detail&id=3468) (Xem bên dưới)

Trong các thế hệ họa sĩ xuất thân từ lò đào tạo chính quy này, Tô Ngọc Vân đứng vào hàng những nhân vật nổi tiếng nhất. Danh tánh ông từ lâu đã vượt ngoài biên giới đất nước và đặc biệt còn hưởng cái vinh dự hoàn vũ cực hiếm là được lấy đặt tên cho miệng một hỏa sơn phát hiện năm 2008 trên Sao Thủy[3]https://en.m.wikipedia.org/wiki/To_Ngoc_Van_(crater), https://planetarynames.wr.usgs.gov/Feature/14589?__fsk=-1175379531 (Xem bên dưới).

Song, nếu nhìn kỹ lại, tác phẩm của ông cũng như bối cảnh hình thành và hoạt động của Trường, cùng điều kiện làm việc cụ thể của người làm nghệ thuật thời ấy, ít khi được đề cập một cách quy củ, nghiêm túc và xứng đáng với tầm vóc tài năng nhà danh họa: bài viết này, vì thế, mong được góp phần khơi gợi – gióng lên một “tiếng chuông” nào đó, dù nhỏ nhoi – để ước ao sẽ có ngày nhận biết được thêm những chia sẻ, phân tích và tư liệu bổ sung vào nguồn hãy còn quá ít ỏi hiện giờ của nó.

Tô Ngọc Vân vẽ không nhiều, và phần lớn những tác phẩm hoàn chỉnh nhất của ông lại bị “thất thoát”, lưu lạc ra xứ người. Các thông tin gần đây[4]70 năm ra đời kiệt tác "Thiếu nữ bên hoa huệ": Trẻ mãi một nàng tố nữ (26/12/2013), http://vnca.cand.com.vn/Tu-lieu-van-hoa/70-nam-ra-doi-kiet-tac-Thieu-nu-ben-hoa-hue-Tre-mai-mot-nang-to-nu-331505/; Chuyện chưa kể về Tô Ngọc Vân và bức vẽ cuối cùng (14/06/2009), https://thethaovanhoa.vn/van-hoa-giai-tri/chuyen-chua-ke-ve-to-ngoc-van-va-buc-ve-cuoi-cung-n20090614045135605.htm; https://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/san-khau-my-thuat/so-phan-buc-tranh-thieu-nu-ben-hoa-hue-gio-ra-sao-1873229.html (2/4/2002); http://vietnamarts.vn/news/Tin-Tuc-Su-Kien-/17/Hoa-si-To-Ngoc-Van-%7C-1908---1954.html; (Xem bên dưới) cho thấy ngày nay trong nước chỉ còn lại những bản chép của bức tranh huyền thoại Thiếu Nữ Bên Hoa Huệ, mà ngay hình chụp đang lưu hành (theo bản chép hay bản gốc[5]Một bản « phục chế » mà tác giả cho là « tối ưu » hiện nay có thể được xem ở: http://www.tranh-dep.com/y-tuong/ban-phuc-che-thieu-nu-ben-hoa-hue.html (Xem bên dưới)?) và thậm chí cả năm sinh của tác giả (1906 hay 1908?) cũng còn chưa được xác minh thỏa đáng.

Sẽ không có chỗ cho dửng dưng vô cảm trước một sự thực phũ phàng như vậy. Những đánh giá trách nhiệm và biện pháp sửa chữa rồi phải đến.

Nhưng trước mắt là một niềm tiếc nuối vô biên, mỗi khi ta cố lắng lòng để tĩnh tâm chiêm ngưỡng, thả hồn theo chiều kích kỳ vĩ và vẻ đẹp lạ lùng của kiệt tác này…


Xuân sắc và nhịp điệu: đôi cánh nâng lên tầm hiện đại




Bức tranh không giống bất cứ một họa phẩm nào khác, cho dù mang cùng cái chủ đề rất ư cổ điển là hoa với giai nhân[6]Ví dụ: Thiếu nữ bên hoa sen (1940) của Lương Xuân Nhị, và Thiếu nữ với hoa sen (1944) của Tô Ngọc Vân (Xem bên dưới). Không phối cảnh (perspective) hay khung cảnh nào hết, nó không như những tranh khác thường gặp, kể cả của chính tác giả. Hình trong tranh gần như trải phẳng trên hai chiều khung vải, cộng thêm với chủ ý « cắt hình » sát nút của người vẽ, tạo nên hiệu ứng làm tập trung nhãn giới vào đối tượng : bỗng chốc nó như được khuếch đại, chiếm hết cả không gian.

Toàn bộ bức tranh là một cái nhìn cận cảnh, xuất phát từ một chủ thể đang ở kề sát vì bị lôi theo cơn mê đắm thôi miên, như một Đinh Hùng trong Đường Vào Tình Sử:

“Có những buổi ta nhìn em kinh ngạc
Hồn tan dần trong cặp mắt lưu ly” …

Thiếu nữ bên hoa huệ (1943) [sưu tầm trên mạng (sttm)]

0 comments:

Thiếu nữ bên hoa huệ – Wikipedia tiếng Việt

Thiếu nữ bên hoa huệ




Thiếu nữ bên hoa huệ
( Sưu tập tư nhân)


Tác giả Tô Ngọc Vân
Thời gian 1943
Chất liệu Tranh sơn dầu

Thiếu nữ bên hoa huệ là một tác phẩm tranh sơn dầu do họa sĩ Tô Ngọc Vân sáng tác năm 1943. Bức tranh mô tả chân dung một thiếu nữ mặc áo dài trắng bên cạnh lọ hoa huệ trắng. Tác phẩm này được coi là bức tranh tiêu biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác của họa sĩ Tô Ngọc Vân cũng như là một trong những đại diện tiêu biểu nhất cho mỹ thuật Việt Nam đầu thế kỷ 20.

Mô tả



Thiếu nữ bên hoa huệ mô tả chân dung của một người thiếu nữ mặc áo dài trắng đang nghiêng đầu một cách tự nhiên về phía lọ hoa huệ tây trắng. Hình dáng cô gái cùng những chi tiết và màu sắc xung quanh tạo thành một hình khối giản dị, toát lên một nét buồn vương vấn, nhẹ nhàng.[1] Hoa huệ cắm trong lọ bên cạnh cô gái không phải là loại hoa huệ bông nhỏ thường dùng trong các ngày rằm mà là hoa huệ tây hay tên phổ biến là hoa loa kèn.[2]

Lịch sử



Theo học khóa sơn dầu 1926-1931 của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, họa sĩ Tô Ngọc Vân được coi là một trong những nghệ sĩ xuất sắc của hội họa Việt Nam trước 1945 với câu so sánh "Nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn". Bắt đầu có nhiều tác phẩm đáng chú ý từ thập niên 1930, Tô Ngọc Vân sáng tác bức tranh nổi tiếng nhất của ông, Thiếu nữ bên hoa huệ, vào năm 1943.[3] Người mẫu của bức tranh là cô Sáu, một người mẫu tranh sáng giá thời bấy giờ ở Hà Nội. Cô còn là người mẫu cho nhiều tác phẩm khác của họa sĩ Tô Ngọc Vân trong đó có bức Thiếu nữ với hoa sen. Bên cạnh Tô Ngọc Vân, cô Sáu còn là người mẫu tranh cho nhiều họa sĩ nổi tiếng đương thời như Trần Văn Cẩn, Nguyễn Gia Trí, Lương Xuân Nhị. Sau này khi di cư vào miền Nam cô tiếp tục làm người mẫu cho họa sĩ Nguyễn Gia Trí.[4]

Sau khi quân đội Pháp quay lại chiếm Hà Nội, Thiếu nữ bên hoa huệ được bán cho nhà sưu tập tranh nổi tiếng Đức Minh (tên thật là Bùi Đình Thản). Sau khi ông Đức Minh qua đời, tác phẩm này được các con của ông bán cho một người sưu tầm tên là Hà Thúc Cần với giá 15.000 USD.[5] Theo lời họa sĩ Tô Ngọc Thành, con trai của họa sĩ Tô Ngọc Vân, thì sau khi mua được Thiếu nữ bên hoa huệ, ông Cần đã bán lại tác phẩm nổi tiếng ra nước ngoài, bấp chấp quy định cấm của Việt Nam.[6] Một phiên bản chép lại của bức tranh từng được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam nhưng từ sau năm 1990 phiên bản này đã được gỡ bỏ trong nỗ lực chỉ treo tranh bản chính của Bảo tàng.[7]

Đánh giá



Bức tranh Thiếu nữ bên hoa huệ được coi là tác phẩm nổi tiếng nhất của họa sĩ Tô Ngọc Vân cũng như là một trong những đại diện tiêu biểu nhất của hội họa Việt Nam đầu thế kỷ 20.[1][8]

Bên cạnh những giá trị nghệ thuật, Thiếu nữ bên hoa huệ còn thể hiện cho một thú chơi tao nhã của người Hà Nội, thú chơi hoa loa kèn trắng, loài hoa nở rộ vào cuối tháng 3, đầu tháng 4 hàng năm ở đây.[9]

Tham khảo



  1. 1-“Hoa vào tranh”. Báo Tuổi trẻ. Ngày 7 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2009.
  2. 2-Cường Cao (ngày 7 tháng 4 năm 2009). “Hạ về cùng loa kèn Hà Nội”. Dantri.com.vn. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2009.
  3. 3-Diễm Huyền (ngày 13 tháng 12 năm 2006). “Hội họa Tô Ngọc Vân: Nửa thế kỉ vẫn tươi mới”. Vtc.vn. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2009
  4. 4-Nhã Thi (ngày 27 tháng 2 năm 2004). “Kỷ niệm 10 năm danh họa Trần Văn Cẩn qua đời (1910 – 1994)”. Vietnamnet.vn. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2009.
  5. 5-“Gallery - sự bảo trợ chắc chắn của họa sĩ?”. VnExpress. Ngày 28 tháng 7 năm 2004. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2009.
  6. 6-“Số phận bức tranh "Thiếu nữ bên hoa huệ" giờ ra sao?”. VnExpress. Ngày 2 tháng 4 năm 2002. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2009.
  7. 7-Mai Sen (ngày 16 tháng 4 năm 2009). “Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam trưng bày tranh, tượng giả?”. Vietnamnet.vn. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2009.
  8. 8-“Văn hoá Việt Nam”. Bộ Ngoại giao Việt Nam. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2009.
  9. 9-“Bỡ ngỡ hoa loa kèn tháng tư”. Báo Lao động. Ngày 11 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2009.


Nguồn: Wikipedia tiếng Việt



Thiếu nữ bên hoa huệ của Tô Ngọc Vân. Trong tác phẩm này xuất hiện Chuyển động – Movement từ tay thiếu nữ, tới bông hoa, tớ gương mặt, rôì tới bờ vai, rồi lại chạy tới tay, tạo thành một vòng khép kín. Khiến gương mặt ghé vào bông hoa thành trung tâm nổi bật của tác phẩm.
http://thuvien.hoasen.edu.vn/4rum/viewtopic.php?t=580

0 comments:

Ba thiếu nữ mặc áo dài và ba con chim (1940) - Tô Ngọc Vân

Ba thiếu nữ mặc áo dài và ba con chim -

Tô Ngọc Vân (1940)


0 comments:

Đi tìm gốc gác Lý Toét, Xã Xệ

Đi tìm gốc gác Lý Toét, Xã Xệ

Phạm Thảo Nguyên

LTS. Người ta biết nhiều đến Nhất Linh như một nhà văn thủ lĩnh nhóm Tự Lực Văn đoàn, người đã cùng các bạn văn tạo ra một cuộc cách mạng trong văn chương và ngôn ngữ Việt Nam những năm 30 của thế kỷ trước, mà ảnh hưởng còn sâu rộng cho tới bây giờ. Nhưng có lẽ ít người biết hơn, tờ tuần báo mà ông làm làm chủ bút, tờ Phong Hoá (và hậu thân của nó là tờ Ngày Nay), nơi quy tụ các cây bút của TLVĐ và bè bạn, cũng là tờ báo trào phúng đầu tiên của nước ta. Mục đích này của báo được quảng bá lần đầu trong Phong Hoá số 13 (số cuối cùng do ông Phạm Hữu Ninh, người sáng lập báo điều khiển, sau đó bán lại cho Nhất Linh): Bàn một cách vui về các vấn đề cần thiết - Xã hội, chính trị, kinh tế - nói rõ về hiện tình trong nước.

Hai "nhân vật" chủ chốt của biếm hoạ Việt Nam chính cũng được sinh ra trên các trang báo Phong Hoá và từ đó đi vào văn học, vào đời sống thường ngày của người Việt : Lý Toét và Xã Xệ. Nhất Linh, dưới tên hoạ sĩ Đông Sơn, chính là cha đẻ của Lý Toét. Nhân kỉ niệm lần thứ 49 ngày ông qua đời (7.7.1963 - 7.7.2012), Diễn Đàn trân trọng giới thiệu với bạn đọc bài biên khảo dưới đây của tác giả Phạm Thảo Nguyên, cùng với bài của Nguyễn Tường Thiết về cái chết của ông và của Thái Kim Lan, hồi ức về cuộc tiễn đưa nhà văn của nhân dân Huế.

Cùng với cụm ba bài viết này, chúng tôi cũng vui mừng thông báo với bạn đọc, hai tờ Phong Hoá và Ngày Nay đã được một nhóm bạn tâm huyết với TLVĐ (trong đó có chị Phạm Thảo Nguyên) số hoá hoàn toàn, và sẽ được công bố trên mạng từ ngày 22.9 năm nay, kỉ niệm 80 năm ngày tờ Phong Hoá ra số đầu tiên dưới quyền điều khiển của chủ bút Nhất Linh (số 14, ra ngày 22.9.1932). Chi tiết sẽ được thông báo sau.

[Trich]
[...]

Đông Sơn Nhất Linh biết rằng nhân vật này sẽ chinh phục độc giả toàn quốc! Quả như vậy, Lý Toét đã làm mưa làm gió trên văn đàn nước ta trong suốt thập niên 1930. Trước hết, về cá nhân Lý Toét, tính chất tổng quát được mọi người cùng chấp nhận bất thành văn, là:

Lý Toét là một ông già nhà quê, có chức phận trong làng, chức Lý trưởng, nên được goi là Lý, mắt bị bệnh đau-mắt-hột từ bé, thành ra nó cứ kèm nhèm, như viền vải tây đỏ, ta gọi là mắt toét. Nhập hai chữ Lý và Toét vào nhau thành tên luôn, chứ Lý Toét không phải là tên cúng cơm, bố mẹ đặt cho.

Lý Toét nghèo, sống ở thôn quê, chưa từng được thấy những thứ văn minh ngoài phố do người Pháp mang lại. Lý biết đọc chữ quốc ngữ, biết ít chữ nôm, chữ nho, nhưng không hiểu tiếng Pháp, nên có nhiều phen không thông về chữ nghĩa, nhầm chữ nọ sang chữ kia tí chút. Vì nghèo nên Lý Toét tham ăn, lại nghiện rượu, nên ích kỷ, chỉ muốn mình được phần to, thêm nữa, không hiểu gì về vệ sinh, ăn ở dơ bẩn, nên cả tin, sợ hãi đủ mọi thứ. Lý Toét rât mê tín, thờ đủ mọi loại thần thánh, từ con cóc sành trên bể nước ngoài vườn hoa, đến con hổ sống trong chuồng Vườn Bách Thú…

Vợ con ở quê rất lếch thếch. Lý Toét có một cô con gái lớn tên là Ba Vành, cô này xưa bỏ nhà ra đi, rồi lấy tây. Thỉnh thoảng cụ Lý có xuống vùng mỏ thăm con gái, báo Xuân Phong Hóa, số 85 tường thuật thế. Cô có con, thỉnh thoảng con bị sài đẹn cũng mang vào bệnh viện chữa, làm cụ Lý đi tìm thăm thật khốn khổ. Phong Hóa có tranh chân dung của cô, cô mặc áo tân thời, nom cũng đẹp ra phết (khi trước còn ở dưới quê thì vẫn vận áo tứ thân).

Nhân vật ảo Lý Toét với đầy đủ tính cách như vậy, được họa sĩ Đông Sơn sáng tác ra. Nhưng cha đẻ của Lý Toét đã rất hào phóng không giữ tác phẩm cho riêng mình, mà rủ tất cả mọi người cùng tham dự vẽ Lý Toét! Do đó, cùng với Đông Sơn Nhất Linh, các họa sĩ của Phong Hóa nhẩy vào vẽ Lý Toét với đầy hứng thú trong các tranh vui của báo Phong Hóa. Thế là: Cuộc Vui “Vẽ Lý Toét” bắt đầu!
H7-8

0 comments:

Những bức vẽ thời chiến là bảo vật quốc gia

Nhà sưu tập Tira Vanichtheeranont (Thái Lan):

Những bức vẽ thời chiến là bảo vật quốc gia


(Thethaovanhoa.vn) - Cuốn sách Tô Ngọc Vân - Tấm gương phản chiếu xã hội Việt Nam 1906-1954 (NXB Tri Thức, Phan Cẩm Thượng biên soạn) mới ra mắt tại Trung tâm văn hóa Pháp Hà Nội không chỉ mang đến niềm hân hoan đối với công chúng yêu mến các tác phẩm của danh họa Tô Ngọc Vân mà còn tạo nên sự tỉnh thức về vấn đề bảo tồn, lưu giữ các di phẩm có giá trị lớn về nghệ thuật, lịch sử lớn.
Thể thao & Văn hóa đã có cuộc trò chuyện với nhà sưu tập nghệ thuật Thái Lan Tira Vanichtheeranont - người đang sở hữu nhiều bộ tranh quý giá của các họa sĩ Việt Nam, trong đó có bộ tranh ký họa của danh họa Tô Ngọc Vân, và nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng - người đã biên soạn cuốn sách.

Nhà sưu tập Tira Vanichtheeranont đã chia sẻ về cách thức để ông sở hữu được bộ ký họa quý giá. Ông hứa sẽ không bán bộ tranh này với bất cứ giá nào và sẽ làm sách về nó.


Nhà sưu tập Tira bên chân dung Tô Ngọc Vân

0 comments:

Nhà họa sĩ Tô Ngọc Vân - Tố Hữu

_ Tố Hữu _


Nhà Anh, cuối phố Yết Kiêu
Chợ ngồi, rau quả sớm chiều, ngoài hiên
Bán mua, chào giá, trao tiền
Ai hay Anh tự cõi tiên, nhìn đời!

Phòng riêng, chẳng lọt nắng trời
Trông lên, chợt thấy tranh tươi bút thần
Dịu dang, người đẹp thanh tân
Nghiêng đầu bên huệ trắng ngần, tương tư...
Người hay mơ đó, thực hư ?
Năm mươi năm lẻ, tưởng như còn nàng!

Bâng khuâng lại nhớ đến chàng
Long lanh ánh mắt, nở nang miệng cười
Tuyệt vời, Tô Ngọc Vân ơi!
Tài hoa màu sắc, cho đời nên tranh.
Mũ vải mềm, mảnh áo xanh
Nẻo quê, xóm núi, bóng Anh đi về.

Đường dài kháng chiến mài mê
Chân Anh nào biết phút tê tái lòng
Anh đi, để giọt máu hồng
Dáng Anh lồng lộng cánh đồng Điện Biên!

5-3-1991

 ❧ ❀ ❧ 

Nguồn: Thi Viện.

Xem: BÀI THƠ TỐ HỮU VIẾT TẶNG TÔ NGỌC VÂN - Đinh Quang Tỉnh, 08/01/2011,13:32:41

0 comments:

Tô Ngọc Vân - Bậc thầy nghệ thuật tranh sơn dầu

_ Ngô Trọng Bình (TTXVN/Vietnam+) _

Bức sơn dầu đã trở nên nổi tiếng như “Thiếu nữ bên hoa huệ” của danh họa Tô Ngọc Vân. (Nguồn: Internet)Bức sơn dầu đã trở nên nổi tiếng như “Thiếu nữ bên hoa huệ” của danh họa Tô Ngọc Vân. (Nguồn: Internet)


Danh họa Tô Ngọc Vân là một trong “tứ kiệt” của hội họa hàng đầu của mỹ thuật hiện đại Việt Nam: nhất Trí (Nguyễn Gia Trí), nhì Vân (Tô Ngọc Vân), tam Lân (Nguyễn Tường Lân), tứ Cẩn (Trần Văn Cẩn).

Tô Ngọc Vân vừa là người mở đường, vừa là người đặt nền móng đầu tiên và góp nhiều công xây dựng tiền đồ vẻ vang của hội họa hiện đại Việt Nam thế kỷ 20.

Ông là một nghệ sỹ có nhiều tác phẩm nổi tiếng, một nhà giáo đã có công tổ chức, lãnh đạo Trường Mỹ thuật và giảng dạy cho nhiều thế hệ họa sỹ.

Ông là người chiến sỹ xuất sắc trên mặt trận văn hóa nghệ thuật, là tấm gương sáng của các thế hệ nghệ sỹ tạo hình Việt Nam.

Nền mỹ thuật Việt Nam tự hào có một Tô Ngọc Vân. Ông vinh dự được Bác Hồ và Nhà nước tặng bức trướng với dòng chữ vàng “Một tài năng lớn - Một nhà trí thức yêu nước chân chính.”

1 comments: