Thứ Ba, 6 tháng 9, 2022

Đèo Lũng Lô – Bức vẽ cuối cùng của họa sĩ Tô Ngọc Vân (Tranh màu nước, 1954)




Đèo Lũng Lô – Bức vẽ cuối cùng của họa sĩ Tô Ngọc Vân (Tranh màu nước, 1954)

Tô Ngọc Vân

Mời xem: Tác phẩm “Đèo Lũng Lô”




0 comments:

Trú quân (Tranh màu nước, 1954)




Trú quân (Tranh màu nước, 1954)

Tô Ngọc Vân




0 comments:

Qua đèo (Tranh mực nho, 1954)




Qua đèo (Tranh mực nho, 1954)

Tô Ngọc Vân




0 comments:

Hành quân qua suối (Tranh chì than, 1954)




Hành quân qua suối
(Tranh chì than, 1954)

Tô Ngọc Vân




0 comments:

Bộ đội trong hang (Tranh chì than, 1951)




Bộ đội trong hang (Tranh chì than, 1951)

Tô Ngọc Vân




0 comments:

Ký họa Nông dân tại vùng ATK (khoảng 1949 – 1950)




Ký họa Nông dân tại vùng ATK (khoảng 1949 – 1950)

Tô Ngọc Vân




0 comments:

Ký họa Một cuộc tập trận hoặc chiến đấu của Trung đội 18 (1949)




Ký họa Một cuộc tập trận hoặc chiến đấu của Trung đội 18 (1949)

Tô Ngọc Vân



Tranh chì than trên giấy, kích thước 20x23.5cm.
Đây là cảnh bộ đội kháng chiến tập luyện đánh chiếm cao điểm. Họ từ dưới chân đồi tấn công lên đỉnh đồi nên đặt súng chĩa lên cao. Tô Ngọc Vân ký họa quang cảnh đồi sẽ được chiếm phía dưới và cảnh đội súng máy bắn lên cao, cùng một chiến sĩ đang bò vào gần lô cốt để đặt bộc phá.
Chiến dịch Biên giới tới gần và cho đến lúc này, bộ đội kháng chiến chưa thực sự đánh công kiên trận nào, nên họ cần luyện tập mọi tình huống.


Nguồn: Bảo tàng Tô Ngọc Vân - 2022

0 comments:

Ký họa Một chiến sĩ cầm súng có lưỡi lê (1949)




Ký họa Một chiến sĩ cầm súng có lưỡi lê (1949)

Tô Ngọc Vân



Tranh chì than trên giấy, kích thuớc 20x28cm.
Bức vẽ thể hiện người lính đang trong tư thế tập đâm lê - những hình ảnh mà họa sĩ tiếp xúc với Trung đoàn Thủ đô trước chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950. Bức họa cho thấy nó được nghiên cứu sự chuyển động của cơ thể con người trong chiến đấu và trọng tâm khi hành động tập trung vào đâu.
Tô Ngọc Vân kí hiệu ông vẽ là “C” hay “G 103”, đôi khi ông viết là “ĐĐ” có thể là Đại đội, nhưng theo một vài nghiên cứu, đây là Tiểu đoàn 103 thuộc Trung đoàn Thủ đô, Đại đoàn 308.


Nguồn: Bảo tàng Tô Ngọc Vân - 2022

0 comments:

Thiếu nữ nông thôn (1929)




Thiếu nữ nông thôn (1929)

Tô Ngọc Vân

Thiếu nữ nông thôn - Bút chì trên giấy


Tranh bút chì trên giấy, kích thước 21x27cm.
Bức ký họa này được họa sĩ dựa theo một cấu trúc tượng Phật vẽ ra, nhưng đây lại là một người thật. Cũng như phần lớn các họa sĩ Việt Nam khác, Tô Ngọc Vân tuy không theo lối tạo hình truyền thống, nhưng tham quan nghiên cứu chùa chiền cũng là phần quan tâm trong cái nhìn về văn hoá dân tộc. Hình ảnh những người phụ nữ lên chùa cũng gây cho ông những cảm xúc nhất định về sự thành kính và về số phận con người khi hướng đến tôn giáo.


Nguồn: Bảo tàng Tô Ngọc Vân - 2022

0 comments:

Cây chuối - Nghiên cứu cho bức tranh “Trời dịu” (1928)




Cây chuối - Nghiên cứu cho bức tranh “Trời dịu” (1928)

Tô Ngọc Vân



Tranh bút chì trên giấy, kích thước 19x27cm.
Vào năm 1928, Tô Ngọc Vân vẫn là sinh viên trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Ông đang làm phác thảo cho bức tranh “Trời dịu” nào đó, hiện không còn được biết đến. Đây là một ký họa cho bức tranh đó, vẽ cảnh hàng cây cau và vườn chuối. Bức ký họa cho thấy khả năng nắm bắt hình của Tô Ngọc Vân khá tốt. Ông giản lược các chi tiết, tập trung diễn tả những tàu lá chuối và nhấn mạnh vào sự lao xao trước gió của chúng.


Nguồn: Bảo tàng Tô Ngọc Vân - 2022

0 comments: