Ngắm tranh danh họa Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn vẽ Bác Hồ
Đón Bác về Bản - tranh khắc gỗ năm 1976 của Lê Toàn - Ảnh: THIÊN ĐIỂU
Triển lãm Nhớ về Bác do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức để chào mừng 74 năm Quốc khánh và 50 năm thực hiện Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Triển lãm giới thiệu đến công chúng 50 tác phẩm nghệ thuật của 39 họa sỹ, nhà điêu khắc thuộc các thế hệ sáng tác về người ở thời điểm trước và sau khi bản Di chúc của Bác được công bố, trong đó có tác phẩm của nhiều họa sĩ tên tuổi như Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Lương Xuân Nhị, Trần Hữu Chất, Nguyễn Nghĩa Duyện, Diệp Minh Châu…
Có nhiều tác phẩm được sáng tác vào những năm 1980-1990, thậm chí những năm 2000 gần đây.
Về điều này, ông Trần Khánh Chương - Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam - nói: Bác Hồ là nguồn cảm hứng sáng tác cho nhiều thế hệ nghệ sĩ, từ các họa sĩ khóa kháng chiến, những họa sĩ sống cùng thời đại với Bác, có cơ hội được gặp Bác, cho tới những lứa họa sĩ trẻ hơn sau này.
Họ không chỉ sáng tác khi Bác còn sống mà sau khi Bác đã ra đi nhiều năm, đợi cảm xúc vừa chín, họ lại tiếp tục sáng tác về Người.
Hồ Chủ tịch cùng các em nhi đồng của Tô Ngọc Vân - Ảnh: THIÊN ĐIỂU
50 tác phẩm về Chủ tịch Hồ Chí Minh được trưng bày trong triển lãm lần này rất đa dạng thể loại như hội họa, đồ họa, điêu khắc, áp phích… thể hiện bằng nhiều chất liệu khác nhau như sơn dầu, sơn mài, khắc gỗ, bột màu, màu nước…
Đây là những tác phẩm được lựa chọn từ bộ sưu tập khoảng 250 tác phẩm về Bác của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam mà thông thường công chúng hiếm có cơ hội được chiếm ngưỡng.
Một điều đặc biệt, rất nhiều hình ảnh Bác Hồ vui vầy bên các em thiếu nhi, vui Trung thu cùng các em thiếu nhi, Bác thăm lớp vỡ lòng, Bác thăm vườn trẻ, tự tay cho trẻ ăn cơm, hay bế em thiếu nhi trong vòng tay âu yếm của Người…
Trong số này có bức tranh khắc gỗ rất quý Hồ Chủ tịch cùng các em nhi đồng của danh họa Tô Ngọc Vân vẽ năm 1953.
Chân dung Bác - tranh sơn dầu năm 1961 của Trần Văn Cẩn
Ông Nguyễn Anh Minh - giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam cho biết ông rất xúc động với triển lãm về Bác mà bảo tàng đang thực hiện.
Nhiều tác phẩm về Bác đã thể thiện rất sống động bằng ngôn ngữ nghệ thuật tấm gương đạo đức, sự giản dị của Bác; cũng như tình cảm và sự quan tâm của Bác đến mọi tầng lớp nhân dân, từ những chiến sĩ ngoài mặt trận đến bà con nông dân, các cháu thiếu niên nhi đồng…
Triển lãm kéo dài đến hết ngày 6-9.
Một số tác phẩm được trưng bày tại triển lãm Nhớ vê Bác:
Chân dung Bác Hồ - tranh thê năm 1974-1975 của Song Hỷ - Ảnh: THIÊN ĐIỂU
Bác Hồ đọc Tuyên ngôn - tranh sơn dầu của Nguyễn Dương - Ảnh: THIÊN ĐIỂU
Thổ, Nùng, Mán, Kinh đoàn kết đuổi giặc Pháp - Tranh khắc gỗ của Trần Văn Cẩn sáng tác khoảng từ 1947-1954 - Ảnh: THIÊN ĐIỂU
Kỷ niệm ngày sinh nhật Bác ở vùng ven - tranh mầu nước của Nguyễn Thanh Châu năm 1973 - Ảnh: THIÊN ĐIỂU
Bác Hồ với nông dân - tranh sơn mài của của Nguyễn Văn Thơ năm 1985 - Ảnh: THIÊN ĐIỂU
Nhà Bác ở Phủ Chủ tịch của Lương Xuân Nhị vẽ năm 1970 - Ảnh: THIÊN ĐIỂU
Hồ Chủ tịch - Tranh in mầu năm 1949 của Nguyễn Thế Vinh - Ảnh: THIÊN ĐIỂU
Bác Hồ đi công tác - tranh khắc gỗ năm 1982 của Nguyễn Nghĩa Duyện - Ảnh: THIÊN ĐIỂU
Bác Hồ thăm lớp vỡ lòng - sơn dầu của Đỗ Hữu Huề vẽ năm 1976 - Ảnh: THIÊN ĐIỂU
Bác Hồ tìm đường cứu nước- điêu khắc của Diệp Minh Châu - Ảnh: THIÊN ĐIỂU
Bác Hồ với thiếu nhi - điêu khắc của Phan Gia Hương - Ảnh: THIÊN ĐIỂU
Đêm nay Bác không ngủ - tranh khắc gỗ năm 1982 của Nguyễn Nghĩa Duyện - Ảnh: THIÊN ĐIỂU
Bác Hồ đi công tác - tranh khắc gỗ của Nguyễn Thụ - Ảnh: THIÊN ĐIỂU
Bác Hồ với các chiến sĩ bảo vệ - tranh khắc gỗ của Trần Văn Lưu - Ảnh: THIÊN ĐIỂU
Bác Hồ làm việc ở Việt Bắc - tranh khắc gỗ của Nguyễn Văn Tỵ - Ảnh: THIÊN ĐIỂU
Trên những nẻo đường chiến dịch - tranh sơn mài của Trần Hữu Chất sáng tác từ 1995-2000 - Ảnh: THIÊN ĐIỂU
Bác Hồ với thiếu nhi - tranh in năm 1950 của Nguyễn Sỹ Ngọc - Ảnh: THIÊN ĐIỂU
Bác Hồ với thiếu nhi - tranh khắc gỗ năm 1980 của Huy Oánh - Ảnh: THIÊN ĐIỂU
Trung thu - tranh khắc gỗ năm 1976 của Hà Quang Phương - Ảnh: THIÊN ĐIỂU
Nguồn: TuoiTre Online - 01/09/2019 14:58
“Nhớ về Bác” qua các tác phẩm mỹ thuật
0 comments: