Trí, Vân, Lân, Cẩn - Bốn đại thụ của nền mỹ thuật hiện đại của Việt Nam
Gửi đến từ LDCT Nhãn Sưu Tầm
Bài nầy chỉ là một góp nhặt và tổng hợp những tài liệu và tranh ảnh trên mạng để người đọc và cả người viết có một ý niệm đại cương về bốn danh họa bậc thầy của Việt Nam.
[...]
Tô Ngọc Vân
• Cái đẹp trong tranh không phải là cái đẹp ngoài đờiTô Ngoc Vân (1906 – 1954) là một họa sĩ Việt Nam nổi tiếng, tác giả của một số bức tranh sơn dâu tiêu biểu cho nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại. Ông còn có một số bút danh như Tô Tử, Ái Mỹ, TNV. Ông la một trong bốn cây đại thụ của nền mỹ thuật hiện đại của Việt Nam (nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn). Các danh họa, mỗi người một số phận, một tâm thế và cách thế dấn thân riêng, nhưng tựu trung lại, họ đều là những con người xuất chúng về tài năng và nhân cách nghệ sĩ của mình.
• Tôi nghĩ rằng một bức tranh đẹp là đã tả được những điều cảm thấy nên tôi tin rằng chỉ những người giàu tình cảm mới có thể trở thành họa sĩ tài hoa. TNV
Tiểu Sử
Tô Ngọc Vân sinh cuối năm 1906 tại Hưng Yên, nhưng lớn lên tại Hà Nội.[1]
Họa sĩ Tô Ngọc Vân mất năm 1954 tại Ba Khe, bên kia Đèo Lũng Lô, do bom của máy bay Pháp, gần sát chiến trường Điện Biên Phủ.
Sự nghiệp
Tô Ngọc Vân sinh ngày 15 tháng 12 năm 1906 (một vài tài liệu ghi là 1908) tại làng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
Tô Ngọc Vân là một cậu bé con nhà nghèo, quá tuổi mới được đến trường học chữ. Đang học trung học năm thứ 3, Tô Ngọc Vân bỏ học để đi theo con đường nghệ thuật. Năm 1926, ông thi đỗ vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, thuộc thế hệ đầu tiên của trường, tốt nghiệp khóa 2 năm 1931. Những năm học ở đây, Tô Ngọc Vân hăng say tiếp nhận những kiến thức về nghệ thuật tạo hình mới của châu Âu, đặc biệt là lối sử dụng chất liệu sơn dầu. Năm 1932, tác phẩm “Bức thư” (tranh lụa) của ông được tặng bằng danh dự của Hội các họa sĩ Pháp và được thưởng Huy chương vàng ở Triển lãm thuộc địa tại Paris. Ông đi vẽ nhiều nơi ở Phnôm Pênh, Băng Cốc, Huế... Ông cũng là một người viết về mỹ thuật, phê bình nghệ thuật trên báo chí. Ông hợp tác với các báo Phong Hóa và Ngày Nay của Nhất Linh, báo Thanh Nghị.[2]
Từ 1935 đến 1939 ông dạy học ở trường trung học Phnom Penh, sau đó ông về dạy ở Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương tới 1945. Thời gian đó ông vừa giảng dạy vừa sáng tác. Sau cách mạng Tháng Tám, Tô Ngọc Vân tham gia kháng chiến chống Pháp. Năm 1950 ông phụ trách Trường Mỹ thuật Việt Bắc. Thời gian này ông đã vẽ rất nhiều ký họa.[3]
Tô Ngọc Vân được đánh giá là người có công đầu tiên trong việc sử dụng chất liệu sơn dầu ở Việt Nam. Ông còn được xem là một trong những họa sĩ lớn của hội họa Việt Nam, nằm trong "bộ tứ": nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn (Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Tường Lân, Trần Văn Cẩn). Ngay từ những năm học trong trường Mỹ thuật, ông đã sớm nghiên cứu kỹ lưỡng kỹ thuật sử dụng chất liệu sơn dầu. Ông đã viết những dòng tự sự ...ngay từ lúc đi học đã mơ xây dựng một nền hội họa Việt Nam có tính chất dân tộc, phản ứng lại sự lan tràn của hội họa Pháp sang ta và để giành một địa vị mỹ thuật trọng yếu cho dân tộc trên thế giới.... Thông qua kỹ thuật, ông đã cố gắng diễn tả được vẻ đẹp duyên dáng của người Việt Nam đương thời mà tiêu biểu là chân dung thiếu nữ. Hai tác phâm Thiếu nữ bên hoa huệ (1943) và Hai thiếu nữ và em bé (1944) sau đây có thể xem là tiêu biểu của những dòng tự sự đó.
Thiếu nữ bên hoa huệ Hai thiếu nữ và em bé, 1944.
Nhưng không chỉ có vậy ở những bức ký họa của ông lại tái hiện cả một giai đoạn lịch sử với hiện thực cuộc sống con người. Cuộc sống ở vùng nông thôn với những con người hiền hòa chân chất, những lão nông điền, những người phụ nữ lam lũ hiện ra qua những bức phác thảo của ông. Một bà cụ bán hàng nước, những ngôi làng bình dị và cuộc sống thường nhật của người nông dân được tái hiện đơn giản trên giấy trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp thiếu thốn của dân tộc. Có khi là hình ảnh cả dãy phố hoang tàn của thị xã Phú Thọ hay những ngôi làng vắng vẻ mà người dân đã tiêu thổ để kháng chiến. Chợ Tết cũng được Tô Ngọc Vân thu vào nét vẽ của mình với hình ảnh nét mặt buồn bã của một cái Tết đi chạy tản cư.
Ở góc độ này chúng ta nhìn rõ hơn những người nông dân đi bán cành đào trong đó có cả những người dân tộc Mường. Điều giống nhau trong bức vẽ đó là hiện diện một cái tết đói kém buồn bã... Tất cả cho thấy mỗi bức họa thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến số phận của nhân vật. Và về điều này gia tài của ông chính là bức tranh phản ánh hiện thực xã hội của đất nước trong một giai đoạn mà ông được vinh dự chứng kiến.
Tô Ngọc Vân cũng có một tuyên ngôn “Cái đẹp trong tranh không phải là cái đẹp ngoài đời” cho quan niệm sáng tác của mình. Tuyên ngôn trên của Tô Ngọc Vân chấp nhận nghệ thuật là một phương tiện diễn đạt cảm giác mạnh mẽ chứ không phải là một sự nghiên cứu để hoàn mỹ những hình thức lý tưởng của cái đẹp. Theo ông hội họa phải tìm thấy tầm thước con người trong thiên nhiên, con người có cảm xúc. Ông viết “Tôi nghĩ rằng một bức tranh đẹp là đã tả được những điều cảm thấy nên tôi tin rằng chỉ những người giàu tình cảm mới có thể trở thành họa sĩ tài hoa”.
Tô Ngọc Vân cũng là một trong số rất ít hoạ sĩ Việt Nam đã sớm vẽ tem ngay từ thời Pháp thuộc (Postes Indochine). Mẫu tem tiên nữ Apsara được ông thiết kế từ nguồn tư liệu của những chuyến đi vẽ, sáng tác ở khu đền Angkor Wat, Campuchia, một vũ nữ điêu khắc nổi trên những vách đền đài của nền văn hoá cổ Khmer. Tem Apsara của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân là mẫu tem thứ 23 của Bưu điện Đông Dương kể từ khi Pháp phát hành tem thư ở Việt Nam.
Họa sĩ đã được nhiều giải thưởng về Nghệ thuật và Mỹ thuật như Giải nhất Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc 11/1954 tại Hà Nội, Huy chương Vì sự nghiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Huy chương vì sự nghiệp Mỹ thuật Việt Nam. Ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về văn học nghệ thuật (1996). Tên ông được đặt cho nhiều con đường tại Việt Nam và cũng được đặt cho một miệng núi lửa trên Thủy Tinh (Mercury) hay Sao Thủy.[4]
Tại Hà Nội, tên ông được đặt cho con phố nhỏ phía Đông Bắc Hồ Tây, đường Xuân Diệu vào làng Quảng Bá, tới ngã ba hồ bơi Quảng Bá, ngoặt bên trái đi tới cổng nhà nghỉ Công ty Khách sạn và Du lịch công đoàn Hà Nội. Dài 530m.
Tài liệu
1. Tô Ngọc Vân: Tấm gương phản chiếu xã hội Việt Nam 1906 - 1954, Phan Cẩm Thượng, Nhà xuất bản Tri Thức, 2013.
2. Loạt bài của Tô Ngọc Vân trên tạp chí Thanh Nghị (1), Soi
3. 6. 12: Nghe Phan Cẩm Thượng nói về ký họa Tô Ngọc Vân, Soi
4. “Mercury: To_Ngoc_Van”. USGS. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2009.
5. Tô ngoc Vân – Wikipedia tiếng Việt
6. www.invaluable.com › Artists › Tô Ngoc Vân
Vài tác phẩm của Tô ngọc Vân
Vì tài liệu khó tìm về tên tác phẩm nguyên thủy, người sưu tầm bài viết nầy xin cáo lỗi cùng bạn đọc với những tên bằng ngoại ngữ trong vài tác phẩm của Họa sĩ.
Thiếu nữ bên hoa huệ - 1943 Tô Ngoc Vân
Đây cũng là tác phẩm tiêu biểu của mỹ thuật Việt Nam. Tranh thể hiện chân dung thiếu nữ mặc áo dài trắng nghiêng mình về phía bình huệ tây trắng (hoa loa kèn). Hình dáng cô gái cùng không gian toát lên nét dung dị, buồn vương nhẹ nhàng.
Hai thiếu nữ và em bé, sơn dầu, 101 x 78,4 cm, 1944 Tô Ngoc Vân Tác phẩm được xếp hạng bảo vật quốc gia số 65 Tác phẩm vẽ một không gian thanh bình, hai phụ nữ mặc áo dài hàn huyên bên hiên nhà. Bên cạnh họ là bé trai ngồi chơi. Tranh có bố cục của hội họa phương Tây nhưng không gian và trang phục nhân vật nữ gợi không khí Việt Nam đầu thế kỷ 20.
Thiếu nữ bên hoa sen – 1944 Tô Ngoc Vân Người mẫu cho bức tranh là cô Sáu - một người làm mẫu tranh nổi tiếng tại Hà Nội những năm 1940 - Cô từng xuất hiện trong tranh nhiều họa sĩ nổi tiếng như: Trần Văn Cẩn, Nguyễn Gia Trí, Lương Xuân Nhị.
Buổi trưa – Tô Ngọcvân - 1936, Sơn dầu
Thiếu nữ ngắm tranh – Tô Ngọc Vân - 1938, sơn dầu
Học thêu Tô Ngọc Vân (1932) – màu nước trên lụa, 68 x 68 cm. (26.8 x 26.8 in.)
Chị em - Tô Ngọc Vân 1932, lụa, 93 x 57 cm. (36.6 x 22.4 in.)
Thuyền trên sông Hương – Tô Ngọc Vân - 1935 50 x 65 cm. (19.7 x 25.6 in.)
Làng quê –Tô Ngọc Vân – 1929 90 x 60 cm. (35.4 x 23.6 in.)
Đền Angkor, Tô Ngọc Vân 1936, 37 x 46.5 cm. (14.6 x 18.3 in.)
Angkor, Tô Ngọc Vân 1935 - 53 x 62.5 cm. (20.9 x 24.6 in.)
Nghỉ chân bên đồi - Tô Ngọc Vân 1953, Sơn mài
La Rencontre Tô Ngọc Vân - 89 x 150 cm. (35 x 59.1 in.)
Ba cô gái Thái - Tô Ngọc Vân
Đốt đuốc đi học - Tô Ngọc Vân – 1954, màu nước. Bảo tàng My thuật Việt Nam
Hai vệ quốc quân– Tô Ngọc Vân
Trong bệnh viện – Tô Ngọc Vân 1951
1946, màu nước
Hà Thành - Tô Ngọc Vân
Bừa trên đồi - Tô Ngọc Vân 1953, Tranh bột màu
Tem Apsara - Bộ tem bưu chính Đông Dương - Tô Ngọc Vân
Đèo Lũng Lô – Tô Ngọc Vân Bức họa sau cùng?
Trí, Vân, Lân, Cẩn
Thiếu nữ tự kỷ - Tô Ngọc Vân
Gửi đến từ LDCT Nhãn Sưu Tầm
Nguồn: Blog Nhóm sinh viên Plan Colombo 1964 - Friday, December 30, 2016
0 comments: