"Bác Hồ làm việc ở Bắc Bộ phủ" - Bảo tàng mỹ thuật Việt Nam

Bảo tàng mỹ thuật Việt Nam

Bác Hồ làm việc ở Bắc Bộ phủ


Tác giả: Tô Ngọc Vân
Chất liệu: Khắc gỗ (? sơn dầu)
Kích thước: 59.5 x 41.5 cm.
Thời gian sáng tác: 1946

Tô Ngọc Vân, Bác Hồ làm việc tại Bắc Bộ phủ, 1946, sơn dầu.
Tác phẩm tham dự Triển lãm Tháng Tám năm 1946 (tức MTTQ lần thức II).

TÁC PHẨM HỘI HỌA

BÁC HỒ LÀM VIỆC Ở BẮC BỘ PHỦ


Eye Art Gallery

Portrait of Uncle Ho


Painting name: Portrait of Uncle Ho (#840)
Artist: To Ngoc Van
Material: Woodblock on Rice-paper
Color: Mixed Warm
Size(WxH): 43cm x 60cm
Weight: 1.00kg
Price: US$ 1,500.0


Hồ Chủ Tịch - nguồn cảm hứng sáng tạo cho nhiều họa sĩ Việt Nam

PHƯỚC VĨNH

Tác phẩm “Hồ Chủ tịch làm việc ở Bắc Bộ Phủ” của Tô Ngọc Vân
[Trích...]
Những tác phẩm hội họa sớm nhất thể hiện Hồ Chủ tịch đã hình thành từ mùa xuân 1946, ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành công. Lúc ấy dù rất bận rộn, Người vẫn đồng ý cho ba nghệ sĩ tạo hình là Tô Ngọc Vân, Nguyễn Đỗ Cung, Nguyễn Thị Kim được vẽ và nặn tượng.

Bức sơn dầu nổi tiếng “Hồ Chủ tịch làm việc ở Bắc Bộ Phủ (1946)”, họa sĩ Tô Ngọc Vân đã thể hiện sinh động chân dung Người, thể hiện sự hòa hợp giữa thể hình nhân vật và thời gian lẫn không gian lịch sử. Lúc ấy Người vừa từ núi rừng Pắc Pó trở về, còn mang đầy dấu ấn của nhiều năm tháng bôn ba gian khổ hoạt động cách mạng. Dáng Người gầy trong bộ kaki giản dị, đi đôi giày dân tộc Nùng gọn gàng, gương mặt trầm tư âu lo vận nước. Những nét vẽ sử dụng bút pháp khỏe, sinh động, đã truyền cảm mạnh mẽ đến người xem.
[...]
Về sau, họa sĩ Tô Ngọc Vân còn hai lần vẽ Hồ Chủ tịch. Trong đó có bức vẽ vào tháng 3/1951, thể hiện hình ảnh Người trên bức tranh màu nước khổ lớn, mặc áo bông tay để xuống bàn màu đỏ, đang nói chuyện trước hội nghị.
[...]



Hồ Chủ tịch làm việc tại Bắc Bộ phủ.


Hồ Chủ tịch làm việc tại Bắc Bộ phủ.


Hồ Chủ tịch làm việc tại Bắc Bộ phủ. 1946, sơn dầu. Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam



Xin mời xem: "Họa sĩ Tô Ngọc Vân vẽ tranh về Hồ Chủ tịch"



Hồ Chủ tịch ở Bắc bộ phủ

NGUYỄN QUÂN

SGTT – Đây là một trong những sáng tác sớm nhất về vị chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Một hình ảnh mới về một nguyên thủ kiểu mới, khác hoàn toàn với hình ảnh quyền quý, oai vệ đầy hào quang thần thánh như người Việt Nam từng biết đến qua những tranh thờ, tượng thờ. Bác Hồ – tuy đã được suy tôn là lãnh tụ huyền thoại của đất nước, được hoạ sĩ mô tả như một ông già quắc thước, hiền hậu và giản dị.

Nhân vật duy nhất được nhìn cận cảnh, thân người chiếm trọn chiều cao khung tranh. Bác Hồ đang ngồi viết bên bàn. Phục sức của lãnh tụ quá bình dân và căn phòng làm việc của Người đơn sơ, gần gũi như phòng công chức bất kỳ nào: cái bàn, khung cửa sổ, lọ mực, cái gạt tàn, hộp công văn… mộc mạc, rõ ràng. Ánh sáng rọi lên gương mặt khắc khổ, tư lự, tập trung tinh thần cao độ. Bác như đắm trong dòng suy tư của riêng mình. Đối lập với mảng ngang của cái cạnh bàn chia mặt tranh làm hai phần đều đặn và các mảng dọc vuông vức tĩnh lặng là những nét uốn lượn và xiên chéo mô tả nhân vật và ánh sáng rất sinh động. Tô Ngọc Vân sử dụng ngay các đặc điểm chắc khoẻ, rành mạch, thô mộc của chất liệu gỗ để làm nổi bật chủ đề của bức tranh: cái giản dị vĩ đại, sự tận tâm tự nhiên, vẻ trí tuệ bình dị của Hồ Chủ tịch.

Tôi cho rằng trong hàng ngàn sáng tác mỹ thuật, những tượng đài kềnh càng, sơ lược về Bác Hồ, đây là một tác phẩm thành công hiếm hoi cho ta thấy được con người thật và tầm vóc vĩ nhân huyền thoại của Người.

Tô Ngọc Vân (1906 – 1954) là một hoạ sĩ tài năng và uyên bác của trường Mỹ thuật Đông Dương. Từ Cách mạng tháng tám 1945, ông là “thủ lĩnh” của giới mỹ thuật kháng chiến. Với sự chuyển hướng từ lãng mạn sang hiện thực, sáng tác trực diện đời sống kháng chiến, đào tạo cả một lớp hoạ sĩ từ công nông mà ra, ông trở thành người khởi xướng cho cả một giai đoạn mỹ thuật mới, đặt nền móng cho xu hướng hiện thực xã hội chủ nghĩa sau này. Hy sinh trên đường tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, ông trở thành biểu tượng cao đẹp của người nghệ sĩ – chiến sĩ. Tên ông được đặt cho nhiều con đường ở các thành phố lớn của Việt Nam.

NGUYỄN QUÂN




Bức tranh khắc gỗ Bác Hồ ở Bắc Bộ Phủ của họa sĩ Tô Ngọc Vân - Ảnh: THIÊN ĐIỂU.




Chọn Đấu Giá - Chọn Auction House · 25 tháng 5/2019

Lot 6
Hồ Chủ Tịch ở Bắc Bộ Phủ
Tô Ngọc Vân

Chất liệu: Khắc gỗ
Kích thước: 60 x 40 cm
Năm sáng tác: 1946
Nguồn: Bộ sưu tầm của bà Trần Ngọc Điệp

President Hồ at work in Bắc Bộ Palace
To Ngoc Van
Material: Woodcut
Dimension: 60 x 40 cm
Painted in: 1946
Provenance: From a collection of Mrs. Tran Ngoc Diep

Giá Khởi điểm/Starting Price: $10,000 (233,300,000 VND)
Giá gõ búa: $10000 (233,300,000 ₫) — tại Chọn Đấu Giá - Chọn Auction House.



TÔ NGỌC VÂN – Bác Hồ làm việc ở Bắc Bộ Phủ. 1946. Sơn dầu. Đã bị thất lạc ở Việt Bắc năm 1947



[...]
Từ một họa sĩ thường quan niệm rằng “không có thứ nghệ thuật nào lại không có sự nhục cảm”, Tô Ngọc Vân đã để nửa cuộc đời sung sức hưng phấn nhất của mình đi tìm những đường cong uốn lượn, những hình thể sáng lòa màu sắc của người phụ nữ, sáng tác những bức sơn dầu lộng lẫy đầy hấp dẫn, bỗng nhiên bước sang một phong cách khác hẳn trong bức Bác Hồ làm việc ở Bắc Bộ Phủ: giản dị, trang nghiêm mà vẫn không kém phần tráng lệ huy hoàng. Đó là tranh chân dung sơn dầu đẹp nhất của Tô Ngọc Vân sáng tác trong thời kỳ bắt đầu nền hội họa quốc gia Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Trước khi đi dự hội nghị Fontainebleau ít ngày – dù bận chuẩn bị cho chuyến công tác ngoại giao quan trọng, Bác Hồ vẫn tranh thủ vừa làm việc vừa ngồi mẫu cho Tô Ngọc Vân, Nguyễn Đỗ Cung vẽ và Nguyễn Thị Kim nặn tượng.
Tô Ngọc Vân đã thể hiện chân dung toàn thân Bác thành công hoàn hảo về mọi mặt. Ông bố cục hình Bác khoan thai và đĩnh đạc choán cả diện tích nền tranh, mái đầu hoa râm hơi nghiêng theo dòng chữ viết, bộ râu thưa nổi êm trên cái áo vét-tông ka-ki vàng, rực lên trước làn ánh sáng tạt ngang. Toàn cảnh với đồ đạc, áo quần mộc mạc đơn sơ, được kích thích mạnh mẽ bởi cái lọ mực thủy tinh xanh chói lên màu cobalt dã thú; và đôi giày vải Cao Bằng, chiếc thấp chiếc cao nghiêng ngả theo đôi chân vắt chéo, phản chiếu vào bên thành cái bàn tủ bóng lộn màu acajou một ánh lam làm hiện lên một không khí yên tĩnh, trang nghiêm mà vô cùng sinh động.
Tô Ngọc Vân còn trưng bày bức sơn mài đầu tiên của ông thể hiện cô gái một mình nằm trong bóng tối với các màu cổ truyền sâu thẳm, nhẵn bóng và mát rợi...

Quang Phòng
(Rút từ cuốn “Nghệ thuật hiện đại Việt Nam”, Nhà xuất bản Mỹ thuật, 1996)
Kỷ niệm 75 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9 (1945-2020): Hai triển lãm quan trọng ngay sau Cách mạng tháng Tám