"Thuyền trên sông Hương" - Bảo tàng mỹ thuật Việt Nam

Bảo tàng mỹ thuật Việt Nam

Thuyền trên sông Hương



Tác giả: Tô Ngọc Vân
Chất liệu: Sơn dầu
Kích thước: 50 x 65 cm.
Thời gian sáng tác: 1935





Tranh "Thuyền trên sông Hương" - Tô Ngọc Vân

Art Ly
Thuyền trên sông Hương (1935)


Nghệ thuật tạo hình 1930 – 1945 cũng tạo nên những phong cách nghệ thuật đa dạng, xuất hiện nhiều hoạ sĩ, nhà điêu khắc với những sở trường sử dụng chất liệu, tìm kiếm đề tài để hai xu hướng sáng tác chính là là lãng mạn và hiện thực đã định hình diện mạo nền hội hoạ cận đại Việt Nam với những đại diện xứng đáng, tiêu biểu.

Với xu hướng lãng mạn, họa sĩ Tô Ngọc Vân hiện trong lịch sử mĩ thuật Việt Nam như một ngôi sao sáng long lanh, bền chặt. Giai đoạn 1930 – 1945 tranh phong cảnh của Tô Ngọc Vân đã đạt đến đỉnh cao của sự nghiệp sáng tác. Thiên nhiên trong tranh ông thơ mộng nhẹ nhàng, êm ái với màu sắc ngon ành rung cảm. Bức tranh "Thuyền trên sông Hương" là một trong những tranh phong cảnh của ông sáng tác năm 1935 đã chứng minh điều đó, hiện có mặt ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Tô Ngọc Vân sinh ngày (15/12/1908-1954) tại làng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, Hưng Yên, nhưng lớn lên tại Hà Nội. Một vài tài liệu viết ông sinh năm 1906.

Tô Ngọc Vân là một trong những họa sỹ tiêu biểu của giai đoạn khởi đầu nền nghệ thuật tạo hình hiện thực xã hội. Ông không những đã đào tạo được rất nhiều học trò xuất sắc mà còn thể hiện tài năng hiếm có qua những tác phẩm để đời.

Thủa nhỏ là một cậu bé con nhà nghèo, Tô Ngọc Vân phải đến sống nhờ bà cô, quá tuổi mới được đi học. Tuổi thơ nghèo khó đã tạo cho ông một ý chí tự lập, một cuộc sống nội tâm sâu sắc. Đang học trung học năm thứ 3, ông bỏ học đi theo con đường nghệ thuật. Năm 1926 ông trúng tuyển vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Ở trường, ông tiếp nhận những kiến thức tạo hình mới với lòng hăng say không mệt mỏi. Phương pháp tạo hình mới, đặc biệt chất liệu sơn dầu, đã cuốn hút ông một cách mãnh liệt. Hầu hết các tác phẩm của ông đều thể hiện bằng chất liệu sơn dầu. Ông quan niệm: nghệ thuật giúp con người diễn đạt được những tình cảm rạo rực, bừng cháy trước cảnh vật và con người; chất liệu sơn dầu là chất liệu diễn đạt được những tình cảm mạnh mẽ, sự khát khao đến bến bờ hạnh phúc của con người. Một số tác phẩm của ông như: Tác phẩm "Hai thiếu nữ và em bé" (Sơn dầu 1944), "Thiếu nữ bên hoa huệ" (Sơn dầu 1943), "Thiếu nữ bên hoa sen" (Sơn dầu 1944) được coi là những tác phẩm tiêu biểu cho giai đoạn cuối chót của sự nghiệp sáng tác của ông theo xu hướng lãng mạn.

Bức tranh "Thuyền trên sông Hương" (1935) – thời mà Tô Ngọc Vân cùng một số người đang đi sâu vào nghiên cứu chất liệu sơn dầu du nhập từ Âu Châu sang nước ta. Tô Ngọc Vân với tư chất độc đáo của mình đã tách ra khỏi ảnh hưởng của lối vẽ sơn dầu Âu Châu và tạo cho mình một phong cách vẽ sơn dầu có nhiều tìm tòi bắt nguồn từ nghệ thuật truyền thống của Việt Nam.

Tranh "Thuyền trên sông Hương"
Cách diễn đạt nhiều chi tiết với khối nối và sáng tối đầy đủ nhằm biểu hiện mức độ cao về thực tế cuả Âu Châu không phù hợp với cảm xúc, nhân quan của người nghệ sỹ Việt Nam. Nên tuy học phương pháp của Âu Châu mà các nghệ sỹ của ta đã chuyển được thành lối diễn đạt riêng của mình. Trường hợp của Nguyễn Phan Chánh về lụa cũng như trường hợp của Tô Ngọc Vân về sơn dầu là những chứng minh cụ thể. Bằng chất liệu sơn dầu ông đã chứng minh cụ thể giữa khối nối và nhiều chi tiết, giữa sáng tối chi li, từng độ đậm nhạt, đến khái quát cuả mảng hình và màu sắc. Tìm cái chủ yếu và cất nhịp với chất liệu khó tính của thế giới.

Trong tranh màu sắc êm, trầm không chối mắt, màu sắc, ở một nơi mà màn sương ẩm phủ mờ, khắc hẳn với màu sắc ở một nước Châu Âu có khí hậu khô hanh. Các sắc không đến độ cao của nó vì ánh sáng cũng không toả hết năng lượng của mặt trời vì còn có màn hạt ẩm dày đặc trong khí quyển, có nhiều người cứ cho là họa sĩ của ta vẽ không bạo như Châu Âu với nhiều màu sắc đối kháng đến cực độ nhưng họ không hiểu được vì sao và các nghệ sỹ ở nước ta cũng như ở phương Đông nói chung, ít người vẽ được như thế, cũng như các nghệ sĩ Châu Âu không thể diễn đạt được như đồng nghiệp của họ ở phương Đông.

Thuyền sông Hương đến nay không còn như hồi Tô Ngọc Vân vẽ, ta đến đó chỉ tìm đến sự thong thả, yên tĩnh, sự nghỉ ngơi cần thiết sau những ngày tháng làm việc căng thẳng.



FB Art Ly - 15 Tháng 4, 2016.




Xem:
Vài nhận xét về bức tranh “Thuyền Trên Sông Hương” đấu giá trên sàn Christie's ngày 10 tháng 5 năm 2016 - Anthony Nguyen, 23 thg 12, 2016, Nghệ thuật xưa.

Thuyen tren song huong (Boats on the Perfume river) – To Ngoc Van. Auctioned at Christie’s, May 2016.
The auctioned Thuyen tren song huong – To Ngoc Van. Auctioned at Christie’s, May 2016.
(Anthony, 2016)

The Thuyen tren song huong – To Ngoc Van hang at the Vietnam Museum of Fine Arts
(Anthony, 2016)


Ngày 29/5/2016, nhà đấu giá Christie's tại Hong Kong đưa bức “Thuyền trên sông Hương” (sơn dầu trên bố, 50 x 65 cm, 1935) của Tô Ngọc Vân lên sàn với giá dự kiến từ 51.728 đến 71.126 USD. Trong lúc đó, có một phiên bản khác của bức này rất nổi tiếng tại Việt Nam, được in trong nhiều sách. Nếu bức này mà độc bản, nhiều dự đoán nói rằng giá dự kiến của nó sẽ cao hơn 120 ngàn USD.

Báo Điện tử Thể thao & Văn hóa - Thứ Hai, 11/07/2016 07:35.


CHRISTIE'S


SALE 12517

Asian 20th Century Art (Day Sale)
Convention Hall|29 May 2016

LOT 309
TO NGOC VAN (Vietnamese, 1906-1954)
Boats on the Perfume River
Price realised
HKD 437,500

Estimate
HKD 400,000 - HKD 550,000

TO NGOC VAN (Vietnamese, 1906-1954)
Boats on the Perfume River
signed and dated '35 To Ngoc Van' (lower right)
oil on canvas
50 x 65 cm. (19 5/8 x 25 5/8 in.)
Painted in 1935

Provenance

Private Collection, Germany
Acquired from the above by the present owner


«Thuyên trên Sông Huong » (sampans sur la Rivière des Parfums)
http://aejjrsite.free.fr/goodmorning/gm96/gm96_DeuxMaitres.pdf


- Tác phẩm: "Thuyền trên sông Hương" - tranh sơn dầu của Tô Ngọc Vân, ở bức tranh này tác giả đã diễn tả những con thuyền: Cái xa, cái gần tạo nên một phối cảnh làm cho không gian trên sông Hương xa tít tắp. Một con thuyền đơn lẻ giữa dòng sông đang bươn trải với cuộc sống sông nước, tưởng như một mảng phụ nhưng lại là nội dung chính của bức tranh.
Một số hình thức xây dựng bố cục trong tranh của hội họa Việt Nam - Bố cục theo phối cảnh


Trích: Tổng quan về mỹ thuật Việt Nam thời Pháp thuộc (1885 – 1945)
[...]
Nghệ thuật tạo hình 1930 – 1945 cũng tạo nên những phong cách nghệ thuật đa dạng, xuất hiện nhiều hoạ sĩ, nhà điêu khắc với những sở trường sử dụng chất liệu, tìm kiếm đề tài để hai xu hướng sáng tác chính là là lãng mạn và hiện thực đã định hình diện mạo nền hội hoạ cận đại Việt Nam với những đại diện xứng đáng, tiêu biểu.

Với xu hướng lãng mạn, họa sĩ Tô Ngọc Vân hiện trong lịch sử Mĩ thuật Việt Nam như một ngôi sao sáng long lanh, bền chặt. Giai đoạn 1930 – 1945 tranh phong cảnh của Tô Ngọc Vân đã đạt đến đỉnh cao của sự nghiệp sáng tác. Thiên nhiên trong tranh ông thơ mộng nhẹ nhàng, êm ái với màu sắc ngon ành rung cảm. Bức tranh “Thuyền trên sông Hương” là một trong những tranh phong cảnh của ông sáng tác năm 1935 đã chứng minh điều đó, hiện có mặt ở phòng mĩ thuật cận đại của bảo tàng. Tác phẩm “Hai thiếu nữ và em bé” (Sơn dầu 1944). “Thiếu nữ bên hoa huệ” (Sơn dầu 1943), “Thiếu nữ bên hoa sen” (Sơn dầu 1944) được coi là những tác phẩm tiêu biểu cho giai đoạn cuối chót của sự nghiệp sáng tác của ông theo xu hướng lãng mạn.

Bức tranh “Thuyền trên sông Hương” (1935) – thời mà Tô Ngọc Vân cùng một số người đang đi sâu vào nghiên cứu chất liệu sơn dầu du nhập từ Âu Châu sang nước ta. Tô Ngọc Vân với tư chất độc đáo của mình đã tách ra khỏi ảnh hưởng của lối vẽ sơn dầu Âu Châu và tạo cho mình một phong cách vẽ sơn dầu có nhiều tìm tòi bắt nguồn từ nghệ thuật truyền thống của Việt Nam.

Cách diễn đạt nhiều chi tiết với khối nối và sáng tối đầy đủ nhằm biểu hiện mức độ cao về thực tế cuả Âu Châu không phù hợp với cảm xúc, nhân quan của người nghệ sỹ Việt Nam. Nên tuy học phương pháp của Âu Châu mà các nghệ sỹ của ta đã chuyển được thành lối diễn đạt riêng của mình. Trường hợp của Nguyễn Phan Chánh về lụa cũng như trường hợp của Tô Ngọc Vân về sơn dầu là những chứng minh cụ thể. Bằng chất liệu sơn dầu ông đã chứng minh cụ thể giữa khối nối và nhiều chi tiết, giữa sáng tối chi li, từng độ đậm nhạt, đến khái quát cuả mảng hình và màu sắc. Tìm cái chủ yếu và cất nhịp với chất liệu khó tính của thế giới.

Trong tranh màu sắc êm, trầm không chối mắt, màu sắc, ở một nơi mà màn sương ẩm phủ mờ, khắc hẳn với màu sắc ở một nước Châu Âu có khí hậu khô hanh. Các sắc không đến độ cao của nó vì ánh sáng cũng không toả hết năng lượng của mặt trời vì còn có màn hạt ẩm dày đặc trong khí quyển, có nhiều người cứ cho là họa sĩ của ta vẽ không bạo như Châu Âu với nhiều màu sắc đối kháng đến cực độ nhưng họ không hiểu được vì sao và các nghệ sỹ ở nước ta cũng như ở phương Đông nói chung, ít người vẽ được như thế, cũng như các nghệ sĩ Châu Âu không thể diễn đạt được như đồng nghiệp của họ ở phương Đông.

Thuyền sông Hương đến nay không còn như hồi Tô Ngọc Vân vẽ, ta đến đó chỉ tìm đến sự thong thả, yên tĩnh, sự nghỉ ngơi cần thiết sau những ngày tháng làm việc căng thẳng.
[...]