Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2019
Les cris de la rue à Hanoi
"Les marchands ambulants et les cris de la rue à Hanoi"
Les cris des vendeurs ambulants animent en permanence les rues des villes du Vietnam, aujourd'hui encore. Cela constitue un enchantement pour les étrangers peu habitués à ce spectacle. Pour autant, la barrière linguistique rend difficile la compréhension ! Peu importe, l'onde sonore de tous ces "bruits" forme un délicieux halo propre à la rêverie qui alimente notre imaginaire exotique. Car, comme le rappelle l'auteur, il ne s'agit pas seulement d'une douce mélodie, mais aussi de saveurs, d'odeurs, de couleurs propre à exciter nos cinq sens !
A la bibliothèque de l'EFEO de Paris, se trouve un bel ouvrage, -exemplaire unique, d'une vingtaine de planches recto verso intitulées "les marchands ambulants et les cris de la rue à Hanoi". Ces planches ont été réalisés par les élèves de l'école des Beaux Arts de l'Indochine, avec F de Fénis, en 1929. D'un format 39*20cm, certaines de ces planches sont en couleur.
Certaines ont été réédités dans un ouvrage plus récent paru en 1980.
”Người bán hang rong và tiếng rao trên đường phố Hà Nội”
Lời ghi nhận, ký âm, ký họa và ý kiến ẩm thực do sinh viên trường Mỹ thuật Đông Dương và F. de Fenis thực hiện.
Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2019
Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông dương
Sự ra đời của một ngôi trường giáo dục mỹ thuật chính qui là một tất yếu ở nước ta. Nhưng điều ấy chắc chắn sẽ xảy ra muộn hơn thời điểm 1925 - nếu không có một ngẫu nhiên của lịch sử.
MẤY GHI CHÚ VỀ LỊCH SỬ
ĐÔNG PHƯƠNG / TÂY PHƯƠNG
Sự Thành-Lập Trường Cao-Đẳng Mỹ-Thuật Đông-Dương và Chính-Sách Hội-Họa tại Việt-Nam Thời Thuộc-Địa, 1925-1945
National University of Singapore
Ngô Bắc dịch
*****
Lời Người Dịch:
Nguyên bản in trên giấy gồm các ảnh chụp và bản quét đen trắng. Người dịch đã cố gắng sưu tầm và thay vào đó bằng các hình ảnh rõ hơn hay với màu sắc nguyên thủy của các họa phẩm, hay bổ túc bằng một tác phẩm khác với màu sắc nguyên thủy cùng họa sĩ, hầu người đọc có thể thẩm định một cách dễ dàng hơn.
***
Với việc đặt tiêu điểm trên sự thành lập một học viện nghệ thuật Pháp tại Việt Nam, bài viết này khảo sát các vấn đề chung quanh sự phát triển ban đầu của việc vẽ tranh sơn dầu kiểu Tây Phương bởi các họa sĩ Việt Nam trong nửa đầu của thế kỷ thứ hai mươi. Đặc biệt, bài viết thảo luận các đướng lối khác biệt theo đó một định chế thực dân, được thiết lập để giáo dục các họa sĩ Việt Nam về các nền tảng của hội họa hàn lâm cổ điển, đã được giải thích bởi các sử gia nghệ thuật tại Việt Nam và các học giả tại Tây Phương. Các sử gia nghệ thuật Việt Nam đã nhìn ngôi trường như địa điểm khai sinh ra một truyền thống hội họa hướng đến dân tộc chủ nghĩa trong khi các học giả Tây Phương có khuynh hướng hoặc hoàn toàn không đếm xỉa đến nó hay xem nó như một thí dụ khác của sự trấn áp thực dân trên văn hóa bản địa. Trong sự giải thích này, các học giả Tây Phương trong một số ý nghĩa đã bám vào khái niệm đông phương rằng chỉ những tác phẩm “đích thực” hay “bản địa thuần túy” của nghệ thuật mới được xem xét một cách nghiêm chỉnh, trong khi các học giả Việt Nam trong thực tế từ khước để xem xét các thành tố “tây phương hóa” trong các tác phẩm của các sinh viên. Các sinh viên của ngôi trường thực dân, trong việc thi đua với các người thày của họ, trong thực tê” đã sản xuất ra một phiên bản “tây phương hóa” của nghệ thuật Việt Nam có các đường nét căn bản mang “tính chất đông phương”.
***
Lịch sử nghệ thuật Việt Nam nói chung không được hay biết nhiều bên ngoài Việt Nam. Phần lớn các lịch sử về nghệ thuật Việt Nam cung ứng cho các học giả ở Tây Phương được biên soạn bởi các sử gia nghệ thuật Pháp làm việc trong thời kỳ thực hiện chính sách thực dân hóa Đông Dương của Pháp. 1 Mặc dù được kiện chứng đầy đủ trong các khu vực khác, các lịch sử đều dừng lại ở các thập niên cuối cùng của thế kỷ thứ 19 và các nghệ phẩm được chế tạo tại Huế dưới thời các Hoàng Đế triều Nguyễn, và thực sự không đếm xỉa đến nghệ thuật được sản sinh dưới thời thực dân. Các tài liệu lịch sử về thời thực dân khá thông thường, nhưng trong khi các sử gia Tây Phương có khảo sát hồi gần đây về văn chương và kiến trúc của thời kỳ này, hội họa cho đên nay vẫn còn tương đối chưa được khám phá. 2 Các sử gia nghệ thuật Việt Nam hoạt động tại Việt Nam, mặt khác, đã có sự chú ý lớn lao đến thời kỳ thực dân, bởi chính ở đó, họ nhìn thấy truyền thống nghệ thuật hiện đại của họ khởi đầu. Ngày từ ngữ tiếng Việt chỉ việc vẽ tranh, hội họa [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch] được xem là có nguồn gốc trong thế kỷ thứ 20. Các sự lưu tâm khảo cứu đối chọi giữa các học giả Tây Phương và Việt Nam có thể chứng tỏ một sự khác biệt ý kiến về vai trò mà hội họa đã đóng giữ trong lịch sử thuộc địa, nhưng phần lớn các quan điểm khác biệt này chỉ cho thấy các sự bất tương thích trong các tài liệu lịch sử được cứu xét tại Phương Tây và tại Phương Đông, hơn là bất kỳ các sự dị biệt nội tại nào trong bản thân tài liệu.
Các học giả Tây Phương về lịch sử thuộc địa Việt Nam thường xem thời kỳ thuộc địa như một thời kỳ có sự thống trị văn hóa bởi nước Pháp trong đó các sự phát biểu nghệ thuật địa phương bị cấm đoán. Các học giả này có thể không đếm xỉa đến nghệ thuật và văn hóa bởi họ tin tưởng rằng chúng bị trấn áp. Mặt khác, các sử gia Việt Nam nhìn thời kỳ thuộc địa như một thời kỳ trong đó nghệ thuật và văn hóa nở rộ trong khung cảnh của dân tộc chủ nghĩa dâng cao và nhu cầu hệ quả của nó nhằm chiến đấu chống lại sự can thiệp văn hóa của Pháp. Hai quan điểm này không nhất thiết mâu thuẫn nhau, nhưng, như bài viết này sẽ chứng minh, chúng đã dẫn dắt đến các nhãn hiệu bị gán trên tài liệu mà ngay bản thân nó thuờng rất mơ hồ. Chính vì thế, hội họa được nhìn hoặc có tính cách phái sinh của hội họa “Pháp”, hay như “Việt Nam một cách điển hình”. Trong bài viết này, tôi muốn thảo luận về việc các sự giải thích lịch sử áp đặt này đã ảnh hưởng đến các sự hiểu biết của chúng ta về hội họa Việt Nam thời kỳ thuộc địa như thế nào. Bằng việc khảo sát sự xuất hiện trong nghệ thuật Việt Nam hội họa sơn dầu kiểu Tây Phương và sự thành lập dưới chế độ thực dân một trường nghệ thuật, Trường Mỹ Thuật Đông Dương: École des Beaux-Arts d’Indochine, từ giờ trở đi viết tắt là EBAI (MTĐD)), bài viết này sẽ cố gắng tham gia vào một cuộc thảo luận về ý nghĩa của hội họa trong thời kỳ thuộc địa như được nhìn bởi các học giả cả của Tây Phương lẫn Việt Nam. Trong đường hướng này, điều hy vọng không chỉ đưa ra một quan điểm rất cần thiết về hội họa thời thuộc địa, mà còn đề xướng một số phương pháp thay thế cho sự hiểu biết các đường hướng trong đó giới học thuật Tây Phương ảnh hưởng đến các sự giải thích địa phương về sự phát biểu nghệ thuật.
Thay vì xem sự giáng sinh của hội họa tại Việt Nam thời thuộc địa nhờ ở hoặc sự áp đặt các thể cách và kỹ thuật ngoại quốc trên các sinh viên Việt Nam bởi các thày giáo người Pháp hay một khát vọng bản xứ để chống lại sự du nhập của văn hóa Tây Phương, các học giả có thể quy kết đúng hơn sự tạo lập phương cách nghệ thuật mới này cho sự lên men xã hội và văn hóa bao quanh sự cự tuyệt của nhân dân Việt Nam một số thành tố Trung Hoa nào đó trong văn hóa của họ, chẳng hạn như Chữ Nôm [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch] hay cách bện tóc dài đàng sau đầu. Trước khi có trường EBAI (MTĐD), việc vẽ họa tại Việt Nam là một nghệ thuật Trung Hoa, bị giới hạn phần lớn vào việc thuật viết chữ đẹp và được dạy phần lớn tại nhà bởi các người cha của đứa trẻ. Tuy nhiên, với sự thành lập ngôi trường trong thời thuộc địa này, việc vẽ họa đã có một hình thức mới. Giống như Quốc Ngữ, cách viết theo mẫu tự la mã thay thế cho Chữ Nôm, hội họa đã trở thành một ngôn ngữ mới, hỗn hợp các thành tố văn hóa địa phương và ngoại quốc với nhau.
Một câu chuyện được kể lại cho tôi nghe bởi một họa sĩ đã theo học các giảng viên người Pháp tại trường EBAI (MTĐD) minh chứng cho các sự phát triển này. Trịnh Hữu Ngọc (sinh năm 1912, sinh viên tại Trường EBAI (MTĐD) từ 1933 đến 1935), đã trình bày việc ông Victor Tardieu, giám đốc đầu tiên của Trường, đã khởi xướng cách thức dẫn dắt các sinh viên của ông về vùng nông thôn với giá vẽ và bảng màu trong tay để phác họa phong cảnh như thế nào. Việc thực tập vẽ các đồng lúa và các khóm tre làm sững sờ các nông dân địa phương, những kẻ chưa bao giờ nhìn thấy các họa sĩ vẽ tranh ngoài trời và không quen thuộc với việc được vẽ ra bởi các họa sĩ. Điều còn đặc biệt hơn nữa, theo lời ông Trịnh Hữu Ngọc, là sự kiện rằng một số các họa sĩ địa phương đã khởi sự đua tranh với các người thày của họ. Trong một trường hợp, Tô Ngọc Vân, một sinh viên của Victor Tardieu, được nhìn thấy giữa ánh sáng ban ngày, dựng giá vẽ và cởi áo ra, bút vẽ trong tay, để phác họa một đám tang quay trở về làng. “Không ai cởi áo của mình ra nơi công cộng”, Trịnh Hữu Ngọc nói với tôi, “chỉ có các người Pháp, và giờ đây có Tô Ngọc Vân”. 3 Điều mà câu chuyện này cho chúng ta hay biết rằng Victor Tardieu cùng các họa sĩ và thày giáo dạy vẽ khác người Pháp đã mang theo với họ không chỉ một phương pháp mới về hội họa” – cách vẽ tranh ngoài trời hay “giữa thiên thanh bạch nhật: en plein air” – mà còn cả một loạt các thái độ mới đối với việc làm nghệ thuật. Các họa sĩ giờ đây được tự do để phá vỡ các quy ước xã hội, và có thể như thí dụ, cởi áo của họ ra nơi công cộng để phác thảo một cảnh trí dưới mặt trời nóng bức. Tô Ngọc Vân đã đua tranh với các họa sĩ người Pháp không chỉ bởi nó đã giải phóng ông ra khỏỉ các khuôn mẫu đã thiết định của tác phong mà còn bởi nó mang lại cho ông cơ hội để vẽ theo cách đúng thời tại Pháp vào lúc đó..
Victor Tardieu và
Sự Thành Lập Trường Mỹ Thuật Đông Dương
Victor Tardieu (1867-1937) không phải là một họa sĩ nổi tiếng đặc biệt tại Pháp. Mặc dù ông đã theo học với họa sĩ phái tượng trưng Gustave Moreau (1826-1898) tại Paris, ông đã không để lại các tác phẩm quan trọng trong các bộ sưu tập của Pháp. 4 Ông đã đến Đông Dương trong năm 1923, đã được trao cho một sự ủy thác để vẽ hai bức tranh tường, một cho Đại Học Đông Dương (Université Indochinoise) và bức kia cho Thư Viện Trung Ương (Bibliothèque Centrale), cả hai ở Hà Nội. 5 Với việc hoàn tất các bức tranh tường, Tardieu đã quyết định định cư tại Đông Dương. Điều được giả định rằng ông đã được gợi hứng bởi các phong cảnh và màu sắc hương xa của Bắc Kỳ, giống như các họa sĩ Pháp khác vào lúc đó. 6 Điều được nói rằng khi Tardieu đến thăm viếng các ngôi làng và ngắm nhìn các nghệ nhân địa phương làm việc, ông đã ngưỡng mộ tài năng mà với nó họ đã tạc các bức tượng, đan các chiếc giỏ, in giấy hàng mã cúng tế, và sơn mài đồ đạc thờ cúng. 7 Điều xảy ra đối với ông, với tình huống thích hợp, ông có thể huấn luyện các nghệ nhân như thế trở thành “các họa sĩ”. 8 Ông đã tham khảo với văn phòng của Toàn Quyền Đông Dương khi đó, Alexandre Varenne, 9 và đã thỉnh cầu sự thành lập một trường học nơi các sinh viên địa phương có thể được huấn luyện để trở thành “các họa sĩ chuyên nghiệp”. Lời yêu cầu của ông được chấp thuận, mặc dù không phải là không có sự tranh luận, bởi một vài hành chính gia đã phản đối các mục đích của ngôi trường, tuyên bố rằng các nghệ nhân địa phương không thể huấn luyện được về hội họa.
Hình 1
Victor Tardieu (ngồi giữa) và các sinh viên của ông.
Thứ Năm, 21 tháng 2, 2019
Thứ Tư, 20 tháng 2, 2019
Chùm ảnh: 'Những khoảnh khắc vàng' về văn nghệ Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp
Sách tập hợp gần 300 bức ảnh đen trắng của nhà nhiếp ảnh Trần Văn Lưu, chụp các gương mặt văn nghệ sĩ kháng chiến cũng như đời sống văn nghệ trong kháng chiến chống Pháp.
Xem sách ảnh này, giúp bạn đọc thấy được cuộc đời và sự nghiệp của nhà nhiếp ảnh Trần Văn Lưu - một sự nghiệp mà theo nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - "có thể còn chưa được đánh giá đúng mức nhưng thật đáng trân trọng!”
Xin giới thiệu đến bạn đọc những "khoảnh khắc một đi không trở lại" về văn nghệ và kháng chiến qua những cú bấm máy của Trần Văn Lưu:
[...]
Xưởng họa của họa sĩ Tô Ngọc Vân mở tại xã Xuân Áng, huyện Hạ Hòa, Phú Thọ thu hút nhiều họa sĩ đến vẽ tranh và tổ chức trưng bày. Trong ảnh, lần lượt từ trái qua là các họa sĩ: Tô Ngọc Vân, Nguyễn Sỹ Ngọc, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Khang, Nguyễn Sáng, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Đỗ Cung - Ảnh: Trần Văn Lưu
[...]
Nguồn:
BÁO ĐIỆN TỬ THỂ THAO & VĂN HÓA - TTXVN - Thứ Năm, 19/04/2018 17:12
Nhìn lại gia tài Mỹ thuật Cách mạng Tháng Tám Và chín năm kháng chiến chống Pháp 1945-1954
Sở dĩ phải chia thời kỳ này thành hai giai đoạn, vì mỗi giai đoạn có một đặc điểm riêng, tuy vẫn là một dòng chảy liên tục.
Mỹ thuật Cách mạng Tháng Tám đến toàn quốc kháng chiến (1945-1946)
Đó là thời kỳ ngắn ngủi, chỉ ngót một năm rưỡi. Nhưng bao nhiêu biến cố lịch sử đã diễn ra dồn dập: Nhật đảo chính Pháp. Tổng khởi nghĩa 19/8 thành công ở Thủ đô, tiếp đó là nhiều tỉnh trong cả nước. Bác Hồ đọc Bản Tuyên ngôn độc lập trước quốc dân đồng bào và thế giới, long trọng tuyên bố nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Quân Tàu - Tưởng kéo vào Việt Nam với danh nghĩa đại diện đồng minh tước khí giới quân Nhật vừa đầu hàng. Nạn đói khủng khiếp chết hai triệu đồng bào còn ám ảnh nặng nề.Không ít công việc phải làm trước nghĩa vụ thiêng liêng của người nghệ sỹ công dân. Tranh tuyên truyền - cổ động cho Cách mạng rất cần và có ý nghĩa lúc này. Họa sỹ phải kịp thời đáp ứng số lượng lớn, rộng khắp. “Triển lãm văn hóa” khai mạc ngày 7/10/1945 tại nhà Khai Trí Tiến Đức, bên Hồ Gươm (Nay là trụ sở Không gian văn hóa Việt, thuộc Nhà hát nghệ thuật đương đại, Bộ Văn hóa, Thể thao Du lịch). Nội dung trưng bày tổng hợp nhiều loại hình - như sách báo, âm nhạc, văn học, sản phẩm ngành nghề tự do, kể cả tôn giáo - tâm linh… Mỹ thuật được dành một tỷ lệ lớn, không gian rộng. Ngoài số tranh của các họa sỹ có tên tuổi xuất thân từ Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, còn trưng bày hai bộ sưu tập tranh dân gian Việt Nam thuộc loại quý hiếm của Viện Viễn Đông Bác Cổ. Một số tác phẩm thu hút được sự chú ý của dư luận. Cụ thể như hai bức tranh sơn dầu Thiếu nữ bên hoa huệ của Tô Ngọc Vân và Em Thúy của Trần Văn Cẩn; Nguyễn Văn Tỵ với Cô gái Mường; Đỗ Đức Thuận với Thuyền trên bến sông Hồng (khắc gỗ màu) ..v..v.. Số tác phẩm này hiện nay vẫn được xếp vào loại tranh chủ, giữ vị trí danh dự trong sưu tập mỹ thuật hiện đại của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Hà Nội.
Trong số công chúng và giới văn nghệ đến xem, người ta thấy có nhà văn Khái Hưng, một cây bút tiểu thuyết nổi tiếng của Tự Lực Văn Đoàn đương thời. Qua cuộc trả lời phỏng vấn báo chí với nhà văn Nguyễn Đình Thi, thì “Khái Hưng kéo tôi đến đứng trước rất lâu hai bức tranh Thiếu nữ bên hoa huệ và Em Thúy. Ngắm hồi lâu và cứ trầm trồ mãi “Hai phong cách khác nhau và cũng rất đạt”. Đặc biệt đến dự khai mạc triển lãm có Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông cố vấn Vĩnh Thụy, các ông Bộ trưởng và nhiều quan khách các ngành, các giới. Báo Cứu quốc. Cơ quan tuyên truyền - tranh đấu của Tổng Bộ Việt Minh (Số ra ngày 18/10/1945) đã ghi lại được lời phát biểu của Hồ Chủ tịch: “Những bức tranh này tỏ ra các nghệ sỹ của ta lâu nay đều đã cố gắng tìm một con đường đi. Nhưng tiếc một điều là không muốn đi dưới đất mà lại muốn vút lên trời. Chất thơ mộng nhiều quá, mà cái chất thật của sự sinh hoạt rất ít… Trong công cuộc kiến thiết nước nhà có bốn vấn đề phải chú ý đến, cũng phải coi trọng như nhau: Chính trị, Kinh tế, Xã hội, Văn hóa, nhưng Văn hóa là một kiến trúc thượng tầng…” Lời phát biểu của Hồ Chủ tịch đáng cho giới mỹ thuật phải suy nghĩ, chuyển biến tư tưởng trong lao động sáng tạo của mình.Tết Bính Tuất 1946, Hội Văn hóa Cứu quốc lại tổ chức triển lãm tranh Tết tại Phòng Thông tin Trung ương, phố Tràng Tiền (nay là Phòng thông tin - triển lãm do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội quản lý). Triển lãm có nhiều tác phẩm mang tính thời sự - như tranh Hồ Chủ Tịch với thiếu nhi của Lương Xuân Nhị; Quyết giết được giặc của Phạm Văn Đôn; Giải thoát của Nguyễn Tiến Chung; Diệt quân thù của Trương Bính... Nhiều tác phẩm của các họa sỹ có tên tuổi nữa như Nguyễn Đỗ Cung, Nguyễn Khang, Sỹ Ngọc, Mai Văn Hiến, Huỳnh Văn Thuận, Dương Bích Liên, Trần Phúc Duyên, Đặng Đức Sinh, Đào Thị Trâm…Cùng năm 1946 còn có Triển lãm văn hóa - Lịch sử Việt Nam tại Quốc gia Bảo Tàng Viện Hà Nội (Tức Bảo tàng Louis Finot - nay là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia). Triển lãm quan trọng nên Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thành viên trong Chính phủ đã đến khai mạc. Đáng lưu ý là người xem đã nhắc lại và rất tán thưởng bài viết của họa sỹ - nhà nghiên cứu mỹ thuật Nguyễn Đỗ Cung đã đối thoại với Giáo sư lịch sử mỹ thuật Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương Louis Bezacier. Qua bài “Mỹ thuật Đại La hay mỹ thuật Lý”? (Đăng trên báo Thanh Nghị Số 96 ngày 16 tháng 12 năm 1944) Nguyễn Đỗ Cung đã chứng minh chính xác mỹ thuật chùa Phật Tích là mỹ thuật Việt Nam. Không phải là mỹ thuật Đại La đời Đường Trung Quốc do Cao Biền xây dựng như L.Bezacier đã khẳng định lầm lẫn đến tai hại. Đó là ngôi chùa do vua Lý Thánh Tông xây dựng vào năm 1057. Đối chiếu những con rồng tạc trên đá và đất nung đào được ở nền móng ngôi bảo tháp của chùa, so với những con rồng tạc trên đá và đất nung tìm thấy ở di tích Thăng Long đời Lý, hay những con rồng tạc trên bia đá chùa Long Đọi, Hà Nam có niên đại tạc thời Lý, chúng đều có chung một đặc điểm và phong cách Lý. Đó là chưa nói các nhà khảo cổ còn tìm được những viên gạch ghi rõ niên đại làm chùa: “Lý gia đệ tam đế, Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo”.
Một triển lãm nữa có quy mô rộng lớn và tầm quan trọng của giới mỹ thuật là “Triểm lãm mỹ thuật tháng Tám”, khai mạc ngày 18/08/1946 tại Hà Nội, nhân kỷ niệm một năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9. 74 họa sỹ trong và ngoài nước có tác phẩm tham dự. Nhiều chất liệu, thể loại được giới thiệu. Sơn dầu có Nguyễn Đỗ Cung, Bùi Xuân Phái, Dương Bích Liên, Nguyễn Đình Phúc, Phan Kế An, Văn Cao, Nguyễn Văn Bình. Lụa có tác phẩm của các họa sỹ Trần Văn Cẩn, Lương Xuân Nhị, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Sỹ Ngọc. Đặc biệt có tranh lụa của năm họa sỹ Việt Kiều tại Pháp là Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Lê Thị Lựu, Vũ Cao Đàm, Trần Mạnh Tuyên. Sơn mài có tranh của Nguyễn Khang, Phạm Hậu, Hoàng Tích Trù, Phạm Văn Đôn, Trần Đình Thọ, Nguyễn Văn Tỵ, Tạ Tỵ. Màu bột có tranh của Văn Giáo, Mai Văn Hiến, Phạm Đăng Trí. Tranh khắc của Phạm Văn Đôn, Trần Phúc Duyên, Trần Đình Thọ. Tranh in theo lối riêng trên giấy dó kết hợp nét bút tỉa của Phạm Tăng. Tranh theo phong cách lập thể của Tạ Tỵ, Nguyễn Thuận. Các chất liệu khác có tranh của Tạ Trúc Bình, Vũ Dương Cư, Phạm Khanh, Quang Phòng. Điêu khắc phù điêu và tượng tròn có Nguyễn Thị Kim, Vũ Văn Thu. Đó là chưa kể số lượng tranh cổ động tuyên truyền khá lớn nữa về các đề tài như Tuần lễ vàng, Mùa đông binh sỹ, Bình dân học vụ, Hũ gạo nuôi quân.
Kết thúc thời Cách mạng Tháng Tám đến trước ngày Toàn quốc kháng chiến, không thể không kể đến những đóng góp quan trọng của một số họa sỹ có công đầu đã vẽ mẫu giấy bạc và tem cho nền tài chính, bưu chính của Nhà nước mới Việt Nam dân chủ cộng hòa, một thể loại mỹ thuật đồ họa đặc biệt. Bốn họa sỹ có công đầu là Nguyễn Huyến (vẽ tiền mệnh giá 100 đồng), Nguyễn Văn Khanh (vẽ tiền mệnh giá 20 đồng), Nguyễn Đỗ Cung (vẽ tiền mệnh giá 10 đồng), Mai Văn Hiến (vẽ tiền mệnh giá 5 đồng). Thời gian này và tiếp theo Nguyễn Sáng, Bùi Trang Trước, Lê Phả lại tiếp tục vẽ tiền và mẫu tem tại Chiến khu Việt Bắc. Riêng Nguyễn Sáng đã vẽ hai mẫu tem chân dung Hồ Chủ tịch tại Hà Nội và khi lên Việt Bắc 1946.
Mỹ thuật thời chín năm kháng chiến 22/12/1946
Hồ Chủ tịch phát lệnh kêu gọi Toàn quốc kháng chiến. Trung đoàn Thủ đô sau một thời gian tác chiến trong thành phố, được lệnh rời Hà Nội,vượt sông Hồng ra Chiến khu. Người Hà Nội tản cư về hậu phương. Bằng mọi nẻo đường, các họa sỹ giàu lòng yêu nước cùng ra vùng tự do kháng chiến. Tùy hoàn cảnh, điều kiện, nguyện vọng, họ có mặt ở nhiều vị trí khác nhau: Đoàn kịch tuyên truyền lưu động; Văn công quân đội; Văn hóa văn nghệ các Liên khu; Ty, Sở văn hóa - thông tin các tỉnh, thành; mở trường lớp đào tạo nghệ thuật; tuyên truyền địch vận; báo chí xuất bản. Đi vào cuộc sống, bám sát thực tế, nuôi dưỡng nghề nghiệp, khắc phục khó khăn, thiếu thốn nhưng họ đều hoàn thành nhiệm vụ tốt đẹp của người nghệ sỹ kháng chiến.
Tháng 12/1951, năm năm sau khi rời Thủ đô Hà Nội, một triển lãm mỹ thuật lớn mang tên Triển lãm hội họa 1951 tại Chiêm Hóa, Tuyên Quang. Hơn 300 tác phẩm được trưng bày. Nhân dịp này Hồ Chủ tịch và Tổng Bí thư Trường Chinh đã gửi thư cho các họa sỹ. Thay mặt Đảng và Nhà nước Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Tố Hữu đã đến dự. Bức thư lịch sử của Hồ Chủ Tịch gửi các họa sỹ đến nay vẫn còn in sâu trong ký ức mỗi người về lời nhắn gửi của Bác “Văn hóa nghệ thuật là một mặt trận. Anh chị em là chiến sỹ trên mặt trận ấy...” Cùng năm 1951, từ chiến khu Việt Bắc, Việt Nam còn cử đoàn đại biểu đi dự Liên hoan Thanh niên - Sinh viên Thế giới tại Berlin, Cộng hòa dân chủ Đức (cũ). Đoàn gồm các nhà văn, nhà thơ, nhạc sỹ, họa sỹ. Mỹ thuật có hai họa sỹ là Nguyễn Đỗ Cung và Diệp Minh Châu. Số tranh mang đi giới thiệu gọn, nhẹ, gồm: Cái bát (Tình quân dân) của Sỹ Ngọc, Phú phong tiêu thổ kháng chiến của Nguyễn Đỗ Cung, Phố Huống của Trần Văn Cẩn, Trả thương binh, Ba người du kích của Diệp Minh Châu, Quân dân đoàn kết của Nguyễn Khang, Tranh khắc mộc bản in trên nền điệp của Tạ Thúc Bình. Số tác phẩm tuy ít, nhưng đã dành được thiện cảm và sự tán thưởng của bè bạn thế giới. Giống như âm nhạc có đàn ca biểu diễn của đoàn nhạc sỹ Trần Văn Khê từ Paris sang phối hợp cũng thu được kết quả rất tốt đẹp cho đoàn.Cùng với triển lãm tranh, lý luận - phê bình mỹ thuật cũng được Hội Văn nghệ Việt Nam, cơ quan tuyên huấn, báo chí của Đảng luôn phát huy tác dụng tích cực trên lĩnh vực rèn luyện tư tưởng, đường lối nghệ thuật, giúp người nghệ sỹ trí thức đi theo Cách mạng và kháng chiến đúng hướng. Chủ nghĩa hiện thực XHCN được đề cao. Tuy nhiên, vẫn còn không ít ý kiến trăn trở nếu vẽ “thực như ảnh” tư duy sáng tạo sẽ bị hạn chế, phong cách bút pháp sẽ nghèo. Cuộc “Tranh luận hội họa” do Hội văn hóa cứu quốc tổ chức thảo luận liền bốn ngày (từ 25-28 tháng 9/1949) tại Việt Bắc là dẫn chứng điển hình. Ba bức tranh màu bột Phú phong tiêu thổ kháng chiến, Trong công binh xưởng, Cuộc họp của Nguyễn Đỗ Cung được nêu ra làm ví dụ. Ý kiến nhận xét tranh “vẽ quá nệ vào cái thực, đều đều, mực thước mà đơn điệu. Khác xa trước Cách mạng rất có cá tính, nay lại sa vào cái thực quá đà” (ý kiến Nguyễn Tuân, Kim Lân, Chính Hữu, Nguyễn Tư Nghiêm - có ghi biên bản và đăng trên văn nghệ số cuối tháng 9/1949 tại Việt Bắc)Một số nhà văn, họa sỹ, nhà thơ, nhạc sỹ, kiến trúc sư đã có những bài viết, bài tham luận đăng trên các báo Cứu quốc, Sự thật (Nhân dân), Văn nghệ, Tiền Phong. Nhà văn Nguyễn Đình Thi có bài “Nhận đường” khẳng định hướng đi trong thời kỳ mới. Tô Ngọc Vân có bài “Vẫn tranh tuyên truyền và hội họa”, “Sơn mài”, “Bây giờ mới có hội họa Việt Nam”, “Học hay không học”, “Phòng triển lãm 1951”. Nguyễn Văn Tỵ có bài “Hội họa hay tai họa”. Nguyễn Sáng có bài “Hội họa phục vụ hòa bình”. Trần Văn Cẩn có bài “Tư tưởng vì nhân dân”. Phan Kế An có bài “Tranh phổ biến”. Mai Văn Hiến có bài “Bộ đội vẽ”. Đặc biệt có cuộc tranh luận khá thẳng thắn và thành thực giữa họa sỹ Tô Ngọc Vân với ông Trường Chinh, Tổng Bí thư Đảng và ông Đặng Thái Mai, Chủ tịch Văn hóa Việt Nam, về các vấn đề: “Tranh tuyên truyền và hội họa”, “Học hay không học”, “Nghệ thuật và quần chúng”.
Trong bài tranh luận, họa sỹ Tô Ngọc Vân đã viết “Tôi cần phải diễn giải dài dòng để đi được vững vàng đến kết luận ngược với ông Trường Chinh là quần chúng phải học nghệ thuật hội họa mới thưởng thức được sâu rộng hội họa. Phải học tiếng nói của hình sắc mới nghe được hình sắc kể lể gì (Văn nghệ. Số 10/1949)Kết thúc 10 năm Cách mạng Tháng Tám và kháng chiến thắng lợi. 1954 cuộc triển lãm mang tính toàn quốc được tổ chức tại Nhà hát lớn Hà Nội. Triển lãm được xem như cuộc tụ hội của đại gia đình mỹ thuật Trung Nam Bắc sau 10 năm xa cách. Vẫn là những tác phẩm đã trưng bày trong kháng chiến trên nhiều địa điểm và các nẻo đường khác nhau. Nhưng nó sẽ là tiền đề của kho báu mỹ thuật cho các họa sỹ nối tiếp khai thác, xây dựng những tác phẩm lớn có tầm cỡ sau này ở giai đoạn hòa bình, trước khi bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ngày nay đến Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, bước vào phòng Hội họa Cách mạng và kháng chiến chống Pháp, những tác phẩm như Bác Hồ làm việc tại Bắc Bộ Phủ (tranh khắc, khổ lớn) của Tô Ngọc Vân, Nhi đồng Tháng Tám (khắc gỗ màu) của Trần Văn Cẩn, Trận Tầm Vu (màu bột) của Nguyễn Hiêm, Du kích La Hai - Tập bắn (màu bột), Hà Nội đầu năm 1946 (li tô màu) của Nguyễn Đỗ Cung, Lớp học ban đêm (sơn dầu) của Dương Bích Liên, Giặc đốt làng tôi (sơn dầu) của Nguyễn Sáng, Bộ đội hành quân qua đèo Lũng Lô tiến vào chiến dịch Điện Biên Phủ, ký họa cuối cùng của Tô Ngọc Vân…Tôi vẫn thấy bồi hồi, xúc động được xem lại những trang sử hào hùng của nền hội họa kháng chiến.Vì nền độc lập tự do của dân tộc, người nghệ sỹ trí thức đã dốc hết tâm lực của mình cống hiến cả cuộc đời cho Cách mạng và nghệ thuật mà không hề toan tính, kể cả tính mạng, cũng sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc, nếu còn kẻ thù xâm lược. Đúng như nhà thơ Chính Hữu đã viết trong tập “Ngày về” với các nghệ sỹ trí thức thủ đô đã “xếp bút nghiên” đi kháng chiến: “Nhớ đêm ra đi đất trời bốc lửa/Cả Đô Thành nghi ngút cháy sau lưng/Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng/Hồn mươi phương phất phơ cờ đỏ thắm/Rách tả tơi rồi đôi giầy vạn dặm/Bụi trường chinh phai nhạt áo hào hoa.”
Tài liệu tham khảo
- Báo Sự thật, Nhân dân, Cứu quốc, Văn nghệ, Văn nghệ Quân đội, Tiền Phong.
- Ghi chép cá nhân qua các cuộc gặp gỡ trực tiếp với các họa sỹ thuộc thế hệ Kháng chiến chín năm: Nguyễn Đỗ Cung, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Tư Nghiêm, Bùi Xuân Phái, Dương Bích Liên, Nguyễn Văn Tỵ, Nguyễn Tiến Chung, Lương Xuân Nhị, Mai Văn Hiến, Văn Cao, Nguyễn Sáng, Huỳnh Văn Gấm, Diệp Minh Châu, Văn Giáo, Phan Kế An, Trọng Kiệm, Đào Đức, Văn Đa, Quang Thọ…
- Tiếp xúc với nghệ thuật. Thái Bá Vân. Viện mỹ thuật Việt Nam 1997.
- Mỹ thuật Việt Nam thế kỷ XX. Trần Khánh Chương. NXB Mỹ thuật.
T.T
(Bài đăng trên Tạp chí Mỹ thuật Nhiếp ảnh số tháng 7+8/2015)
Nguồn: Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm - 18/09/2015
Thứ Ba, 19 tháng 2, 2019
Tô Ngọc Vân vẽ địa chủ, và viết về việc vẽ địa chủ
Trên báo Văn Nghệ s. 75 ra ngày 20. 06. 1955, có bài của Tô Ngọc Vân. Thật ra là đăng một bài viết cũ của Tô Ngọc Vân.
Tên bài như sau:
Ý kiến trí thức, văn nghệ sĩ tham gia phát động quần chúng: Tô Ngọc Vân : Vẽ địa chủ (bài viết 10/3/54).
Cụ Vân đã từ trần năm 1954, nên đúng như báo Văn Nghệ đã mở ngoặc rằng, bài viết 10/3/54. Trước bài này, thì có một bài tưởng nhớ Tô Ngọc Vân do Nguyễn Hữu Đang viết.
Tư liệu dẫn trên là theo kết quả tra cứu của Lại Nguyên Ân.
(ĐỜI SỐNG VĂN NGHỆ 1954 - 1958 Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM QUA BÁO CHÍ ĐƯƠNG THỜI)
Nguồn: Giao Blog - 04/10/2014
TÔ NGỌC VÂN viêt 1954:
VẼ ĐỊA CHỦ
THỨ BA, 13 THÁNG 12, 2016
Đợt hai phát động quần chúng, tôi được đi tham gia. Đi để phục vụ nông dân đấu tranh và cũng để cải tạo mình trong nhiệm vụ đó. Vốn là chuyên môn họa nhưng làm công tác người đội viên đơn thuần của đội phát động. Khi đấu tranh đã thắng, đại hội liên hoan tổ chức, tôi mới có dịp sử dụng chuyên môn chung với mấy anh em cùng nghề, vẽ tranh triển lãm, diễn lại một vài khía cạnh qua quá trình tranh đấu.
Phần tôi có làm mấy bức họa. Riêng một bức được anh em nông dân khuyến khích. Sự khuyến khích này đã chuyển vào tâm thần tôi một khí hậu phấn khởi rồn rập. Những đề tài tôi tưởng tượng sáng tác trong phát động trước đây còn chập chờn mờ mỏng, thì nay bỗng vụt lên rõ rệt, thúc bách tôi đem màu sắc đẩy nó hiện hình trên tấm họa. Sư khuyến khích lại tô thắm, thêm duyên cho cái tình giữa người họa và anh em nông dân. Lòng tin ở sức phục vụ cho chuyên môn mình thấy cường tráng lắm.
Tôi công tác tại xã Ninh Dân, huyện Thanh Ba. Bức tranh tôi nói trên tả một cảnh đấu trường ở đấy trình bày đóng khung vào hai nhân vật: bủ cố nông đang đấu và tên địa chủ phản động gian ác Đỗ Văn Hiện cúi gầm, quỳ gục dưới mắt bủ. Cảnh này đã đập vào xúc cảm tôi cực kỳ mạnh. Thằng Hiện, tôi nhìn chỉ có phảng phất bóng dáng con người. Đầu nó cúi, cái sọ trơn trọc hung hãn, hai tai nhọn hoắt như tai ác thú, quai hàm nó rộng bạnh ra, cánh tay thả xuống dài bằng chân, đôi mắt đỏ ngầu máu. Tâm hồn thú vật của nó tiết tỏa khắp thân hình.
Mãi hôm đấu tôi mới thấy nó, nhưng thực thì tôi đã “biết” nó từ lúc nông dân được phát động, đã chứng kiến con người thú vật ấy hiện nguyên hình dần dần, mỗi lúc một rõ thêm lên, qua những đêm và ngày tố khổ của anh em bần cố. Cánh tay dài kia đã quặp chiếc búa tạ đuổi theo chị người làm bị nó định hiếp nhưng vùng chạy được, thằng Hiện ném như thế nào tôi đã rõ. Miệng nó há ra thế nào để nốc từng lít rượu, quai hàm nó bạnh ra sao để hốc từng cân thịt ăn cướp của nông dân để rồi phun ra những giọng gian ác, phản động đối với kháng chiến, anh em bần cố đã chi tiết vẽ hộ tôi cả.
Rồi nhìn cánh đồng bao la, đồi chè liên tiếp thuộc nhà nó, tôi lại nhớ đến những mưu mô mánh khóe lươn lẹo thằng Hiện đã dùng để chiếm đoạt. Rồi khi ăn khi nằm cùng anh em bần cố mà quanh năm chỉ ngày tết mới được bữa cơm không độn, tôi lại càng nhìn thấy bàn tay tàn nhẫn của nó. Hình thù thằng Hiện, nhờ vậy, nhờ sự cảm thấy một phần cùng cực của anh em mà trở thành cụ thể trong óc tôi, và đêm hôm đấu, thoạt tiên trông thấy nó, tôi sửng sốt vì nó giống một cách lạ lùng với thằng Hiện tôi tưởng tượng.
Sự thống nhất này đã giúp tôi ghi lại nhân vật địa chủ được một phần nào giống. Anh em nông dân nhận thấy thế. Mới một phần nào thôi. Đường đi đến giống hoàn toàn, diễn thằng địch hay diễn anh em nông dân cũng vậy, giống được hoàn toàn, về phần tôi thấy mình còn phải qua nhiều cố gắng gian khổ.
Câu chuyện GIỐNG là tất cả một vấn đề nó không phải công việc ghi chép hình thức bên ngoài nhân vật thôi đâu. Không thông cảm với anh em nông dân nổi thì không “truyền thần” anh em được, mà cả thằng địch cũng không thể giống nốt. Và muốn thông cảm lại phải giải quyết một dãy vấn đề do bản chất tiểu tư sản nghệ sĩ, bị văn hóa đế quốc đầu độc của mình gây ra. Vấn đề của câu chuyện GIỐNG này, tôi cũng kết luận như các bạn trước mọi vấn đề khó khăn rằng đó là một vấn đề tư tưởng.
Nhưng khó khăn gì mà chẳng vượt. Bác bảo: có tín tâm quyết tâm là tất thắng. Anh em nông dân đã truyền cho tôi một lòng tin cường tráng. Và tôi đã quyết tâm.
10-3-1954
TÔ NGỌC VÂN
Nguồn: tạp chí VĂN NGHỆ, [việt bắc] s. 3 (tháng Ba 1954)
[Rút từ Sưu tập VĂN NGHỆ 1948-1954, tập 7: 1954, Hữu Nhuận sưu tầm, Lại Nguyên Ân biên soạn, Hà Nội: Nxb. Hội Nhà Văn, 2005, tr. 160-161]
GHI CHÚ: Tô Ngọc Vân hy sinh ngày 17/6/1954, chừng 03 tháng sau khi đăng bài này.
FB LẠI NGUYÊN ÂN - THỨ BA, 13 THÁNG 12, 2016
Khac Hoa La
Trong Hội họa, ông này lúc đầu "cãi" Trường Chinh, nhưng sau nhanh nhẩu đặt nền tảng cho HTXHCN, lấy "ca", "hịch", "thệ" làm phương thức diễn ngôn mà. Cứ xem "hà nội vùng đứng lên", Bác Hồ làm việc trong Bắc bộ phủ là thấy ngay thôi. Xin bác chia sẻ, giữ làm tư liệu.Chu Văn Sơn
Cũng tội nghiệp! Hồi ấy nhận thức lý luận chắc không đơn giản chỉ là chân lý với ngụy lý mà là chân lý với quyền lực. Tiếc là, từ khuất phục quyền lực mà lí luận mỹ học đã đi đến chỗ đổi màu và đổi máu một cách hăng hái như thế này. Ngụy lý lại được cả tin là chân lý đến thế thì thương thật. Tiếc cho những nghệ sĩ chân tài đã bị đánh hỏng và cũng tự đánh hỏng nghệ thuật của mình !Phạm Thu Huơng
Thời đó các cụ bị ảnh hưởng của mấy đợt Chỉnh huấn mà. Thảm lắm những Ng. Tuân, Thế Lữ, Tô Ngọc Vân, Ng. Công Hoan...Khac Hoa La
Giờ so với hồi ấy, phỏng đã có gì hơn! Cứ xem người ta đấu tố các ứng cử tự viên tự do vào quốc hội, cứ xem các đồng chí văn nghệ sĩ Hà Nội công khai hoặc lặng lẽ tán thành chủ trương gạt đồng chí "Nguyên bạc" khỏi chức Hội trưởng, thì thấy nó vẫn giống y sì đấu tố địa chủ năm xưa thôi.Phạm Thu Huơng
Phong trào sám hối của các văn nghệ sĩ năm 1951 buộc họ fải viết như vậy nếu vẫn muốn đứng trong đội ngũ. Nên có thể hiểu cho các cụ.Lại Nguyên Ân
Theo tôi, tài liệu này đáng chú ý về mấy việc: 1/ Sự thành thực tin vào quan điểm giai cấp của nghệ sĩ; 2/ Sự thành thực đem tài năng nghệ thuật thể hiện niềm tin kể trên, đây là lý do để có những tác phẩm hội họa như của ông này và một số người khác. Còn thì, với thời gian, đã lộ ra rằng quan điểm kia là phi nhân, sắt máu ra sao, thì nghệ sĩ ấy không kịp thấy, vì ông chết khá sớm (không sống đến lúc phải sám hối hay cãi vã về sám hối). Tác phẩm nghệ thuật sản sinh ra hồi ấy, không phải bây giờ người ta vứt đi; cứ xem giới sưu tầm Tây sang đây tìm tranh cổ động VN, hệ thống hóa nó... thì biết. Chỉ cái quan niệm (phi nhân bản) xưa nhìn dưới ánh sáng tiến bộ bây giờ là tỏ ra lố bịch, đáng tởm mà thôi.Nguyễn Quang Thân
"Thằng Hiện, tôi nhìn chỉ có phảng phất bóng dáng con người. Đầu nó cúi, cái sọ trơn trọc hung hãn, hai tai nhọn hoắt như tai ác thú, quai hàm nó rộng bạnh ra, cánh tay thả xuống dài bằng chân, đôi mắt đỏ ngầu máu. Tâm hồn thú vật của nó tiết tỏa khắp thân hình."Phạm Thu Huơng
Theo các nhà động vật học, nếu con chó sói viết văn tả người nó cũng viết y chang như đoạn văn trên.
Văn nghệ sĩ phê bình và tự phê bình năm 51 mà chú, sau đó mới phát động CCRĐ và TNV viết bài này năm 54 mà. Truớc khi CCRĐ các văn nghệ sĩ đã qua đợt học tập phát động rồi nên khó có chuyện họ tin vào đấu tranh giai cấp một cách hoàn toàn thành thực và khách quan.Vũ Thư Hiên
Thời bấy giờ nó thế. Nên có cái nhìn bao dung với những lầm lạc chân thật, những lời nói lên gân lập trường trong cơn lên đồng tập thể. Có người lầm thật sự, có người giả lên gân lập trường để được tồn tại. Chính tôi, trong chỉnh huấn cũng phải bịa ra vài khuyết điểm về lập trường giai cấp không hề có, để được yên thân ra về. Nhìn lại mà tởm cái thời không người nào có quyền được là mình.Nguyễn Huệ Chi
Viết như doạn trích của Nguyễn Quang Thân phản ánh một sự thực là sự bối rối trong vô thức vốn không nhận diện ra "khuôn mặt thú" của "thằng Hiện" mà chỉ là tiếp nhận qua những lời tố của nông dân. Nhưng tâm của người viết thì "thành". "Thành" là bởi thuở bấy giờ người như TNV vẫn tin ở lãnh đạo, đúng hơn là "chưa nhìn rõ mặt". Đó là chỗ khác cơ bản với hôm nay.Khac Hoa La
Anh ơi, cách nói "ngày ấy nghệ sĩ tuy nhìn đời bằng cái nhìn phi nhân, vô luân, nhưng "tâm thành" sẽ làm mờ đi tấn bi hài kịch của cả một thời đại - thời đại "đám đông đứng về phía lầm lạc", ngu muội, cả xã hội "lên đồng tập thể bằng lời nói" (giờ, lại lên đồng tập thể theo tiếng xủng xẻng của đồng tiền).Nguyễn Huệ Chi
Khac Hoa La nói đúng. Nhưng cũng phải nhận ra một nét khác biệt: Cơn lên đồng tập thể thuở ấy, phần lớn trí thức đều mê - nghĩa là lên đồng thật. Còn bây giờ thì lên đồng giả, kẻ nào cũng rất tỉnh, giống như các bà đồng Kinh Kỳ mà anh đã xem chui mấy buổi hồi cuối những năm 80.Khac Hoa La Vâng. "lên đồng bằng lời" bây giờ là giả, vì cánh này bận hầu đồng thật ở một đám khác, nơi tiền và quyền giữ vai đồng cô.
Nguyễn Quang Thân
Anh Nguyễn Huệ Chi ơi, ông Hs này có chức, những ông khác như cụ NP Chánh, ông Sáng v. v không thấy viết thế.Khac Hoa La
Mỗi vị có đều có một chút dấu ấn của thời đó, anh Nguyễn Quang Thân ạ. Cụ Chánh, cụ Sáng không vẽ tranh theo thể "Hịch văn" (tố cáo, kêu gọi), thì vẽ những bức theo thể "ca thi" (Ơn đảng, ơn Bác). Anh xem "Kết nạp đảng trên Điện Biên" của cụ Sáng:Nguyễn Huệ Chi
Và "Bữa cơm ngày mùa thắng lợi" của cụ Chánh đây
Người ta bảo, chỉ có "Con nghé quả thực" của cụ Nghiêm là có ý khác thôi
...các cụ này, nhất là cụ Nghiêm, hình như đều "nuốt nước mắt vào trong" mà theo thời anh ạ.
Nguyễn Quang Thân Cụ Chánh mà đến bây giờ vẫn chưa có tên đường sao? Còn TNV thì qua bài viết tranh luận với ĐTM và TC về nghệ thuật vị nghệ thuật năm 1948 tôi vẫn thấy ông ấy rất thành thật. Những bức tranh ông ấy vẽ về quang cảnh trên đường giặc Pháp đi qua, vẽ các cô gái khỏa thân, hình như khoảng 1950 thì phải, tôi cảm thấy ông ấy vẫn thích thỏa mãn cái đẹp cơ thể phụ nữ hơn là tố cáo tội ác của giặc. Cho nên thấy ông ấy chuyển biến tư tưởng vào thời CCRĐ tôi cứ nghĩ ông biến chuyển bằng cái "tâm thành" chứ không giả tạo, tất nhiên đó là bi kịch của người nghệ sĩ và trí thức. Ông bác tôi, khi nhìn thấy việc bắn bà NTN, nhất quyết xin thôi chức Thứ trưởng Bộ Y tế. Họ không cho về, ông vẫn xin về bằng được, đến nỗi ông PVĐ lấy làm ngạc nhiên, trực tiếp ghi vào lý lich, khen đấy là một người hoàn toàn không màng danh lợi. Rồi ông ấy rủ cả bố tôi và chú tôi cùng về (bố tôi và chú tôi lúc ấy đã làm khá chứ không nhỏ nữa, bố tôi là Chánh văn phòng LK ủy IV, nếu không về thì chắc sau hòa bình lên ngay Vụ trưởng hay có thể hơn). Vậy mà họ cùng nhau về hết. Và điều cỏn lạ hơn là tuy về nhưng khoảng 1961, tôi có hỏi ông bác thì ông nói ông vẫn tin ở Cụ Hồ, cụ không có tội trong CCRĐ. Bố tôi và chú tôi chắc cũng không nghĩ khác, tuy đều bị CCRĐ làm cho liểng xiểng. Cho nên điều anh nói vì Tô Ngọc Vân có chức nên động cơ tư tưởng có khác mấy họa sĩ khác, tôi chưa biết cái chức của Tô Ngọc Vân trong KC chống Pháp thì được những quyền lợi gì, nhưng tôi thầm đoán, chắc cũng chưa ai bám chức đến mất nhân cách như ngày nay. Có thể tôi sai vì kinh nghiệm sống thực tế không nhiều bằng anh, tôi là kẻ xuất thân từ nhà trướng, không tiếp cận thực tế nhiều mặt như anh, Nguyễn Quang Thân.Phạm Thu Huơng
Trong hoàn cảnh lúc ấy nếu nói khác viết khác số đông chắc chắn ko được yên thân đâu. Bao nhiêu văn nghệ sĩ từ Hoài Thanh, Ng. Tuân, Ng. Công Hoan đến Ng. Văn Tỵ,, Ng. Xuân Khóat, Lê Yên, Ng. Sáng... đều fải làm một cuộc "tổng kiểm tra tư tưởng" của mình đấy. Các bác xem lại Văn nghệ số 41_42-43/1951 sẽ rõ. Bây h chúng ta nhìn lại có thể phê phán họ nhưng vào hoàn cảnh ấy họ ko thể làm khác được.AB Bùi
Một thời kinh hoàng , " Nhất đội nhì giời " thời mà mọi giá trị về tư tưởng , văn hoá ,giáo duc ..... của xã hội VN trải qua ngàn đời đã bị đập bỏ và tung hê tất cả một cách phũ phàng nhất . chính vì sứ tàn khốc của cuộc ccrđ ,được các nhà lãnh đạo thời ây ví là cuộc CM long trời lơ đất .,nên không có một cá nhân nào không giám không tham gia và ủng hộ .Tôi thiết nghĩ đưng trách Hs Tô ngọc Vân tác giả của kiệt tác Thiếu nữ bên hoa huệ .Trần Đình Sử
Thời ấy đâu còn ý kiến cá nhân. Cá nhân bị thủ tieu....
Văn nghệ Thứ Bảy : Xem tranh kí họa bút sắt của Tô Ngọc Vân về gia đình địa chủ Đỗ Văn Hiện
Giao Blog - 13/09/2014
"thằng Đỗ Văn Hiện", hay "địa chủ Hiện", là nguyên ngữ mà Tô Ngọc Vân đã dùng, ghi ngay trên tranh.
Thời nhỏ chúng tôi đọc và học theo sách dạy vẽ của Tô Ngọc Vân (1906-1954), trong đó có một cuốn tựa như là Bước đầu học vẽ*. Vẫn nhớ những bức kí họa bút sắt như "Lao Kai giải phóng" in trong sách. Trong tưởng tượng thời đó của chúng tôi, Tô Ngọc Vân là người gầy gầy manh mảnh, có lẽ là dí dỏm. Sau này, lớn lên, gặp những người con trai của ông, thì nhẩm nghĩ: giống giống với tưởng tưởng trước đây về người cha.
Hôm nay, xem một ít tranh của Tô Ngọc Vân vẽ vào tháng 9 năm 1953, theo đúng lối kí họa bút sắt mà chúng tôi đã học theo sách của ông. Ông vẽ về gia đình địa chủ Hiện.
Tháng 9 năm 1953 là thời điểm trước khi Luật Cải cách Ruộng đất được ban hành (ban hành vào tháng 12 cùng năm).
Tranh lấy về từ một bài báo của Phan Cẩm Thượng vừa lên bên tờ Tuổi trẻ. Nguồn gốc các tranh này là lấy ra từ cuốn Tô Ngọc Vân - tấm gương phản chiếu xã hội Việt Nam, 1906-1954 (NXB Tri Thức, 2014).
1. Bức một
2. Bức hai
3. Bức ba
Phan Cẩm Thượng viết:
"Tô Ngọc Vân (1906-1954) tham gia vẽ trong Cải cách ruộng đất ở hai tỉnh Thái Nguyên và Phú Thọ trong năm 1953, đặc biệt là xã Ninh Dân, huyện Thanh Ba (Phú Thọ), nơi ông vẽ từng chi tiết của đời sống nông dân và địa chủ đương thời, thậm chí còn chi tiết hơn cả một phóng viên chụp ảnh.
Bộ tranh này có 54 bức hiện thuộc về nhà sưu tập người Thái Tira Vanictheeranont."
Thiên lý 11:23 14 tháng 9, 2014
Cuốn sách "Bước đầu học vẽ" không phải do Tô Ngọc Vân soạn. Tác giả là Hoạ sĩ Nguyễn Văn Tỵ.
Khi hành lang biên giới được giải phóng, năm 1951, giới Văn nghệ kháng chiến đã tổ chức một triển lãm mỹ thuật tại Lào Cai, Tô Ngọc Vân lên tham dự và tổ chức. Ông vẽ một số ký họa về đời sống Lào Cai, Lạng Sơn và đặc biệt là những người chèo đò trên sông gần biên giới. Năm 1952 - 1953, Tô Ngọc Vân dành nhiều thời gian vẽ các vùng nông thôn Phú Thọ và Thái Nguyên, chân dung người nông dân, phong cảnh làng quê và lao động sản xuất tập thể, theo hình thức tổ đổi công. Trong đó nông thôn Minh Cầu, Thái Nguyên được họa sỹ dành cho những bức họa có chiều sâu. Có thể nói lúc này, chàng họa sỹ của phái Tự lực văn đoàn hoàn toàn biến mất, thay vì một họa sỹ nông dân thuần túy lột tả được hết dáng vẻ tính cách người nông dân Việt Nam cùng số phận của họ.
Năm 1953, cuộc Cải cách ruộng đất khốc liệt bắt đầu được tiến hành ở một số vùng nông thôn do Cách mạng quản lý. Tô Ngọc Vân đi vẽ cho Cải cách ruộng đất ở một số vùng Phú Thọ và Thái Nguyên, đặc biệt ở Ninh Dân (Phú Thọ). Có lẽ ông được phân công vẽ theo kiểu như một nhà nhiếp ảnh chụp tư liệu, vì những bản vẽ rất kỹ lưỡng, từ trong ra ngoài một căn nhà địa chủ, và vẽ bổ như đạc biểu kiến trúc. Ông cũng vẽ tất cả các buổi họp và đấu tố thường thấy trong Cải cách. Đây là bộ ký họa sinh động chân thực hiếm có, mà qua đó Tô Ngọc Vân nhìn thấy chân tướng và thân phận của người nông dân Việt Nam.
Xem một ít tranh của Tô Ngọc Vân vẽ về gia đình địa chủ Hiện vào tháng 9 năm 1953, theo đúng lối kí họa bút sắt của ông, "thằng Đỗ Văn Hiện", hay "địa chủ Hiện", là nguyên ngữ mà Tô Ngọc Vân đã dùng, ghi ngay trên tranh.
https://www.facebook.com/GiaiDocThongTin/photos/a.299415623578878/299415656912208/?type=1&theater
Con trâu quả thực (ký họa màu nước - 1954)
Nguồn: Bảo tàng Tô Ngọc Vân - 2022
Mời xem bài viết:
- 1. Từ cũ: nhân bức kí họa "Con trâu quả thực" của Tô Ngọc Vân (1950s) - Giao Blog - 18/09/2014.
- 2. Tranh con trâu với năm Sửu - Theo ND - 01/01/2009.
- 3. Sự chuyển đổi ý niệm về hình tượng con trâu trong hội hoạ Việt Nam - Nguyễn Anh Tuấn (Thư viện NVH) - 23/02/2021.
Từ cũ: nhân bức kí họa "Con trâu quả thực" của Tô Ngọc Vân (1950s)
Hôm trước, đã xem một ít tranh kí họa của Tô Ngọc Vân về nhà "thằng Đỗ Văn Hiện" ở vùng Việt Bắc những năm 1953-1954 (xem lại ở đây).
Trong loạt tranh đó, có một bức nữa, được ghi tiêu đề bởi chính họa sĩ, là Con trâu quả thực.
Từ cũ đã lâu không còn được dùng trong tiếng Việt nữa, là "quả thực". Bức kí họa của Tô Ngọc Vân, về mặt ngôn ngữ học, là một tư liệu trực quan sinh động. Lại mang niên đại lịch sử tường minh.
Về mặt từ nguyên, tức nguồn gốc từ, hiện cũng còn chưa rõ "quả thực" có gốc rễ từ đâu. Là từ ngoại lại hoàn toàn (chỉ đem phiên ra âm Hán Việt), hay là tự tạo mới trên cở sở ghép các bộ phận ngoại lai.
Cũng kính nhờ bác Hoàng Tuấn Công (bên Tuấn Công thư phòng) tra giúp xem các cụ Nguyễn Lân, Nguyễn Cừ, Nguyễn Công Lý có đưa vào các bộ từ điển mà bác đang xem xét hay không. Xin nhờ bác, là vì, tôi vốn không có các bộ sách đó, chưa một lần sử dụng chúng.
Hoàng Tuấn Công 17:13 18 tháng 9, 2014
Giao đã có lời nhờ, HTC xin chép ra mấy dòng ban đầu thế này:Ngọc Hiệp Phạm 18:20 19 tháng 9, 2014
Tra từ điển Tàu thấy "quả thực" (thật) chỉ có kết hợp từ 果實 ý chỉ bộ phận thực chất, có thể sử dụng được của hoa quả. Từ điển ta, "Từ điển tiếng Việt" của Hoàng Phê không ghi nhận từ "quả thực". "Từ điển gốc và nghĩa từ Việt thông dụng"-Vũ Xuân Thái: Quả thực: đúng sự thực. "Việt Nam tự điển" (Hội khai trí tiến đức-Hà Nội) không thấy ghi nhận.
Từ điển Nguyễn Lân (2 cuốn: Từ điển từ và ngữ Hán Việt và Từ điển từ và ngữ Việt Nam) giảng như sau: "Kết quả về vật chất của một cuộc đấu tranh: Trong cải cách ruộng đất, nông dân được chia quả thực". Có lẽ, từ "quả thực" mới chỉ được sinh ra trong cải cách ruộng đất ? Giải thích như NL là đúng với nghĩa được dùng trong thực tế của "quả thực". (Lưu ý: trong Hồi ký giáo dục của mình, NL tiết lộ từng tham gia đội cải cách ruộng đất, trước khi sang dạy bên học xá Trung Quốc)
Nói thêm, cách đây khoảng hơn 10 năm đã có một sinh viên trường Nhạc họa hỏi mình về từ "Quả thực" trong lời đề "Con trâu quả thực" tranh ký họa của Tô Ngọc Vân. Đây là bức ký họa đẹp, thường được các trường Họa xem là mẫu mực, giáo khoa để sinh viên học tập. Một thời nó cũng được xem là nét đẹp và thành quả của cuộc cải cách ruộng đất được văn nghệ sĩ phản ánh một cách phong phú qua nhiều thể loại sáng tác.
Tôi sang nhà bác HTC đọc được câu hỏi của chủ nhà sang xem và mạn phép góp thêm ý:
Theo Từ điển từ Hán-Việt (Lại Cao Nguyên chủ biên, NXB Khoa Học Xã Hội-2007, có 2 từ Quả thực:
1/- Quả thực (果 實): hẳn, chắc, quyết, đúng là. Chữ quả 果 thuộc bộ Mộc.
2/- Quả thực (菓 實): kết quả vật chất của một cuộc đấu tranh. Chữ quả 菓 thuộc bộ Thảo.
Từ điển Tiếng Việt (Văn Tân chủ biên - NXB Khoa Học Xã Hội- 1967) ghi rõ hơn, cũng có 2 nghĩa:
1/- Quả thực: Thực ra là.
2/- Quả thực: kết quả vật chất của một cuộc đấu tranh: sau khi đấu tranh với địa chủ, nông dân chia quả thực.
Chữ "quả thực" này tương tự như từ "chiến lợi phẩm".
Như vậy nếu bức tranh bên trên của họa sỹ Tô Ngọc Vân được ghi là "Con trâu quả thực" được vẽ vào thập niên 1950, thì có lẽ con trâu này là con trâu được chia phần sau khi tịch thu của địa chủ trong cải cách ruộng đất. Một vấn đề "nhạy cảm" đang nóng hổi trên mạng bây giờ.
Nguồn: Giao Blog - 18/09/2014
Kí họa của Tô Ngọc Vân, sẽ có thể được đọc ra một ý nghĩa nào đó nữa, nếu đọc liên thông với nhật kí Trần Dần khoảng giữa thập niên 1950, ở miền Bắc, như sau:
Chia quả thực:
Căm thù địa chủ thì có, nhưng thương yêu giai cấp thì chưa có (người ta bảo vì chưa được học). Nên khi chia quả thực thì bà con tranh giành nhau í ỏm. Cán bộ lúng túng mới nghĩ ra những cái mưu thật là lúng túng.
Chia nồi: Cán bộ bịt mắt bắt dê, nhân dân gọi tên bà Noã chẳng hạn thì cán bộ chỉ vào đống nồi, phải cái nào thì bà Noã phải nhận cái đấy.
Chia cuốc: Cán bộ lấy vải trùm lên đống cuốc chỉ còn thòi cái cán ra, ai cũng chỉ trông thấy có cán, lấy cái nào ra thì là lấy cái ấy, không được chê cùn chê mẻ gì nữa.
Kết quả: Người nghèo được cái nồi thủng, cái cuốc mẻ. Người khá hơn được cái nồi tốt, cái cuốc sắc. Cuộc đời trớ trêu hay là cái mưu của cán bộ kia trớ trêu?
Theo bản chép ra mạng của Phạm Thị Hoài http://www.procontra.asia/?p=4860
Tranh con trâu với năm Sửu
Nói đến tranh Tết vẽ con trâu thì các nghệ nhân dân gian Việt Nam phản ánh một cách bộc bạch, nhưng thầm kín rất sâu sắc cả về nghĩa đen và nghĩa bóng, vừa mang tính hiện thực, vừa đậm tính nhân văn. Ở Việt Nam hình tượng con trâu không những là sức lao động mà còn là bạn đồng hành với con người trong sản xuất, trong lễ hội tâm linh. Vì vậy tranh con trâu trang trí trong những ngày Tết đã trở thành phổ biến và cũng là sản phẩm văn hóa rất linh thiêng, được trân trọng mỗi khi Tết đến, Xuân về.
Năm con trâu đã đến, tranh Tết vẽ con trâu sẽ không những là nguồn cảm hứng của các họa sĩ, các nghệ nhân làng nghề trong dân gian mà còn góp phần làm cầu nối giữa các nền văn hóa quốc tế trong thời kỳ mở cửa.
Theo ND
Nguồn: Báo điện tử Tổ Quốc - 01/01/2009.
Sự chuyển đổi ý niệm về hình tượng con trâu trong hội hoạ Việt Nam
Con trâu đứng thứ hai trong thập nhị chi và là một trong những con giáp gắn bó mật thiết với đời sống nông nghiệp và nông thôn, trở thành “đầu cơ nghiệp” của người nông dân xưa và có thể cả hôm nay. Nó là một tư liệu sản xuất vô cùng quan trọng trong đời sống nông nghiệp nên việc cấm giết mổ trâu bò đã từng bị cấm và phạt tội nặng từ thời Lý (1009-1225) như nguồn sử liệu vào năm 1123 đã ghi rõ. Không khó để nhận ra, con trâu đã bước vào lịch sử và văn hoá Việt Nam từ thủa rất sớm với hình ảnh Đinh Bộ Lĩnh cưỡi trâu cầm cờ lau tập trận hay trong thơ ca, nhạc và nghệ thuật tạo hình.
Tuy nhiên, ngày nay hình ảnh con trâu gắn với đời sống nông thôn và nông dân dường như đang dần vắng bóng trong văn hoá nghệ thuật. Trong một cảm luận nghệ thuật mới đầu năm Tân Sửu, chúng tôi muốn nói tới hình ảnh con trâu trong tranh với một khoảng lịch sử hơn trăm năm đầy biến động, một cái nhìn từ tranh dân gian tới hiện đại và đương thời. Cảm thức về con trâu đã biến đổi một cách sống động và giàu thẩm mỹ hay đó còn là sự chuyển đổi ý thức về nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
Trước năm 1945 hình ảnh con trâu trong văn hoá nghệ thuật Việt Nam thật chân thực thân quen như thể một người bạn hay người thân của các gia đình nông dân và nông thôn Việt.
Nếu vẻ đẹp của làng quê miền Bắc với mái đình giếng nước gốc đa thì con trâu đầm giữa trưa hè oi ả, cảnh chăn trâu và đàn trâu lững thững trở về trong những dáng chiều,… là những hình ảnh nên thơ và yên bình. Người nông dân xưa coi trâu như một người bạn nên mới có những giọng tâm tình thủ thỉ “trâu ơi ta bảo trâu này, trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta” hay những ví von trong thơ ca cũng gắn với trâu như một thành viên của gia đình hạnh phúc “trên đồng cạn xuống ruộng sâu, trồng cầy vợ cấy con trâu đi bừa”. Bởi thế mỗi người khi đi xa quê hương, chúng ta không khỏi những bồi hồi khi nhớ “cùng một bến sông con trâu đằm sóng vỗ”.
Con trâu đã bước ra từ trong những huyền tích với Cao Biền về chùa Kim Ngưu (Tiên Du, Bắc Ninh) hay núi Long Đọi (Duy Tiên, Hà Nam) cùng sông Kim Ngưu và Hồ Tây ngày nay.
Không những thế, con trâu còn gắn với nhiều lễ hội trên mọi miền tổ quốc như lễ hội chọi trâu Đồ Sơn hay lễ Tịch điền đầu năm của các vương triều phong kiến…
Ngoài ra phải kể tới hình tượng con trâu trong điêu khắc cổ Việt Nam như một cặp tượng trâu lớn gần bằng thực nằm trên toà sen ở cấp nền ba chùa Phật Tích (Bắc Ninh), tượng trâu nằm trên bệ liền khối ở lăng vua Lê Hiến Tông (Quảng Ninh) và chạm khắc cảnh trâu chọi nhau ở đình Liên Hiệp (Hà Nội)…
Thêm vào đó có thể nói tới bộ tranh Phật giáo Thập mục ngưu đồ có nguồn gốc bắt đầu từ thời Nam Tống (1127-1279) lấy hình ảnh ẩn dụ cảnh chăn trâu cũng giống như việc chăn tâm / thân.
Ở nước ta bộ tranh 10 cảnh chăn trâu hiện còn được biết là vào năm 1721 do thiền sư Thích Quảng Trí luận giải. Năm 1972 bộ tranh Thập mục ngưu đồ này được Nhà xuất bản An Tiêm ấn hành bởi Trúc Thiên sưu tầm. Bộ tranh Thiền này lấy trâu tượng trưng cho năm giác quan (ngũ trần / căn): mắt, mũi, miệng, tai và da thịt; mục đồng là thân và hành động chăn là ý thức / tỉnh thức (chánh niệm). Hình ảnh mục đồng và trâu không thể tách rời khỏi nhau nương tựa để cuối cùng là trâu thuần còn người thì an nhiên “thõng tay vào chợ”.
Hơn hết phải nói tới nghệ thuật tạo hình tranh dân gian Việt Nam như tranh Đông Hồ và Hàng Trống, có thể thấy ở đây hình ảnh trâu và người nông dân trong rất nhiều hoạt cảnh, lúc bận bịu cày bừa khi an nhiên nghỉ ngơi bên nhau. Đời sống tự tại của người nông dân mang tới cảm giác bình thản dường như phảng phất mùi vị của chất thiền trong những bức tranh này.
Canh điền nhi thực (Tranh Hàng Trống)
Nông sự khai cơ (Tranh Hàng Trống)
Bát dân an lạc (Tranh dân gian Đông Hồ)
Canh điền sáng nghiệp (Tranh Hàng Trống)
Nhiều bức tranh vẽ cảnh mục tử chăn trâu thổi sáo, đọc sách hay thả diều gợi nhắc vẻ thanh thản ung dung như cuộc sống bình yên của nông thôn Việt Nam
Chăn trâu thổi sáo (Tranh dân gian Đông Hồ)
Chăn trâu thả diều (Tranh dân gian Đông Hồ)
Hình ảnh con trâu trong một tâm thức ban đầu còn được diễn tả trong nhiều tác phẩm của hội hoạ hiện đại, qua các tác phẩm sơn mài của Phạm Hậu như Mục đồng Bắc kỳ (1931) hay Giáng sinh của Nguyễn Gia Trí (1941), Hoàng Tích Chù và Nguyễn Tiến Chung (1942-1943)…
Giáng sinh. Nguyễn Gia Trí, sơn mài, 1941.
Vẻ bình yên của một nông thôn Việt Nam với nhà tranh gốc mít, cây đa bến nước mái đình,… đã dần thay đổi qua 9 năm trường kháng chiến chống Pháp và 20 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Con trâu từ một người bạn người thân là tư liệu sản xuất quan trọng nay thành phương tiện sản xuất cần thiết cho một thời kỳ mới. Dấu ấn chuyển đổi này đã được các hoạ sĩ thời kỳ hiện đại khắc hoạ một cách rõ nét với một cách nhìn hiện thực sinh động.
Vào năm 1953 hoạ sĩ Tô Ngọc Vân đã vẽ bức Con trâu quả thực thể hiện một người nông dân vui sướng nhận được phần chia của mình, con trâu được vẽ trong một dáng vẻ nhìn chéo lại phía sau như đang chần chờ và mong ngóng điều gì.
Con trâu quả thực. Tô Ngọc Vân, màu nước, 1954.
Riêng hoạ sĩ Nguyên Tư Nghiêm biểu hiện một cách đầy ý vị nhân văn trong bức tranh sơn mài Con nghé quả thực (1957). Bố cục tranh vẽ về một gia đình nông dân đang vui vẻ nhận được phần “quả thực” của mình là một con nghé.
Con nghé quả thực. Nguyễn Tư Nghiêm, sơn mài, 1957.
Sau công cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc, người nông dân hồ hởi trong đời sống mới với phong trào hợp tác xã và từ đây con trâu cũng được vẽ trong những bối cảnh sống động mới của đời sống kinh tế tập thể như bức tranh sơn dầu Một buổi cày (1960) của hoạ sĩ Lưu Công Nhân. Trên cánh đồng loang loáng nước trước vụ cấy là những con trâu béo tốt đang kéo cày, phía sau là những người nông dân hợp tác xã. Với một bút pháp ấn tượng, những con trâu trong tranh được vẽ một cách chân thực và sinh động.
Một buổi cày. Lưu Công Nhân, sơn dầu, 1960.
Vẻ đẹp của nông thôn bình yên có những đống rơm khô vàng ươm trong góc sân vườn không thể thiếu đi hình ảnh con trâu bởi nó như một phần quan trọng cho phong cảnh nông thôn được khắc hoạ rõ nét như trong tác phẩm Phong cảnh nông thôn (1982) của hoạ sĩ Trần Lưu Hậu.
Phong cảnh nông thôn. Trần Lưu Hậu, lụa, 1982.
Bước vào những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước và đặc biệt là sau thời kỳ Đổi Mới (1986) nền kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến về cơ cấu quản lý, đặc biệt là sự chuyển đổi của mô hình hợp tác xã đã khiến đời sống nông nghiệp, nông thôn và nông dân một lần nữa thay đổi sâu sắc. Đi liền với những biến đổi này là sự chuyển mình của văn hoá nghệ thuật Việt Nam khi được cởi trói khỏi những hạn chế trong sáng tác từ phong cách, bút pháp tới đề tài. Hình tượng con trâu trong tranh cũng vì thế mà thêm nhiều diện mạo khác mới lạ, con trâu từ một hình ảnh hiện thực nay phai dấu và trở nên nhạt nhoà trong một xã hội hiện đại hoá, trở thành như một ý niệm hay mô típ cho hồi ức và những hoài niệm về một thuả bình yên nay đang thay đổi trong đời sống nông nghiệp và phong cảnh nông thôn. Hình tượng trâu trong tranh như một dạng “cổ mẫu” của một tiềm thức hay những giấc mơ rất gần mà đang xa xôi khó nắm bắt. Có thể nói tác phẩm vẽ trâu như một con giáp đầu năm mới là của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái vào năm Ất Sửu (1985), chú bé mục đồng xưa đi đâu để thay vào đó là một người đàn ông mặc comlê thắt cà vạt đội mũ ngồi tươi cười hớn hở.
Tết Ất Sửu. Bùi Xuân Phái, bột màu, 1985.
Nhiều hoạ sĩ thế hệ đổi mới và hậu đổi mới đã chọn hình ảnh con trâu với cặp sừng cong vênh váo vào trong tác phẩm của mình như Phạm Quang Vinh, Quách Đông Phương, Hà Trí Hiếu,… đặc biệt hai hoạ sĩ Nguyễn Thành Chương và Nguyễn Văn Cường là những người vẽ về trâu tiêu biểu cho hai thế hệ hoạ sĩ đương thời. Nếu như hình ảnh trâu trong tranh Thành Chương là một cấu trúc trong tác phẩm như một dạng mô típ có tính gợi nhắc mã nghệ thuật xưa và giúp tổ hợp bố cục cho tác phẩm giàu tính thị giác thì hình tượng trâu trong tranh của Cường hiện thực và giàu tính biểu hiện hơn.
Mục đồng. Nguyễn Thành Chương, sơn mài, 1997.
Thả diều. Nguyễn Văn Cường, sơn dầu, 2017.
Có thể thấy trong hội hoạ đương đại Việt Nam, hình tượng con trâu là một cấu trúc và mô típ phổ quát của một dạng “vô thức tập thể” của những người nghệ sĩ xuất thân và gần gũi gắn bó với nông thôn và nông dân. Một mong ước bình an nay chỉ còn trong những hoài niệm xa xưa đang khó nắm giữ trong hiện tại.
Hơn một thế kỷ với đầy những biến động lịch sử của dân tộc, hình tượng con trâu dường như cũng theo một cảm thức tương đồng. Con trâu từ một người bạn kẻ tâm tình như một mã văn hoá và đặc tính bất biến của người Việt thành một phương tiện và tư liệu sản xuất, để cuối cùng chỉ còn là một hoài niệm hay mô típ cho những cảm thức đương thời về quá khứ bình yên dung dị, một kiểu “vô thức tập thể” theo cách mà Carl Jung (1875-1961) gọi là “cổ mẫu” đã biến mất. Năm mới Tân Sửu đang tới cũng là thời điểm chúng ta suy tư về con trâu cùng hơn 60% dân số Việt Nam đang là nông dân sống dựa vào nông nghiệp và nông thôn trong một bối cảnh toàn cầu hoá và chuyển đổi số mạnh mẽ như hiện nay.
Nguyễn Anh Tuấn (Thư viện NVH)
Nguồn: Thư viện Nguyễn Văn Hưởng - 23/02/2021.
Tưởng nhớ Tô Ngọc Vân
12:13:00Tưởng nhớ Tô Ngọc Vân
Để kỷ niệm 50 năm ngày mất của họa sĩ Tô Ngọc Vân, Hội Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và gia đình của họa sĩ tổ chức triển lãm “Tưởng nhớ Tô Ngọc Vân” tại Nhà Triển lãm 16 Ngô Quyền – Hà Nội. Triển lãm kéo dài đến 26/5. Sau 40 năm kể từ cuộc triển lãm cá nhân của họa sĩ Tô Ngọc Vân năm 1964, người yêu tranh mới được thưởng thức những tác phẩm của ông.
Tại cuộc triển lãm lần này có trưng bày các tác phẩm được Tô Ngọc Vân sáng tác trong thời kỳ 1931 – 1954 với 107 khung tranh trưng bày trong đó có một số tác phẩm gốc của họa sĩ được thể hiện trên chất giấy lụa, tranh khắc do gia đình cố họa sĩ cung cấp. Số còn lại là ảnh chụp từ Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam hoặc tranh do các cá nhân sưu tập. Đó là Thiếu nữ bên tràng kỷ của nhà sưu tập Đức Minh, Khi giặc đã qua của một nhà sưu tập Pháp… Đây được coi là cuộc triển lãm quy mô nhất từ trước đến nay về sáng tác của Tô Ngọc Vân.
Tô Ngọc Vân sinh ngày 15/12/1906. Ông từng học tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương từ năm 1926 - 1931. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Tô Ngọc Vân luôn tìm tòi những phương pháp tạo hình mới và ông đặc biệt quan tâm tới chất liệu sơn dầu vì ông cho rằng chất liệu này sẽ giúp ông diễn đạt được những tình cảm của ông trước cảnh vật.
Một trong những sáng tác đáng chú ý đầu tiên của ông phải kể đến tác phẩm Bức thư (1931). Trong bức tranh này, Tô Ngọc Vân đã tỏ thiện cảm với những cô gái lao động nền nã bên khung cửi qua những tình cảm kín đáo, đoan trang. Sáng tác đầu tay này thể hiện sự dè dặt trong khuynh hướng sáng tạo. Bức thư đã được tặng bằng danh dự tại Triển lãm hội họa Pháp và được trao Huy chương vàng trong Triển lãm thuộc địa tại Paris.
Sau này, Tô Ngọc Vân vẽ nhiều về phong cảnh đẹp bằng sơn dầu như Ánh Mặt trời, Bụi chuối ngoài nắng, Trời dịu... Thành công của họa sĩ không chỉ ở trong nước mà còn góp phần mang tiếng nói của nghệ thuật Việt Nam đến với nhiều nước.
Nhìn chung, đề tài chủ yếu trong những sáng tác trước cách mạng của Tô Ngọc Vân là người đàn bà thành thị. Từ tác phẩm Dưới bóng nắng vẽ người thiếu nữ mơ màng với cái nhìn lơ đãng dưới hoa, nắng bên bờ ao, đến người thiếu nữ có vẻ bâng khuâng. Tranh Tô Ngọc Vân không gợi lên một chân dung nhân vật cụ thể mà chỉ như biểu tượng về sự trong trắng, cao quý của người phụ nữ. Người phụ nữ trong tranh ông đều được ông vẽ với lòng trân trọng, không sa vào khoái cảm nhục thể, không quá mơ hồ, ẻo lả, kiêu sa như người phụ nữ trong tranh của các họa sĩ đương thời.
Từ năm 1945, Tô Ngọc Vân từ bỏ đề tài cũ và bắt đầu giai đoạn sáng tác mới của mình. Tô Ngọc Vân đi vào cuộc sống kháng chiến với tất cả những băn khoăn, day dứt của người nghệ sĩ cũ, đồng thời lại được thực tế vừa cụ thể, vừa nghiêm khắc đòi hỏi, ông nhận thức chỗ đứng của mình trong sự nghiệp của dân tộc. Họa sĩ đã phát hiện trong những con người bình dị, mộc mạc một vẻ đẹp cao quý, thiêng liêng.
Tên tuổi của họa sĩ Tô Ngọc Vân thực sự gắn liền với nghệ thuật tạo hình Việt Nam hiện đại. Ông đã đến với hội họa với tấm lòng chân thành đối và sự đam mê. Ông là một trong những nghệ sĩ tiêu biểu của giai đoạn khởi đầu nền nghệ thuật tạo hình thế kỷ 20 của Việt Nam. Ông mất ngày 17/6/1954.
Ngọc Hiếu
Nguồn: Báo Hànộimới - 15:53 thứ sáu ngày 14/05/2004
Thứ Ba, 12 tháng 2, 2019
Domestic Scene - Annam (1930)
11:19:00Domestic Scene - Annam
To Ngoc Van
1930, oil on canvas. 81 x 100,5 cm.
Paris, Musée du Quai Branly.
© ADAGP / Hervé Lewandowski
To Ngoc Van (1906 – 1954) was a painter, a writer and an art critic, who also participated in the Indochina war and gave the other soldiers drawing classes as a form of resistance. He died of his wounds after the Dien Bien Phu battle.
In the clammy atmosphere of this painting, the cat shield itself from the presumed heat by standing in the cool shade of the wall. Just like in most paintings, the cat is an observer – reminding men that their actions are being closely watched and studied by the extraordinarily intelligent feline. For instance, why is the man to the left eating a flower? We are as confused as the cat…
Nguồn: Universal Museum of Art -
CATS IN ART HISTORY
Cats and Kittens are very ” in ” right now, and their softness is plastered throughout advertising and imagery on the Internet, moving audiences worldwide. In Western societies, so many homes are cat households nowadays. In France, the feline population supposedly exceeds 10 million cats ! But were cats always this appreciated ? They’re sociable, chill-natured and cuddly during the day, but the small felines turn into merciless, independent predators at night. Over the centuries, this dual identity is what made cats be worshipped at times, and hated at others. As part of a home, cats aroused painters and sculptors’ interests, even if their discrete and quiet presence might make them stand out less compared to their other rivals, dogs and horses. They’re almost considered members of the family, enough at least to take up a special place in all their masters’ portraits. But can we really say that cats have ” masters ” ? These elegant creatures don’t let themselves be dominated, and rather seem to choose their companions themselves.
© NATHALIE GATHELIER
Paris : Exposition Peintures des lointains au Musée du Quai Branly
Frédéric Bodin, jeudi 29 novembre 2018Chủ Nhật, 10 tháng 2, 2019
Lược sử các Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc Việt Nam 1945- 2010
BBT: Cuối năm 2015, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam 2015, đây là triển lãm định kỳ 5 năm một lần, hoạt động này nhằm công bố, phổ biến tác phẩm của giới mỹ thuật Việt Nam. Với mục đích tổng kết quá trình 5 năm sáng tạo nghệ thuật của giới mỹ thuật, ghi nhận thành tựu sáng tác của các họa sỹ, nhà điêu khắc Việt Nam. Đây là dịp tổng kết đánh giá thực trạng lực lượng, năng lực và trình độ chuyên môn của đội ngũ sáng tác hiện nay. Qua sự kiện này nhà nước và xã hội có cái nhìn toàn diện về sự phát triển của mỹ thuật Việt Nam trong 05 năm qua. Thông qua đó có chế độ, chính sách, giải pháp phù hợp để thúc đẩy mỹ thuật Việt Nam phát triển đúng hướng. Từ năm 1945 đến nay, do hoàn cảnh lịch sử có thời gian Triển lãm bị đứt đoạn, có giai đoạn Triển lãm được tổ chức đều đặn, mỗi lần triển lãm đều mang những đặc điểm, những thành tựu riêng đóng góp đáng kể vào lịch sử mỹ thuật Việt Nam hiện đại.Để bạn đọc có cái nhìn xuyên suốt về các kỳ Triển lãm, Tạp chí Mỹ thuật và Nhiếp ảnh sẽ trích in công trình nghiên cứu Lược sử các Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc Việt Nam 1945 - 2010 của họa sỹ Nguyễn Đức Hòa. Đây là công trình tác giả đã dành nhiều thời gian sưu tầm, nghiên cứu tư liệu. Năm 2010 những bài viết này đã được đăng trên Đặc san Nghiên cứu Mỹ thuật của Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Đến nay, sau một thời gian công bố, tác giả đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp tích cực, bổ sung tư liệu từ các họa sỹ, nhà nghiên cứu... Loạt bài viết Lược sử các Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc Việt Nam 1945 - 2010 đăng tải trên Tạp chí Mỹ thuật và Nhiếp ảnh đã được tác giả bổ sung, chỉnh sửa và được rút ngắn cho phù hợp với dung lượng của tạp chí, loạt bài viết này sẽ được đăng tải đầy đủ trên website ape.gov.vn của Cục Mỹ thuật và Nhiếp ảnh. Tạp chí Mỹ thuật và Nhiếp ảnh rất mong nhận được những ý kiến phản hồi, trao đổi về nội dung này từ bạn đọc. Trân trọng cảm ơn.
70 năm đã qua kể từ khi có Triển lãm được coi là Mỹ thuật Toàn quốc lần Thứ Nhất, hầu hết các lão tiền bối lúc khai cuộc đã quy tiên, số hiếm hoi còn lại không đủ minh mẫn để tường thuật chính xác các sự kiện… Đồng thời phải kể đến hoàn cảnh chiến tranh dài 30 năm, hai miền chia cắt và muôn vàn vật đổi sao dời. Tác giả còn hy sinh, tranh còn thất lạc, huống hồ người viết là kẻ hậu sinh, góp nhặt chuyện xưa mà trình bày lại, tránh sao cho khỏi sai sót ! Tuy nhiên, với tinh thần “thà muộn còn hơn không”, xin phép mạnh dạn trình bày, kính mong các thày và các đồng nghiệp chỉ bảo để ngày càng hoàn thiện công việc mang tính lịch sử này. Xin trân trọng cảm ơn. Đầu tiên, xin phép cân nhắc các tiêu chí để giải quyết câu hỏi “Thế nào là một Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc Việt Nam ?”
I. 5 tiêu chí cơ bản của Triển lãm MTTQ VN
1.Triển lãm: phải trưng bày công khai cho đại chúng.
2. Mỹ thuật: theo quan điểm chính thống hiện thời (2015) ở VN gồm hội hoạ, đồ hoạ, điêu khắc, sắp đặt và trình diễn. Tuy nhiên, các triển lãm MTTQ từ 1948 đến 1976 đã từng có cả tranh tuyên truyền-cổ động, tranh truyện, tranh đả kích, đồ mỹ nghệ và ký họa. Riêng thể loại sắp đặt mới chính thức hiện diện từ MTTQ 2010 và trình diễn sẽ xuất hiện tại MTVN 2015.
3. Toàn quốc: tập hợp các họa sỹ và nhà điêu khắc khắp cả nước. Tiếc là các kỳ triển lãm từ 1948 đến 1962 chỉ gồm tác phẩm của các họa sỹ ở Việt Bắc và miền Bắc, cộng thêm các họa sỹ miền Nam tập kết. Chỉ từ 1976 đến nay mới xứng là toàn quốc.
4. Tổ chức bài bản ở quy mô quốc gia do một tổ chức có uy tín và quyền lực đứng ra tập hợp rộng rãi, có lời hiệu triệu, có quy chế, lập Ban Tổ chức và Hội đồng Nghệ thuật, trưng bày chuyên nghiệp, có tổ chức lễ Khai mạc, Bế mạc và trao giải.
5. Giải thưởng rất đáng được quan tâm. Không phải chỉ vì giá trị kinh tế, dù tiền rất quý, mà vì sự công nhận các giá trị mỹ thuật chọn lọc ở tầm quốc gia !
II. Lược sử các triển lãm MTTQ từ 1945 đến 1954
1.Triển lãm MTTQ lần thứ nhất, 1945, vốn tên là “Triển lãm Văn hóa” - còn nhiều tranh cãi.
Trưng bày khoảng tháng 9/1945 tại Nhà Khai trí - Tiến Đức, Hà Nội (góc phố Hàng Trống - Lê Thái Tổ hiện nay).
Đơn vị tổ chức: Đoàn Văn hóa Bắc bộ.
Hiện có 2 quan điểm đối lập về triển lãm này.
Quan điểm thứ nhất của Hội Mỹ thuật Việt Nam, xếp “Triển lãm Văn hoá” làm Triển lãm MTTQ lần thứ nhất (Danh mục các Triển lãm MTTQ 1945- 2005, sách “50 năm Hội Mỹ thuật Việt Nam 1957- 2007”, NXB Mỹ thuật- Hà Nội- 2007). Đồng thời, trong lời giới thiệu của 2 cuốn vựng tập Triển lãm MTTQ 1955 và 1958, Ban Tổ chức đều tính thứ tự các Triển lãm MTTQ kể từ ngay sau Cách mạng tháng 8 trở đi, với lần thứ nhất bao giờ cũng là Triển lãm Văn hoá 1945.
Quan điểm thứ hai của lão họa sỹ Quang Phòng, người trong cuộc từ thuở ban đầu, chỉ nhắc đến triển lãm này như một triển lãm đặc biệt, đầu tiên sau ngày 2/9/1945. Ông coi triển lãm sau đó một năm, vào tháng 8/1946 mới là Triển lãm MTTQ lần thứ nhất. Tạp chí Mỹ thuật số 88, tháng 9/ 2003 có đăng bài “Phòng triển lãm Mỹ thuật tháng 8 năm 1946” của tác giả Trần Vân mà trong lời giới thiệu, toà soạn tạp chí cũng cho rằng đó mới là Triển lãm MTTQ lần thứ nhất. Rất tiếc tư liệu về triển lãm này chỉ còn quá ít. Chúng tôi thú thực chỉ biết tất cả có 17 dòng gồm 4 dòng vắn tắt trong sách “50 năm Hội MTVN” và 13 dòng hồi ức của họa sỹ Quang Phòng (Mỹ thuật Thủ đô Hà Nội thế kỷ 20, NXB Mỹ thuật - Hà Nội 2000). Theo ông, triển lãm này trưng bày 3 thể loại: sách báo cách mạng, hơn 100 bức tranh và một bộ tranh dân gian VN. Vẫn theo ông thì Bác Hồ đã đến xem triển lãm và góp ý: “Các chú vẽ nhiều thiếu nữ khoả thân, vẽ nhiều hoa, cái ấy cũng đẹp, nhưng đẹp trên cao, sao các chú không vẽ cái đẹp ở dưới đất chung quanh ta?”. Câu nói của lãnh tụ rất đáng suy ngẫm nếu lưu ý vào hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng của nước Việt Nam DCCH khi mới ra đời. Triển lãm này không thỏa mãn các tiêu chí số 2- Mỹ thuật vì tên là Văn hóa và bày cả sách báo;
cũng không đạt tiêu chí số 3- Toàn quốc vì tổ chức rất gấp nên chỉ có các họa sỹ thủ đô và lân cận tham gia;
cũng chẳng đạt tiêu chí số 4- Tổ chức bài bản ở quy mô quốc gia vì đơn vị tổ chức chỉ là một đoàn thể của Bắc bộ;
lại không thấy nói đến Giải thưởng (tiêu chí số 5).
Như vậy, quan điểm của họa sỹ Quang Phòng có vẻ hợp lý hơn, tiếc rằng ông lại không xếp hạng đầy đủ các triển lãm MTTQ.
Tuy nhiên, theo quan điểm chính thống, Cục Mỹ thuật và Hội Mỹ thuật VN đều gọi Triển lãm MTTQ 2010 là Triển lãm MTTQ thứ 17, tức là đặt “Triển lãm Văn hoá 1945” làm Triển lãm MTTQ lần Thứ Nhất để tính thứ tự các triển lãm MTTQ sau này. Vì lẽ đó, xin tạm theo căn cứ của Hội MT - nơi duy nhất xếp thứ tự các Triển lãm MTTQ - để trình bày lần lượt các Triển lãm này.
2. Triển lãm MTTQ lần thứ hai, 1946, vốn tên là “Triển lãm tháng Tám”- đa số thừa nhận.
Khai mạc ngày 18/8/1946, bày khoảng một tháng tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Đơn vị tổ chức: Hội Văn hóa Cứu quốc Việt Nam.
Triển lãm này thỏa mãn cả 5 tiêu chí:
1/ Triển lãm: trưng bày công khai cho toàn dân xem. Họa sỹ Nguyễn Văn Tỵ đã bình luận: “… phần đại chúng lần đầu ồ ạt kéo vào hưởng ứng những sáng tác mỹ thuật mà trước kia công việc tổ chức làm họ phải cách biệt. Ngày xưa không ai lôi kéo được nên đại chúng không dám lảng vảng tới phòng tranh, coi như một nơi trưng bày vật phẩm xa xỉ dành riêng cho những người sang trọng… họ xem tranh vui thích như đi xem hội…” (báo Tiền Phong, 2/9/1946).
2/ Mỹ thuật: triển lãm chỉ bày toàn tác phẩm mỹ thuật: gần 100 tranh tượng của 74 tác giả với các chất liệu: sơn dầu, sơn mài, lụa, bột màu, màu nước, mực nho, khắc gỗ, phấn màu, chì màu và tượng thạch cao. Đề tài khá phong phú: chân dung lãnh tụ, chiến tranh, cách mạng, lịch sử, phong tục, phong cảnh, tĩnh vật, khỏa thân… với các phong cách Hiện thực, Ấn tượng, Lãng mạn, Lập thể…
3/ Toàn quốc: triển lãm đã bày tranh tượng của đa số tương đối các họa sỹ toàn quốc lúc bấy giờ, thậm chí có cả 5 Việt kiều cũng gửi tranh từ Pháp về (Lê Phổ, Lê Thị Lựu, Mai Trung Thứ, Vũ Cao Đàm, Trần Mạnh Tuyên).
4/ Tổ chức bài bản ở quy mô quốc gia: do Hội Văn hóa Cứu quốc VN - một hội tầm cỡ quốc gia đứng ra tổ chức; lời kêu gọi triển lãm được đăng trên báo Tiền phong - cơ quan ngôn luận của Hội VHCQVN từ ngày 16/4/1946, 2 lần họp trù bị để bầu Ban Tổ chức gồm 13 người, đăng báo thời hạn nhận tranh từ 5 đến 10/8/1946; hơn 80 tác giả đã gửi tranh tượng tham dự và gần 100 tác phẩm của 74 tác giả đã được duyệt. Đáng chú ý là báo Tiền Phong đã nhấn mạnh rằng đây là “cuộc trưng bày đầu tiên về Hội họa, Điêu khắc của nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa… nơi hội họp các tinh hoa nghệ thuật Việt nam”.
5/ Giải thưởng: rất đa dạng với nhiều nguồn tài trợ, đặc biệt có cả giải của Chính phủ và Ban thường trực Quốc hội. Dù ít hay nhiều thì đó cũng là sự công nhận của quốc gia với các giá trị chọn lọc của mỹ thuật nước nhà. Theo bài báo của tác giả Trần Vân (tạp chí Mỹ thuật, tháng 9/2003): không có sự phân thứ hạng giải thưởng ở triển lãm này và thống kê chi tiết các mức tiền thưởng và tác giả được giải. Trên cơ sở ấy, người viết căn cứ vào mức tiền thưởng để tạm xếp giải (chỉ để cho bạn đọc dễ theo dõi vấn đề).
Coi như Giải Nhất là 3000đ của Hội Văn hoá Cứu quốc trao cho tranh lụa của họa sỹ Nguyễn Tiến Chung.
Coi như Giải Nhì là mức 1000đ x 6 giải gồm 3 giải của Chính phủ trao cho 3 tác giả Trần Văn Cẩn, Nguyễn Thị Kim, Hoàng Tích Chù, 1 giải của Văn hoá Cứu quốc trao cho họa sỹ Bùi Xuân Phái, 1 giải của Đoàn Báo chí VN trao cho họa sỹ Tạ Tỵ, 1 giải của báo Cứu Quốc trao cho họa sỹ Mai Văn Hiến.
Coi như Giải Ba với mức 700đ x 5 giải là giải của Trường Cao đẳng Mỹ thuật trao cho họa sỹ Phạm Đăng Trí, 4 giải của Chính phủ trao cho các tác giả Phan Kế An, Tạ Thúc Bình, Trần Phúc Duyên, Nguyễn Đình Phúc.
Coi như Giải Khuyến khích là mức 500đ x 5 giải gồm 1 giải của Ban Thường trực Quốc hội trao cho họa sỹ Quang Phòng, 1 giải của báo Tiền phong trao cho họa sỹ Dương Bích Liên, 1 giải của Liên đoàn xuất bản trao cho họa sỹ Trần Đình Thọ, 1 giải của Nhà in Lê Văn Tân trao cho họa sỹ Văn Giáo, 1 giải của ông T (?) trao cho họa sỹ Sỹ Ngọc.
Coi như Tặng thưởng có 2 bộ sách quý của Viện Viễn Đông Bác cổ trao cho họa sỹ Phạm Văn Đôn.
Một số tác phẩm đáng chú ý: 2 tranh sơn dầu trực họa Hồ Chủ tịch của 2 họa sỹ Tô Ngọc Vân và Nguyễn Đỗ Cung cùng với 1 tượng trực tạc lãnh tụ của nữ điêu khắc Nguyễn Thị Kim. Sơn mài Đêm hoa đăng của Tạ Tỵ. Sơn dầu Trời giông trên thành Thanh Hóa của Phan Kế An. Bột màu trên giấy dó Người suối Bạc của Phạm Đăng Trí…
Cuối cùng là chuyện mất mát: ngoại trừ tượng Bác Hồ của bà Nguyễn Thị Kim (chôn xuống nền nhà suốt 9 năm kháng chiến) và tranh Người suối Bạc của Phạm Đăng Trí (mang về Huế) là còn đến ngày nay. Phần lớn các tranh- theo lời họa sỹ Phan Kế An khi người viết phỏng vấn ông tại nhà (30/12/2010 và 9/1/2011) - đem đóng hòm vội vã trước ngày 19/12/1946 rồi mang lên Cao Bằng gửi dân ở huyện Nguyên Bình. Cuối 1954 ông lên tìm cùng với công an huyện nhưng tất cả đã mất hết vì 2 lý do: quân Pháp càn qua năm 1947 đã cướp phá phần lớn, số còn lại bị mối xông hết sau 8 năm.
Phạm Đăng Trí, Người suối bạc, bột màu trên giấy dó, tác phẩm tham dự Triển lãm MTTQ 1946
3.Triển lãm MTTQ lần thứ ba, 1948, trong rừng sâu, trên chiến khu - vốn tên là “Triển lãm Chào mừng Đại hội Văn nghệ Việt Nam”.
Khai mạc ngày 18/7/1948 tại trường Đào Giã, Thanh Ba, Phú Thọ. Đây cũng là địa điểm tổ chức Đại hội Văn nghệ VN do thuận tiện vì sẵn các lớp học rộng rãi (dù tranh, tre, nứa, lá), nhiều bàn ghế, sẵn bếp tập thể và người phục vụ…
Đơn vị tổ chức: báo Cứu quốc, thay mặt Hội Văn nghệ VN - được thành lập vào đúng dịp này để thay thế vai trò lịch sử của Hội Văn hóa Cứu quốc VN. Cũng từ đây, Hội VNVN thế vai của Hội VHCQ đứng ra tổ chức các kỳ triển lãm MTTQ 1948, 1951, 1954, 1955.
Bối cảnh lịch sử: năm 1948 là thời khắc khó khăn của nước Việt Nam DCCH khi lực lượng kháng chiến đã rút hầu hết lên chiến khu Việt Bắc và khu 4, quân Pháp đang mở rộng vùng chiếm đóng ra khắp đồng bằng Bắc bộ. Trên trường quốc tế, nước ta bị các đế quốc bao vây hoàn toàn và chưa được bất cứ quốc gia nào công nhận. Có hiểu như vậy mới thấy cuộc triển lãm mỹ thuật năm 1948 là một kỳ tích! Tổng số tác phẩm: 53 tranh, không có tượng và sơn mài (theo 1 bài báo của họa sỹ Trần Đình Thọ), chỉ có sơn dầu, lụa, bột màu, khắc gỗ, màu nước, mực nho, ký họa chì than… với các thể loại: hội họa, tranh cổ động- tuyên truyền, tranh đả kích.
Giải thưởng: 01 giải Nhất cho tranh khắc gỗ màu Dân quân Phù Lưu của Nguyễn Tư Nghiêm (tác giả đã cách tân, bỏ hết nét viền, chỉ dùng mảng màu).
01 giải Nhì cho tranh bột màu Thiếu nhi đi khai hoang của Dương Bích Liên (hòa sắc dù xám lạnh nhưng lại mô tả thành công không khí tươi vui).
01 giải Ba cho tranh lụa (không rõ tên) vẽ cảnh bộ đội và dân gặt lúa ở miền núi của Mai Văn Hiến. Có lẽ triển lãm cũng có giải thưởng cho tranh tuyên truyền cổ động và đả kích, nhưng hiện chưa tìm được tài liệu.
4. Triển lãm MTTQ lần thứ tư, lại một cố gắng lớn nữa trong rừng sâu với tên gốc là “Triển lãm Hội họa 1951”.
Khai mạc ngày 19/12/1951 tại Chiêm Hóa, gần ATK, tức An toàn khu, nơi đóng trụ sở đầu não của cuộc kháng chiến.
Đơn vị tổ chức: Hội Văn nghệ Việt Nam.
Bối cảnh lịch sử: năm 1951 triển vọng kháng chiến rất sáng sủa: chiến dịch Biên giới đại thắng, phá tan thế bao vây của Pháp. Nước Việt Nam DCCH đã được Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN Đông Âu công nhận và viện trợ.
Triển lãm treo khoảng 300 tranh (Dưới mái trường Mỹ thuật thời Kháng chiến, tác giả Ngô Mạnh Lân), riêng các học viên trường MTKC đã gửi tới 169 tranh, được bày 76 bức (25% phòng triển lãm).
Chất liệu: sơn dầu, sơn mài, lụa, khắc gỗ, bột màu, màu nước, mực nho, ký hoạ chì….
Nữ họa sỹ Thục Phi từng dự lễ khai mạc cho biết: Phòng tranh là Hội trường lợp lá cọ, đa phần là tranh giấy nên chỉ cần kẹp que nứa, cài lên vách…
Ban Vận động triển lãm gồm 5 người: Tô Ngọc Vân - Giám đốc Trường MTVN, Trần Văn Cẩn - Ủy viên thường vụ Hội VNVN, Nguyễn Xuân Sanh, nhà thơ - đại diện Hội VNVN, Dương Bích Liên, Nguyễn Sáng.
Ban Tổ chức gồm Trưởng ban Trần Văn Cẩn, Phó ban Nguyễn Sáng, Thư ký Dương Bích Liên. Ngày 15/9/1951 là hạn cuối cùng thu tranh tại Trung ương. Các họa sỹ Phạm Văn Đôn, Nguyễn Văn Tỵ, Lương Xuân Nhị phụ trách thu nhận tranh từ khu 3 và 4 rồi đưa lên Việt Bắc trước ngày kể trên. Họa sỹ Phan Kế An kể lại rằng ông đã tự cõng tranh (đả kích vẽ bằng sơn dầu) có cả khung lòng máng, xuyên rừng suốt 1 tuần lễ mới tới Chiêm Hóa.
Giải thưởng: 01 giải Nhất cho 2 bộ tranh tứ bình: Đóng thuế nông nghiệp và Dồn làng- màu nước/giấy của Tạ Thúc Bình (10 vạn đồng).
01 giải Nhì cho 2 tranh: Thi đua học tập và Tất cả cho tiền tuyến- khắc gỗ của Lê Quốc Lộc (7 vạn đồng).
01 giải Ba cho tranh bột màu: Chống rét trâu bò của Lưu Công Nhân (5 vạn đồng).
01 giải Tập thể 5 vạn đồng cho trường Mỹ thuật Kháng chiến.
05 giải x 2 vạn đồng cho bộ tranh đả kích thực dân của Phan Kế An và cho các tác giả Nguyễn Sáng, Sỹ Ngọc, Phạm Văn Đôn, Nguyễn Thị Kim.
Rất tiếc đa số tác phẩm đã hỏng và mất, trừ tranh đả kích của Phan Kế An hồi ấy từng đăng trên bìa báo Sự thật nên còn lưu được hình ảnh.
(một trong 7 bức được Giải Nhất Triển lãm Hội họa 1951 - bản in trên bìa báo Sự thật năm 1949)
Bìa trước và sau của tờ rơi Thể lệ Triển lãm và dự kiến Hội nghị Tranh luận về Hội họa năm 1951
5. Triển lãm MTTQ lần thứ năm, 1954 - lần đầu tiên mang tên chính thức là Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc.
Khai mạc khoảng cuối tháng 11/1954 tại Nhà hát Lớn Hà Nội và Câu lạc bộ Đoàn kết gần đó. Hồ Chủ tịch đã đến dự khai mạc.
Đơn vị tổ chức: Hội Văn nghệ VN.
Ban Tổ chức (cũng là Hội đồng Nghệ thuật) gồm 9 người: Trần Văn Cẩn (trưởng ban), Nguyễn Đỗ Cung, Nguyễn Tiến Chung, Huỳnh Văn Gấm, Mai Văn Hiến, Nguyễn Sỹ Ngọc, Lương Xuân Nhị, Huỳnh Văn Thuận, Nguyễn Văn Tỵ .
Tổng số tác phẩm trưng bày: 518 tranh tượng của 152 tác giả.
Cụ thể: 189 ký họa. 118 bột màu, 57 sơn dầu, 55 màu nước, 39 lụa, 14 cổ động, 9 điêu khắc, 7 sơn mài, 7 phấn màu, 6 giấy màu cắt dán, 6 tranh trục, 3 tranh giấy (?), 2 in đá, 4 bộ tranh truyện, 2 tranh đả kích.
Các chủ đề: chiến đấu, sản xuất, học tập, hòa bình, tình quân dân, cảnh đẹp đất nước.
Bối cảnh lịch sử: 7/5/1954 chiến thắng Điện Biên. 20/7/1954 Hiệp định Geneve được ký kết. 10/10/1954 Chính phủ Việt Nam DCCH tiếp quản thủ đô Hà Nội. Ngay cuối tháng 11/1954 đã có Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc. Vì thế, đây là lần đầu hoàn toàn xứng danh “Toàn quốc” vì có sự tham dự của hầu hết các vùng miền đất nước: Việt Bắc, Hà Nội, Khu III, Khu IV, Khu V, Nam Bộ (theo phân vùng trong Vựng tập).
Giải thưởng (thống kê chưa đầy đủ): 01 giải Ngoại hạng trao cho “Toàn bộ tác phẩm” gồm 52 ký họa của danh họa - liệt sỹ Tô Ngọc Vân.
Có thể có 02 giải Nhất cho “Toàn bộ tác phẩm” gồm 30 bột màu, màu nước, ký họa của họa sỹ Nguyễn Hiêm (từ Nam Bộ ra) và tranh bột màu “Gặp nhau” của Mai Văn Hiến.
Có 03 giải Ba trao cho các tác giả Ngô Minh Cầu, Trịnh Phòng, Mai Long.
Những tranh đáng chú ý khác của MTTQ 1954: Giặc đốt làng tôi- sơn dầu của Nguyễn Sáng, Được mùa- sơn dầu của Dương Bích Liên, Con đọc bầm nghe - lụa của Trần Văn Cẩn, Cảnh phố Hà Nội đêm giải phóng- bột màu của Lê Thanh Đức, Du kích tập bắn - bột màu của Nguyễn Đỗ Cung.
Kể thêm về công tác chuẩn bị: Cuối tháng 10/1954, họa sỹ trẻ Ngô Mạnh Lân (20 tuổi, vừa học xong Khóa MT Kháng chiến) được 2 nhà văn Nguyễn Tuân và Nguyễn Huy Tưởng (lãnh đạo Hội VNVN) giao nhiệm vụ trở lại Việt Bắc để mang tranh về Hà Nội triển lãm. Được tạm cấp 1 chiếc xe đạp, họa sỹ trẻ phóng từ sáng tới tối thì đến Đại Từ, Thái Nguyên, cơ sở cũ của Hội Văn nghệ VN. Hồi ấy các họa sỹ thường được cử đi theo các chiến dịch quân sự hoặc đoàn tiếp quản và CCRĐ nên mỗi lần đi xa, họ đành gửi tranh lại cho Hội VNVN giữ. Hôm sau họa sỹ Ngô Mạnh Lân đèo 1 cuộn tranh to về, đồng thời chở luôn cả con gái nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (khoảng 5 - 6 tuổi) về với bố ở thủ đô. Ước tính cuộn tranh này chiếm khoảng 1/4 - 1/5 tổng số tranh của triển lãm 1954.
Tài liệu tham khảo dùng cho đến phần 5 mục II :
1. 50 năm Hội Mỹ thuật Việt Nam (1957- 2007), NXB Mỹ thuật- Hà Nội- 2007. Phụ lục số 13: Danh mục các Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc (1945-2005), trang 257.
2. Mỹ thuật Thủ đô Hà Nội thế kỷ 20, NXB Mỹ thuật- Hà Nội- 2000, trang 79. Tác giả Quang Phòng.
3. Mỹ thuật hiện đại Việt Nam, NXB Mỹ thuật- Hà Nội- 1996. Tác giả Quang Phòng- Trần Tuy.
4. Tạp chí Mỹ thuật số 88, tháng 9/ 2003. Bài báo “ Phòng triển lãm Mỹ thuật tháng 8 năm 1946”, tác giả Trần Vân, trang 44.
5. Dưới mái trường Mỹ thuật thời Kháng chiến, NXB Mỹ thuật 2004, tác giả Ngô Mạnh Lân.
6. Thể lệ Triển lãm Hội hoạ 1951- bản in gốc- tư liệu của hoạ sỹ Ngô Mạnh Lân.
7. Các tin và bài về Mỹ thuật trên tạp chí Văn nghệ, xuất bản trong kháng chiến chống Pháp tại Việt Bắc, sau in lại (từ 1998- 2006) trong bộ 7 tập SƯU TẬP VĂN NGHỆ, NXB Hội nhà Văn.
8. Hỏi chuyện các lão họa sỹ Phan Kế An, Trịnh Phòng, Ngô Mạnh Lân, Thục Phi
(Bài đăng trên Tạp chí Mỹ thuật Nhiếp ảnh số tháng 4/2015)
Nguồn: Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm - 01/06/2015
0 comments: