Hàng rong và tiếng rao trên đường phố Hà Nội xưa - 1929


Les cris de la rue à Hanoi
"Les marchands ambulants et les cris de la rue à Hanoi"


Les cris des vendeurs ambulants animent en permanence les rues des villes du Vietnam, aujourd'hui encore. Cela constitue un enchantement pour les étrangers peu habitués à ce spectacle. Pour autant, la barrière linguistique rend difficile la compréhension ! Peu importe, l'onde sonore de tous ces "bruits" forme un délicieux halo propre à la rêverie qui alimente notre imaginaire exotique. Car, comme le rappelle l'auteur, il ne s'agit pas seulement d'une douce mélodie, mais aussi de saveurs, d'odeurs, de couleurs propre à exciter nos cinq sens !

A la bibliothèque de l'EFEO de Paris, se trouve un bel ouvrage, -exemplaire unique, d'une vingtaine de planches recto verso intitulées "les marchands ambulants et les cris de la rue à Hanoi". Ces planches ont été réalisés par les élèves de l'école des Beaux Arts de l'Indochine, avec F de Fénis, en 1929. D'un format 39*20cm, certaines de ces planches sont en couleur.

Certaines ont été réédités dans un ouvrage plus récent paru en 1980.

Bìa cuốn “Les marchands ambulants et les cris de la rue à Hanoi”.
Trang bìa trong có ghi chú:

”Người bán hang rong và tiếng rao trên đường phố Hà Nội”
Lời ghi nhận, ký âm, ký họa và ý kiến ẩm thực do sinh viên trường Mỹ thuật Đông Dương và F. de Fenis thực hiện.




Préface de F. de Féniz
Lời nói đầu của tác giả F. Fénis.
... với hình minh họa miêu tả nhân dáng những người bán hàng rong ...
... Có chữ kỳ của các tác giả ...


"Mieux encore : Que sera-ce tout cela si l'eau ne lui vient pas à la bouche en lisant, et si son goût et si son odorat ne sont pas en même sollicités ? Tels sont les grands principes que les auteurs de cet album ont eu présent à l'esprit en le composant"

"La pâtisserie annamite mérite mieux par sa variété qu'on s'y arrête plus que d'ordinaire.

Les cris de la rue, à Hanoi, sont, comme on pourra s'en convaincre, en majeure partie consacrés à la pâtisserie "

"Puisse le lecteur se sentir agréablement chatouillé dans ses diverses papilles, cônes, bâtonnets, et autres stratagèmes sensorielles. Sa joie de vivre en augmentera d'autant."

Au centre, la petite vendeuse de mures sauvages. A droite, gâteau de riz gluant (banh dây), gâteau au pâté de viande (banh gio)
("Ai đọc mà không chẩy nước miếng, cả khứu giác và vị giác dễ gì không bị đánh thức? Đó là cái thần do những tác giả của ấn phẩm này đã thực hiện để làm quà cho người độc giả": F.de Féniz)

("Bánh của Việt Nam thôi thì đủ loại, khiến người mua cứ thế thường xuyên ghé mua.

Tiếng rao hàng, như chúng ta chứng kiến, chủ yếu là dàng cho những loại bánh này.

Độc giả sẽ thú vị để cảm thấy rằng mọi giác quan sẽ như bừng tỉnh, sự yêu đời sẽ càng tăng tốc"
: F. de Féniz)


(Tranh ở giữa là cô bán dâu với lời rao được Féniz ghi lại rõ ràng như sau qua những nốt nhạc trầm bổng: "Ai giâu chín-củ-a nhà ra mu-a" / Tranh bên bên dưới là cảnh bán bánh dầy giò, cũng có giọng rao riêng: "Bánh giò, bánh dầy")

Trang sách có hình minh họa và nhứt là tiếng rao hàng được "ký âm" ... Ngoài ra ... còn có cả thời gian hoạt động của người bán hàng rong đi qua chỗ người viết cư trú ...
Bán quả dâu chín
"Ai giâu (dâu) chín của nhà ra mua"
Bán bánh giò, bánh dày
"Bánh giò (gâteau au pâté de viande), bánh dầy (gâteau au riz gluant)" ở tone Do majeur...



Vendeurs chinois de sorbets; vendeur de banh côm, dans sa feuille de bananier (riz vert grillé et sucré fourré d'une pâte de haricots également sucré); vendeurs de soupe au bœuf (d'un coté du fléau, la soupe, de l'autre, les accessoires de services)
Bán se cấu *
"Se cấu se cấu" (kem vani)
Bán bánh chưng bánh cốm *
“Ai bánh trưng bánh cốm (gâteau de riz vert) ra mua”
Bán phở (hay cháo?)*




* tiếng Pháp: crème à la vanille = kem vani?, không, tàu hũ non nước đường. Miền Bắc: "tào phớ", miền Trung: "đậu hủ", miền Nam: "tàu hũ".
* Mô tả về bánh cốm: Đó là thứ bánh bằng gạo nếp nhuộm xanh lá cây tẩm đường, có nhân đậu xanh ngọt, gói bằng lá chuối, cột bằng dây từ cây tre.
* Tác giả so sánh cách bán khác nhau giữa người Việt (phở) với người Hoa (hủ tiếu) qua đôi gánh và vật liệu thực phẩm và cho là lời rao của người Hoa đơn điệu.


Vendeur chinois, au fléau ; raccommodeur de jarres, bols, faïence etc... ; acheteur de chiffons.. ; marché aux fleurs
Gánh hàng
Cách bán hàng rong của người Tàu ở Hanoi xưa ... Hai cái thùng chứa hàng được gánh thăng bằng trên vai một thanh đòn gánh ... Hàng bán có thể là chè ... cháo ... hay sữa ...v..v...
Hàn chum chậu bát sứ vỡ
“Chum chậu bát sứ vỡ hàn không”
Mua đồng nát
“Ai giẻ rách sắt vụn bán không nào”



Hàng hoa
Đền Ngọc Sơn trên hồ Hoàn Kiếm ... và chợ hàng hoa gần gôđa



Entre 2 et3 heures du matin, les cris du videurs de tinettes ! Vendeur de petits pains, considérés comme des sucreries ; jeune garçon vendeur de thé, avec une soucoupe et une pipe primitive, pour 2 sapèques, une tasse et deux bouffées...
Gọi đổ thùng *
"Mở cửa thay thùng nhé!"
Tô Ngọc Vân
Bán bánh Tây (pain d'occident bánh mì?)*
“Ai bánh Tây ra mua”
Bán nước vối nóng, thuốc lào *
“Nước vối nóng ăn thuốc không”


* Tranh của họa sĩ Tô Ngọc Vân .... miêu tả cảnh hoạt động của những công nhân vệ sinh ở Hanoi xưa ... Thời đầu thế kỷ 20 ... Hanoi mới là thành phố đang phát triển hạ tầng đô thị ... Nhưng tiện ích sinh hoạt thường nhựt rất hạn chế ... Tranh vẽ hoạt động và cả thang âm đi kèm của việc đổ thùng toilette tại tư gia của Sở Vệ sinh Hanoi thời xưa cho thấy những hạn chế này ...

Thời đó tuy là nhà phố ... nhưng nhiều khu ở Hanoi vẫn chưa có nhà vệ sinh "tự hoại" như hiện nay ... mà phải sử dụng loại thùng đựng chất thải ... (có nắp đậy) .... Hàng ngày ... vào lúc sáng sớm ... (2-3:00 sáng) ... có những người phu vệ sinh đến gỏ cửa từng nhà trong khu phố để đổi thùng ... Số chất thải đó được tập trung ở ngoại ô Hanoi và dùng làm phân bón ... Họa sĩ đã "ký âm" câu ... "Mở cửa thay thùng nhé !" theo một điệu nhanh và gắt của những người phu vệ sinh thời đó ...

* Tranh miêu tả cảnh bán hoa tươi ở phố Đồng Hồ ... (gần Ô Quan Chưởng) ... Hanoi xưa ... Song song với hoa còn có một mặt hàng nữa là bánh mì ... nhưng lại được gọi là "bánh Tây" ... Câu "Ai bánh tây ra .... mua" đã được họa sĩ ghi lại theo thang âm du dương ... kéo dài ở "raaaaa" và "mu-a" ...

* Mô tả bán nước vối: Một thiếu niên mang cái rổ, ấm trà, ống tre. Nếu mua 2 trinh thì được một cốc trà đầy và hút một điếu. Nếu trả 1 trinh thì chỉ được nữa cốc trà.
Tranh tả cảnh sinh hoạt cùng việc bán thuốc lào và nước Vối rong ở cửa Ô Quan Chưởng ... Hanoi xưa ... Người bán thuốc lào cầm theo điếu bát ... ống điếu cày ... và siêu nước Vối ... đi dọc theo phố để rao bán ... Câu rao được ghi lại theo thang âm đều đặn của cung Sol trưởng .... "Nước Vối nóng ăn thuốc không"


Canne à sucre, maïs grillé, châtaignes... ;
Bán ngô rang, hạt dẻ
“Ai mía lua (ngô) rang hạt dẻ ra mua”
Bán chè bắp, bắp nướng


Bán gì?

Rue Jean Dupuis - hàng rong trước Ô Quan Chưởng trên phố Hàng Chiếu



Gateau "à la graisse" ; soupe aux haricots verts ; banh quôn, gateau fait d'une feuille de pate de riz roulée renfermant un peu de viande de porc à la graisse et à l'oignon.
Bán bánh cuốn (gâteau à la graisse)
“Ai bánh cuốn ra mua”

Bán cháo đậu xanh (soup aux haricots verts), chè đậu đen
“Ai cháo đậu xanh ra mua”.
‘Ai cháo đậu xanh chè đậu đen ra mua”
Bán bánh cuốn *
Mô tả bánh cuốn *.



* Mô tả bánh cuốn: Đó là miếng bánh bột gạo tráng mỏng cuốn lại, trong có nhân thịt mỡ heo và hành.



Vendeurs ambulants dans la rue ; marchand de bonbons à la graine de sésame ; riz gluant et saucisse de chien ; Pain et paté au riz gluant
Bán bánh vừng
(bonbons à la graine de sésame)
“Ai mua bánh vừng không” *
Tô Ngọc Vân
Bán cơm nếp + dồi chó ?
Riz gluant et sausisse de chien ?

"Lô bay phan" (?)
Bán bánh giò, bánh dày

"(Bánh) giò, bánh dầy"


* Trong các lời rao được ghi nhận có lẽ lời rao bánh vừng là giàu giai điệu nhất (?).


Sirop parfumé à la fleur de pamplemoussier dans lequel nagent des graines de lotus cuites ayant le goût de chataigniers; vendeurs de cannes à sucre ;
Bán chè hạt sen (sirop aux graines de lotus)
"Chè hạt sen"
Tô Ngọc Vân
Bán mía (canne à sucre)
“Ai mía ra mua”
Bán bánh Tây (bánh mì?)
“Ai bánh Tây ra mua”



Jeune garcon vendeur de canne à sucre ; acheteur de verres cassés ; vendeur de cacahouètes
Bán mía

trẻ em bán rong
Mua ve chai

“Ai có chai cốc vỡ bán không”
Tô Ngọc Vân
Bán kẹo vừng, kẹo lạc, kẹo bột, trạm *, ô mai.
“Ai kẹo vừng kẹo lạc kẹo bột trạm ô mai ra mua”


* trạm: quả trám (?) - Le Trạm est un fruit en forme de grosse olive (vrolacée ?) que l'on mange cuit ou confit (một loại trái cây có hình dạng của một quả ô liu lớn mà chúng ta ăn chín hoặc làm kẹo).


Vendeurs de nem ; vendeurs de sucreries
Bán lạc rang (cacahouettes)
“Ai lạc rang ra mua”
Bán nem
“Ai nem sốt mua”. “Ai nem mua đi”.
Lời giới thiệu về các món ăn.
Lời giới thiệu về các món ăn.



Le petit crieur de journaux ; marchand de serviettes ; vendeur de pétrole : il ne dit rien, c'est sa sonnette qui parle pour lui !
le petit crieur de journeaux - đứa trẻ rao bán báo

"Trung bắc, Thực Nghiệp, Khai hóa"
(Tên 3 tờ báo thời thuộc địa)
Bán khăn (marchand de serviettes)



Bán dầu hỏa/dầu hôi/dầu lửa

"...Người bán không rao, tiếng xe kéo nói thay cho họ...".


Bán ?
"Êm co lat"


http://belleindochine.free.fr/LesCrisDeLaRueHanoi.htm




     Theo Diễn đàn Viet Stamp

Trên trang web "belleindochine" đã giới thiệu một ấn phẩm có tựa đề "Les marchands ambulants et les cris de la rue à Hanoi" (Hàng rong và tiếng rao trên đường phố Hà Nội)...đây là một ấn phẩm quý còn duy nhất một, hiện đang được lưu giữ trong thư viện EFEO (Ecole française d'Extrême-orient) tại Paris.

Ấn phẩm độc đáo này là kết quả được tạo ra do sự góp sức của một số sinh viên Việt Nam của Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương thực hiện, với sự cố vấn của F. de Féniz. Hơn 20 trang ghi lại những họa phẩm giới thiệu về một số gánh hàng rong tại Hà Nội trong thập niên 1920. Những bản vẽ trắng đen và mầu, rất sống động. Nhưng hay nhất là những lời giới thiệu và chú thích của de Féniz, ghi chú rõ món hàng được bán và âm điệu của tiếng rao. Ông đã ghi chú rõ những tiếng rao trầm bổng nọ bằng những nốt nhạc, ngay dưới mỗi bản vẽ của từng nhân vật và hàng đặc trưng được bán.

Nhìn vào những hình ảnh này, tuy hầu hết chúng ta ở đây chưa từng được chứng kiến những gánh hàng rong đó. Nhưng cũng chợt cảm thấy quen thuộc, và bên tai tưởng chừng như nghe văng vẳng tiếng rao trên đường vọng vào.

Ấn phẩm được in năm 1929, kích thước 39x20cm. Họ cũng cho biết là có một số hoạ phẩm trong ấn phẩm này đã được in lại vào năm 1980, nhưng tiếc là kvd chưa được thấy tận mắt.

("Ai đọc mà không chẩy nước miếng, cả khứu giác và vị giác dễ gì không bị đánh thức? Đó là cái thần do những tác giả của ấn phẩm này đã thực hiện để làm quà cho người độc giả": F.de Féniz)

("Bánh của Việt Nam thôi thì đủ loại, khiến người mua cứ thế thường xuyên ghé mua. Tiếng rao hàng, như chúng ta chứng kiến, chủ yếu là dàng cho những loại bánh này. Độc giả sẽ thú vị để cảm thấy rằng mọi giác quan sẽ như bừng tỉnh, sự yêu đời sẽ càng tăng tốc": F. de Féniz)


(Tranh ở giữa là cô bán dâu với lời rao được Féniz ghi lại rõ ràng như sau qua những nốt nhạc trầm bổng: "Ai giâu chín-củ-a nhà ra mu-a" / Tranh bên bên dưới là cảnh bán bánh dầy giò, cũng có giọng rao riêng: "Bánh giò, bánh dầy")
...
(Có cảnh bán kem, bánh cốm... Luôn cả gánh phở: một bên quang gánh đựng nồi nước lèo, bên kia đựng chén bát. Rồi thợ gắn bình lọ bị bể; bán hoa... Nhìn kỹ, thấy có chữ kỹ của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân, Mai Trung Thứ...)
Có ai nghe tiếng rao: "Ai mu-a lạc rang, hạt dẻ mua", hoặc: "Ai bánh cuốn ra mu-a". Còn không thì: "Ai cháo đậu xanh ra mua", như đang văng vẳng đâu đây không?!




----------------------------------------------

Hàng rong và tiếng rao trên đường phố Hà Nội thời xưa


MỘT SỐ TRANG TRONG BẢN SCAN CUỐN “HÀNG RONG VÀ TIẾNG RAO TRÊN ĐƯỜNG PHỐ HÀ NỘI” ĐANG ĐƯỢC LƯU GIỮ TẠI VIỆN VIỄN ĐÔNG BÁC CỔ PARIS

Những âm thanh đó không chỉ chứa đựng giai điệu ngọt ngào, trong nó còn có cả hương thơm, mùi vị, màu sắc, có tính kích thích tất cả các giác quan của chúng ta.

Tiếng rao của những người bán hàng rong khiến cho phố phường tại các đô thị của Việt Nam trở nên rất sinh động. Điều này khiến cho những người nước ngoài cảm thấy thú vị. Tuy vậy, rào cản ngôn ngữ thường khiến cho họ không hiểu gì cả.

Để “giải mã” những âm thanh đặc biệt kể trên, vào năm 1929, tác giả Pháp F. Fénis đã xuất bản một cuốn sách mỏng có tiêu đề “Hàng rong và tiếng rao trên đường phố Hà Nội” (Les marchands ambulants et les cris de la rue à Hanoi). Cuốn sách gồm 40 trang đã mô tả khá đầy đủ về các loại hình hàng rong và tiếng rao tương ứng ở Hà Nội thông qua hình ảnh và khuông nhạc minh hoạ.

Những hình vẽ minh hoạ trong ấn bản này do các học viên Trường Mỹ thuật Đông Dương, trong đó có Tô Ngọc Vân - người sau này trở thành hoạ sĩ nổi tiếng của Việt Nam - thực hiện.

Dưới đây là một số trang trong bản scan của một cuốn “Hàng rong và tiếng rao trên đường phố Hà Nội” đang được lưu giữ tại một thư viện của Viện Viễn đông Bác cổ Pháp tại Paris.

Nguồn:
Mai Lĩnh - Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014
http://cob.cdcs.selu.edu/kwik-mind/U-anhly/TiengraohngHN/




http://khucquanhanh.vn/diendan/archive/index.php/t-56.html
TQNam
02-10-2011, 12:26 AM
23.

“Không ai tắm hai lần trên một dòng sông” là câu triết lý xưa lơ xưa lắc không ai không một lần nghe hay đọc, thậm chí khi kha cùng chúng bạn cho ra đây cũng sâu sắc như ai kia. Mà cũng đúng thiệt. Một tối không xưa xa gì tôi đạp xe bên quân 8, đâu gần hãng rượu hay hãng bột mì Bình tây gì đó thì bắt gặp một hình ảnh đẹp. Một cô (hay chị?) chèo ghe bán hàng rong trên sông. Dáng chị thanh thanh dỏng cao, chị đứng chéo khoang thai nhịp nhàng. Mảnh trăng vỡ tan theo nhịp chèo. Cái đèn con cốc lắc lư trên ghe không đủ soi sáng cho biết cô bàn gì - bán chè, bán hột vịt lộn, bán cơm hay bán trái cây, hay hang xén? Đó là lần đầu tiên tôi thu vào mắt mình cái hình ảnh sinh hoạt miền sông nước mà trước đó có lẽ chỉ biết trên sách. Sau đó đôi lần tôi cũng thấy phớt qua cảnh hàng rong trên sông nước bên cảng Tôn Thất Thuyết, quận 4 nhưng không đẹp được vậy. Tiếc! Nhưng cái đáng tiếc nhất là bây giờ người bán dạo đã không còn câu rao ngọt ngào, mượt mà như xưa. Thay vì rao-hát:
“Ai ăn chè đậu xanh đường cát nước dưa hô…ôn…”
Thì người ta rao cụt ngủng ngang phè:
“Chưng, giò, giò, chưng đây”
Thậm chí để băng cat-xét vô duyên:
“Bánh mì Sài gòn hai ngàn một ổ, một ổ hai ngàn!”

Nhìn qua nhìn lại mấy nước gần bên thì mới thấy cái hay, cái độc đáo của người bán dạo quê xứ mình. Xứ người chỉ rao “đơn thuần giản tiện”. Lời rao dân ta không chỉ giản đơn do tiếng Việt có thanh điệu mà câu rao còn có nhạc điệu, tiết tấu rất rõ ràng. Lời rao không chỉ báo cho mọi người biết mình bán cái gì để người ta mua. Lời rao – câu ca như một lời chào mời thân-ái, truyền cảm. Không hiểu ta có thể “đọc” được gì từ cách rao nầy để hiểu hơn bản thân mình?

Tình cờ tôi tìm trên mạng được bộ sưu tập quý giá, xin được giới thiệu để anh em ta xem và biết thêm về “con nước” từng chảy qua thân mình. Đây là tập bản thảo của thầy (F. de Fénis) trò trường Mỹ thuật Đông dương (École des Beaux Arts), đăng trên tạp chí Đông dương, lưu trữ tại thư viện trường Viễn đông Bác cổ Pháp (École francais d’extrême orient). Bộ sưu tập có tên ”Người bán hang rong và tiếng rao trên đường phố Hà Nội”.

Bìa http://i525.photobucket.com/albums/cc340/TQNam/HangRongHaNoiXua/Bia.jpg

Trang bìa trong có ghi chú:
1- ”Người bán hang rong và tiếng rao trên đường phố Hà Nội”
2-Lời ghi nhận, ký âm, bản phác thảo và ý kiến ẩm thực do sinh viên trường Mỹ thuật Đông Dương và F. de Fenis thực hiện. http://i525.photobucket.com/albums/cc340/TQNam/HangRongHaNoiXua/GioiThieu.jpg

Qua vài bức ta thấy có nhiều điều rất đáng trân trọng đối với các tác giả trước thái độ và cách thức học tập, làm việc của họ. Chính điều nầy thực sự làm nên giá trị khác biệt về văn hóa lịch sử của bộ sưu tập.
Vậy là tôi đã đưa lên tất cả 38 bức ký họa của bộ sưu tập. Nay xin ghi ra vài nhận xét:

I/ Có thể ai đó sẽ cho là chủ ý của các thầy Tây là nhằm tìm hiểu dân thuộc đại An Nam là ai nên họ vừa dạy dân ta vẽ, vùa "bắt" học-làm không công cho việc khảo sát-ghi nhận. Song qua các khí họa ta thấy họ làm rất nghiêm túc, có những bức không ghi gì, có bức chỉ ghi lời rao và ký âm, có bức lại mô tả rất kỹ về vật liệu làm món hàng, cách bán.
TD1: Tác giả mô tả bánh cuốn rao sao: Đó là miếng bánh bột gạo tráng mỏng cuốn lại, trong có nhân thịt mỡ heo và hành.
TD2: Về bánh cốm: Đó là thứ bánh bằng gạo nếp nhuộm xanh lá cây tẩm đường, có nhân đậu xanh ngọt, gói bằng lá chuối, cột bằng dây từ cây tre.
TD3: Bán dầu hôi thì ghi: Người bán không rao, tiếng xe kéo nói thay cho họ.

TD4: Bán nước vối: Một thiếu niên mang cái rổ, ấm trà, ống tre. Nếu mua 2 trinh thì được một cốc trà đầy và hút một điếu. Nếu trả 1 trinh thì chỉ được nữa cốc trà.

TD5: Tác giả so sánh cách bán khác nhau giữa người Việt (phở) với người Hoa (hủ tiếu) qua đôi gánh và vật liệu thực phẩm và cho là lời rao của người Hoa đơn điệu.

TD5: Tác giả ghi nhận lời rao chè hạt sen thì rất đơn giản, rất đặc trưng. Mà đúng vậy, các lời rao khác thường có mấy tiếng "ai/ra mua....", riêng món nầy thì vừa đúng 3 tiếng "chè hạt sen...".
Lời rao bán giò, bánh dày ta cũng thấy rất đơn giản.

Nhưng dù gì thì họ cũng tập cho các học trò của mình không chỉ biết "ghi lại" đúng cái mình thấy bằng bố cục và đường nét mà còn từ đó thâm nhập vào thực tế sống, nắm cái hồn ẩn bên trong "cái" thấy đó. Chính nhờ vậy mà người đời nay biết thêm về tiền nhân mình sống ra sao, ờ các lề đường. Ta cám ơn họ vậy.

II/ Trong các lời rao được ghi nhận có lẽ lời rao bánh vừng (?) là giàu giai điệu nhất.

III/ Đôi gánh thời đó ngoài Hà nội sao chép khá nguyên vẹn đôi gánh của người Hoa. Trong Sài Gòn, chỉ người Hoa mới dùng đôi gánh nầy, người Việt thì chỉ dùng hai cái thúng mà thôi, dù bán các món có nước lèo.

IV/ Lời rao của người Hà Nội thời đó khá ngắn gọn, không "thêm mắm, thêm muối" như người Sài gòn, trong Nam. Ngoài đó thì thường lời rao kết thúc bằng "mua...", trong nầy thì "hô...ông...".

V/ Trước nay tôi hiểu "đồng nát = ve chai", thì ra ngoài đó có phân biệt đồng nát với ve chai. Cũng hay chứ nhỉ.

VI/ Sau ngày Giải phóng tôi thấy các hình minh hoa, cổ động của các họa sỹ ngoài Bắc rất khác trong Nam mà không hiểu vì sao, chỉ thấy nó có cái gì đó phảng phất lối vẽ của các họa sỹ minh họa Pháp ngày xưa (thập kỹ 1950 trở về trước). Thì ra ngoài đó các thầy Tô Ngọc Vân, Bùi Xuân Phái còn giữa lại và truyền cho các học trò mình lối vẽ học từ các thầy Pháp tại trường Mỹ thuật Đông Dương khá nguyên vẹn.
TQNam
08-10-2011, 10:41 PM
Nhân đưa bộ sưu tập về bán dạo, hàng rong tôi xin được bàn đôi điều có liên quan.

Cái thúng, đôi gánh đã nuôi bao người, chất nặng trách nhiệm gia đình trên thân còm. Trong một xã hội kém phát triển tiều nông nghèo thì chuyện bán rong là tất nhiên, ngay cả ở các nước phát triển cũng có kia mà, và ở đó không phải chỉ người Á-Phi nhập cư mà cả người bản xứ cũng bán hàng rong, bán dạo. Cái số nó là vậy. Vậy ta nên nhìn nhận vấn đề ra sao từ góc cạnh nầy?

Phàm ở đời vàng thau bao giờ cũng lẫn lộn. Mà cái thời khi mà phong hóa bị tha hóa, đạo đức suy đồi, xã hội trở nên đảo điên, kim tiền lên ngôi thống trị thì “đám du thủ du thực” đâu chỉ ở lề đường, góc chợ, trong salon cũng đầy. Mà có chắc salon “sạch” hơn lề đường, góc chợ? Ở đây tôi xin mở ngoặc, tôi không dùng từ cửa miệng “xuống cấp”, có bao giờ và có ở đâu người ta phân cấp xã hội với đạo dức mà lên với xuống cấp? Nói “xuống cấp thì (i) đi học lại tiếng Việt, (ii) nên chính danh mà nói, đừng tránh né sự thật suy đồi, tha hóa phổ biến. Ngay cả nhà “xuống cấp” cũng là nói sai, phải nói là nhà mục nát, cũ hư chứ làm gì có nhà từ cấp 1 (biệt thự) xuống thành nhà cấp 4 (nhà không có kết cấu kiên cố, nhà tạm bợ)? Mà có chắc dân áo trắng cổ cồn lịch sự hơn đám ngoài kia? Vẻ cao đạo thì hẳn, sự cao đạo thiệt thì … Ô hô! Có kẻ làm bộ thương tật xin tiền, nhưng cũng thật sự có những đứa trẻ đi học một buổi, một buổi đi bán vé số; khi mời mua thì chìa cộc vé số bằng hai tay. Khi ngồi trên xe hơi chạy vòng vòng thì thấy bên Tây hay quá, thử bước xuống xe đi bộ trên đường đêm vắng xem sao, nhất là các kiều nữ? Ờ Sài Gòn thấy xô bồ, bê bối, qua Thái thấy có thật sự hơn? Cũng chèo kéo du khách, cũng lừa khách bán giá cao; có điều họ “chuyên nghiệp” hơn nên … ít dễ ghét hơn. Quanh ta các nước phát triển hơn cũng bán hàng rong đầy, nhưng Singapore và Malaysia thì ngăn nắp, có sắp xếp trật tự. Vậy ta có đơn giản làm một phép trừ trước hàng rong, bán dạo hay ta “tổ chức lại” những người bán dạo. Để làm được điều nầy người cầm trịch phải ra tay tổ chức lại xã hội, xậy dựng lại phong hóa. Cái nầy khó, làm lâu dài chứ không dễ như “ban” lệnh cấm, ký cái rụp là xong. Mà có cầm được đâu! Lòng người nó vậy thì làm vậy thôi, muốn làm tốt thì lòng phải trong. Vậy gạn đục khơi trong lòng cả dân lề đường lẫn kẻ salon đi thôi.


https://tranvankhe-tranquanghai.com/category/rao-hang-rong/page/2/

FB Việt Nam Xưa và Nay - 21 tháng 5, 2017

Tiếng Rao Đêm Hà Nội


NHỚ TIẾNG RAO HÀNG






Nhà trường quyết định chỉ tuyển 10 thí sinh, nhưng do đồng số điểm, kỳ tuyển sinh này đặc biệt 11 thí sinh trúng tuyển(23). Trong số 11 thí sinh này có tên Thang Trần Phềnh.
Học cùng khóa với ông là Vũ Cao Đàm, Tô Ngọc Vân, Hồ Văn Lái, Lê Tiến Phúc, Đặng Trần Cốc, Nguyễn Hữu Đẩu, Nguyễn Văn Hồng, Đỗ Đức Thuận(24). Có hai sinh viên bỏ học giữa chừng.
Georges Khánh, Victor Tardieu, Nguyễn Phan Chánh. Lê Văn Đệ, Mai Trung Thứ, Lê Phổ, Công Văn Trung
https://www.facebook.com/tapchimythuat77/posts/d41d8cd9/485104201932644/


Mời xem thêm:
  • Bất ngờ với gánh hàng rong Hà Nội xưa trong tranh 'họa sĩ triệu đô' Lê Phổ
  • Xem bộ ảnh quý, nghe tiếng rao của những gánh hàng rong Hà Nội xưa
  • Hoài niệm Hà Nội xưa qua gánh hàng rong và những tiếng rao
  • Bỏ lại ồn ào để ngồi xuống​​​​​​​ xem quá khứ dưới chân mình
  • Một Hà Nội thân thương qua triển lãm 'Gánh hàng rong và những tiếng rao trên đường phố Hà Nội'
  • Ngắm hàng rong Hà Nội đầu thế kỷ XX
  • Lượn phố nghe tiếng rao hàng rong Hà Nội
  • Gánh hàng rong và tiếng rao đêm: Hương vị riêng của Hà Nội
  • Đánh thức ký ức Hà Nội
  • Đừng để mất tiếng rao trong lòng Hà Nội
  • Ngắm lại Hà Nội xưa qua gánh hàng rong và tiếng rao đường phố
  • Triển lãm “Gánh hàng rong và những tiếng rao trên đường phố Hà Nội”
  • Ngắm tranh chủ đề hàng rong Hà Nội vào đầu thế kỷ XX.
  • “Gánh hàng rong và những tiếng rao trên đường phố Hà Nội”
  • Hoài niệm về Hà Nội xa xưa qua gánh hàng rong và những tiếng rao
  • Sắp đặt gánh hàng rong và tiếng rao: Không chỉ là hoài niệm…
  • Hoài niệm về Hà Nội xưa qua gánh hàng rong và những tiếng rao
  • Chuyển động cùng “Gánh hàng rong và những tiếng rao trên đường phố Hà Nội“