Thứ Tư, 20 tháng 12, 2017

Nhìn lại xã hội Việt Nam qua các bức ký họa của Tô Ngọc Vân

TẠP CHÍ VĂN HÓA


Nhìn lại xã hội Việt Nam qua các bức ký họa của Tô Ngọc Vân

Lê Hải

Trong lịch sử mỹ thuật thế giới có khá nhiều họa sĩ được gắn liền tên tuổi của mình với một giai đoạn lịch sử nhất định cho một dân tộc. Tạp chí văn hóa tuần này sẽ dành trọn thời gian cho Tô Ngọc Vân, nhân vật không chỉ là một họa sĩ nổi tiếng mà còn là người đào tạo ra một thế hệ họa sĩ kháng chiến phục vụ công tác tuyên truyền cho miền Bắc Việt Nam trong nửa sau của thế kỷ 20.

Nửa đầu của thế kỷ XX là một giai đoạn đầy biến động nhưng đánh dấu sự trưởng thành của giới trí thức Việt Nam, mà trường Mỹ thuật Đông Dương ở Hà Nội giữ một vai trò vô cùng quan trọng, như trong hồi ký của Phạm Duy. Con đường chính trị đã đưa các học trò của trường mỗi người một ngả, mà sau này Tô Ngọc Vân trở thành người đại diện cho một nền mỹ thuật kháng chiến. Theo như nhận xét của chuyên gia mỹ thuật Nguyễn Quân, các ký họa của Tô Ngọc Vân là bài học kinh điển cho phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa. Chủ tịch hội mỹ thuật Việt Nam là Giáo sư Trần Khánh Chương điểm lại những đỉnh cao của Tô Ngọc Vân trong một chương trình truyền hình của tỉnh Hưng Yên để ca ngợi các nhân sĩ địa phương:

« Một trong số ba họa sĩ đầu tiên được vào gặp và vẽ bác Hồ vào năm 1946 là Tô Ngọc Vân. Sau này thành bức tranh sơn dầu và khắc gỗ tên là « Bác Hồ làm việc ở Bắc Bộ Phủ » nổi tiếng. Trong kháng chiến chống Pháp, ông bắt đầu có chuyển biến về mặt tư tưởng qua việc sống cùng với dân, sống cùng với kháng chiến cho một lý tưởng giải phóng đất nước, thoát khỏi ách nô lệ. Thời đó, ông sáng tác không nhiều nhưng đặc biệt là loạt ký họa về quân đội và cải cách ruộng đất. Toàn bộ ký họa được trưng bày tại cuộc triển lãm năm 1954 và mang lại cho tác giả giải thưởng đặc biệt. »

0 comments:

Tô Ngọc Vân – Tấm gương phản chiếu xã hội Việt Nam (1906 -1954) - Phan Cẩm Thượng - NXB Tri thức

Tô Ngọc Vân – Tấm gương phản chiếu xã hội Việt Nam (1906 -1954)

Phan Cẩm Thượng
NXB Tri thức


Trong cùng một thời đại của một đất nước có hàng trăm nhà văn cùng viết, hàng trăm họa sỹ cùng vẽ, nhưng không phải người nào cũng tạo ra một hình ảnh chân thực về con người và đất nước mình, giống như một tấm gương phản chiếu xã hội. Người đó đôi khi không nhất thiết là người có tài năng nhất, tất nhiên để làm được việc đó phải có tài. Tô Ngọc Vân là một họa sỹ như vậy, ông chỉ là một trong những bậc thầy xuất sắc của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, và dưới con mắt của nhiều người, ông mới dừng lại ở nghệ thuật hiện thực và không có gì đi xa hơn thế, tranh của ông không có nhiều người hâm mộ như tranh Nguyễn Gia Trí chẳng hạn, hay ngay cả bốn bậc thầy sau cùng Sáng, Nghiêm, Liên, Phái cũng được nhiều người tán thưởng hơn Tô Ngọc Vân. Tuy nhiên, theo tôi, trong tất cả các họa sỹ Việt Nam, Tô Ngọc Vân vượt lên hơn hẳn việc vẽ ra phẩm chất con người thành thị và đặc biệt nông dân Việt Nam, thân phận của họ và hơn nữa là thân phận dân tộc. Điều này được nhận thức không phải qua những tranh sơn dầu của ông được vẽ trước Cách mạng tháng Tám, năm 1945, những bức tranh được đánh giá cao hơn những gì ông vẽ trong Kháng chiến chống Pháp. Tất nhiên trong Kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954), phần lớn những gì Tô Ngọc Vân làm ra chủ yếu là nghiên cứu và ký họa bằng bút sắt và bút chì, chưa được xây dựng thành tác phẩm, nhưng dù chỉ thế nó cho thấy một đời sống toàn diện của người Việt Nam trong chiến tranh, đói nghèo, và sự tự tăm tối. Tô Ngọc Vân đã vẽ ra được tất cả những cái đó, đôi khi là vẽ dưới góc độ của một chiến sỹ văn hóa làm công tác tuyên truyền trong Kháng chiến. Đối với tôi phần vẽ này sâu sắc và trí tuệ hơn hẳn những gì ông vẽ trước năm 1945. Điều mà ông tự nhận trong bản kiểm điểm năm 1948, mà người ta cho rằng ông buộc phải viết như vậy - Những cô gái với cái lọ hoa chẳng có mấy giá trị và xa lạ với đời sống.
Theo tất cả các tài liệu nghiên cứu về Mỹ thuật Việt Nam hiện đại đã được công bố và những cuốn sách Tô Ngọc Thành làm cho người cha, thì Tô Ngọc Vân sinh năm 1906. Nhưng theo tự thuật của chính ông trong bản kiểm thảo ở Việt Bắc năm 1948, ông sinh năm 1909. Điều này không có gì lạ, hầu hết người Việt Nam làm việc trong các cơ quan xã hội và quân đội trong thời chiến tranh đều khai rút bớt tuổi nhằm tránh bắt lính sớm và kéo dài năm làm việc.
TÔ NGỌC VÂN - Địa chủ được tập hợp đi họp về cải cách ruộng đất. 26 /1/1953.



Tô Ngọc Vân sinh ngày 15 tháng 12 năm 1906 tại Hà Nội, gia đình sống ở phố Hàng Quạt. Cha ông là Tô Văn Phú không rõ năm sinh, nhưng mất năm 1949, mẹ ông cũng vậy nhưng còn sống đến năm 1965. Theo tự thuật của Tô Ngọc Vân gia đình cha ông thuộc gia cấp Tiểu tư sản thành thị, gia đình mẹ thuộc dòng nhà Nho nghèo, không có ruộng đất, sống bằng buôn bán. Việc phân chia giai cấp là do cuộc Cách mạng của những người cộng sản đặt ra và tất cả những người sống ở thành thị nói chung, Hà Nội nói riêng đều bị xếp vào giai cấp tư sản, trí thức được coi là tiểu tư sản thành thị, trên thực tế Hà Nội thời đầu thế kỷ chỉ có vài người là những nhà tư sản giầu có, đại bộ phận là những tiểu thương có đời sống ở mức trung bình, còn lại là dân nghèo thành thị, trong đó có trí thức và văn nghệ sỹ. Việc bị bắt buộc nhận là tiểu tư sản thành thị tự nó là một bất lợi ban đầu khi tham gia Cách mạng, họ sẽ không được cất nhắc hơn và mọi suy nghĩ dễ bị coi là thiếu giác ngộ, hay dao động. Họ không phải là công nông binh.
Đến năm 1912, khi họa sỹ mới sáu tuổi, do hoàn cảnh khó khăn của gia đình, cha mẹ ông gửi cho bà và cô nuôi mình ở phố Hàng Bông Lờ. Ở đây Tô Ngọc Vân vừa phải đi làm kiểu trẻ con giúp việc, vừa đi học, mỗi năm chỉ gặp cha mẹ có một lần. Đối với ông đây là thời kỳ cay đắng. Sau đó Tô Ngọc Vân đi học trường Bưởi, một trường danh tiếng ở Hà Nội thời Pháp thuộc và học hết trung học năm thứ ba. Nhưng do yêu thích vẽ từ nhỏ, nên ông không học tiếp trường Bưởi mà ra ngoài tập vẽ. Đến năm 1925 thì vào học lớp dự bị của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.
Sự kiện thành lập trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương năm 1925, cho đến nay được coi là bước ngoặt quan trọng của văn hóa Việt Nam để dẫn đến một nền mỹ thuật hiện đại. Trước khi có trường này ra đời ở Việt Nam, nghệ thuật hoàn toàn phụ thuộc vào làng nghề thủ công, không có trường đào tạo, không có hình thái nghệ sỹ. Những nghệ nhân học việc trong phưởng thợ và tham gia sản xuất hàng hóa cùng với phường thợ. Trong xã hội phong kiến, thợ thủ công thuộc về giai tầng thứ ba (sỹ nông công thương), còn đứng sau cả nông dân, hầu hết những công trình nghệ thuật cổ đều không có ký tên. Điêu khắc rất phát triển, nhưng nền hội họa dường như tuyệt nhiên không có, trừ một số làng nghề in khắc tranh dân gian. Trước năm 1925, họa sỹ độc lập chỉ có ông Lê Văn Miến (1873 - 1943) ở Huế, một người được đào tạo ở Pháp, theo lối cổ điển và một người tự học là Thang Trần Phềnh (1985 - 1972), vẽ theo lối Tây học, cũng thi cùng khóa vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương với Tô Ngọc Vân năm 1926. Và theo như chính Tô Ngọc Vân trong một bài viết của ông lúc đó mọi thí sinh đều khiếp sợ tài vẽ của Thang Trần Phềnh, nên gọi là ông Trời, nhưng thi xong thì ông Trời trượt chổng kềnh. Tô Ngọc Vân năm đó cũng trượt và rồi cùng đỗ năm sau 1926 với Thang Trần Phềnh.
Đặc điểm dễ nhận là lối vẽ trước thế kỷ 20 của người Việt Nam là lối vẽ của người phương Đông cổ xưa, chủ yếu diễn tả hai chiều bằng đường nét, nếu có dựng không gian thì có hai phép thấu thị gọi là thấu thị tẩu mã và thấu thị phi điểu, nghĩa là vẽ sự vật dàn trải theo lối kể chuyện như người ngồi trên ngựa mà thấy sự vật tuần tự phía sau, hoặc vẽ cảnh rộng thì như chim bay trên trời nhìn xuống, tất cả như tấm bản đồ hai chiều, còn các sự vật riêng lẻ được vẽ gần ba chiều. Cho nên lối họa cổ điển phương Tây mà họa sỹ Victor Tardieu (1870 - 1937) truyền dậy cho các sinh viên trường Mỹ thuật Đông Dương, lần đầu tiên cho phép người họa sỹ diễn tả sự vật như mắt thường nhìn thấy, có gần xa, to nhỏ, có thể diễn tả được ánh sáng và không khí, bức tranh có thêm chiều thứ ba là chiều sâu. Những phương pháp này là hoàn toàn mới mẻ mở ra một triển vọng dùng kỹ thuật và cách thức hội họa phương Tây biểu hiện tâm hồn của người Việt Nam, và có khả năng xây dựng một nền hội họa mới hiện đại.
Sau này người ta còn tranh luận mãi liệu có phải nhờ trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương mà Việt Nam mới có nền mỹ thuật hiện đại hay không ? Vì thực tế là ngoài trường mỹ thuật ấy, mọi ngành nghệ thuật khác như văn học, âm nhạc, sân khấu... đều không có trường đào tạo nào, mà vẫn hình thành. Cuộc tranh luận như thế chẳng đi đến đâu, vì dù sao trường Mỹ thuật Đông Dương cũng đã thành lập, nếu không có nó thì cùng có một nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại nhưng theo một hướng khác. Bản thân thái độ của người Pháp cũng không nhất quán trong việc mở trường này, họ không nhìn thấy ích lợi gì ở nó, và căn bản họ thấy ở xứ Đông Dương chỉ có những người thợ khéo tay, chứ không có nghệ sỹ, đó cũng chính là quan điểm của người hiệu trưởng thứ hai Évariste Jonchère (1892-1956) Xã hội Việt Nam đã bước vào giai đoạn tiền tư bản thế nào và hình thành một xã hội hiện đại như thế nào là điều quan trọng cần nhìn nhận. Điều đó dẫn đến sự hình thành của đô thị, của công nghiệp sơ khai, tư sản dân tộc, đời sống thị dân với những nhu cầu văn hóa mới, trong đó có hội họa.
Khi người Pháp làm cuộc Cách mạng Tư sản năm 1789 và khi chủ nghĩa Ấn tượng trong hội họa được các họa sỹ công bố 1870 - 1880, thì Việt Nam vừa mới thoát ra khỏi nội chiến và vẫn chìm đắm trong một xã hội phong kiến lạc hậu. Pháp xâm lược Việt Nam năm 1858, rồi 26 năm sau đặt ách đô hộ trước tiên lên xứ thuộc địa Nam kỳ năm 1884. Miền Trung nằm trong tay nhà Nguyễn, nhưng thực chất chỉ là Kinh thành Huế, miền Bắc là xứ bảo hộ, nhưng cơ bản vẫn là thuộc địa, các thành phố kiểu phương Tây hình thành, trong đó ở xen lẫn là quân đội Pháp, chính quyền thân Pháp, công chức Pháp và công chức Việt cùng thị dân. Hà Nội, Sài Gòn là hai thành phố điển hình như vậy, đây cũng là nơi phát triển một nền mỹ thuật mới, chủ yếu là hội họa. Sự trưởng thành của thị dân dẫn đến một nền văn hóa đô thị hiện đại, trong đó vẫn đan xen các yếu tố văn hóa truyền thống phương Đông và văn hóa phương Tây mới, biểu hiện trên tất cả các mặt: kiến trúc, đồ dùng, nghệ thuật và lối ứng xử xã hội, mà đứng về mặt nghệ thuật người ta thường gọi là phong cách thuộc địa. Khi Tô Ngọc Vân ra đời vào thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 20 thì chế độ thuộc địa căn bản đã hoàn thành, phong trào Cần vương và Văn thân khởi nghĩa đã lắng xuống, xe máy, ô tô, tầu hỏa rồi đến máy bay đã xuất hiện và được sử dụng ở Việt Nam, cùng với nền kiến trúc đô thị theo phong cách Paris thu nhỏ. Những thị dân như Tô Ngọc Vân xác định đi học rồi đi làm công chức trong các công sở của Pháp, lòng yêu nước thì ai cũng có, nhưng không phải lúc nào cũng thể hiện được, và những thị dân, trí thức, nghệ sỹ tìm thấy tiếng nói của mình trong văn hóa nghệ thuật, cho đến sau này họ tham gia kháng chiến thì cũng chỉ trên mặt trận văn hóa mà thôi.
Năm 1926, Tô Ngọc Vân thi đỗ vào khóa II, trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương và tốt nghiệp thủ khoa năm 1931. Năm năm học trong trường này có lẽ đã thay đổi căn bản một cậu học sinh trở thành một nghệ sỹ có ý thức về nghệ thuật. Và không như nhiều đồng nghiệp, đi tìm các chất liệu và ngôn ngữ thể hiện có tính truyền thống thì Tô Ngọc Vân có vẻ dứt khoát theo lối hội họa phương Tây với tranh sơn dầu, và chắc chắn ông nghĩ rằng tranh sơn dầu cũng thừa khả năng truyền cảm tâm hồn dân tộc. Thực ra Tô Ngọc Vân không chỉ dừng ở đó, ông muốn có một nền hội họa Việt Nam mới, bởi ông thấy xã hội Việt Nam bây giờ không còn là xã hội phong kiến phương Đông cũ kỹ, nó đã thay đổi và cần thay đổi. Trong các họa sỹ Pháp ở trường Mỹ thuật Đông Dương, Tô Ngọc Vân chịu ảnh hưởng của giáo sư Joseph Inguimberty (1896 - 1971) hơn cả. Ông này được coi là ông Tây An Nam, những tranh sơn dầu về con người và cảnh vật Việt Nam không chỉ chân thực về một xứ sở thuộc địa mà còn biểu cảm được tâm hồn người Việt Nam, đó là một trường hợp rất đặc biệt của một nghệ sỹ nước ngoài. Inguimberty có lối vẽ sơn dầu đơn giản, nhiều mảng lớn, không sa đà vào các chi tiết, tranh của ông cho thấy ông vẽ rất khác lối vẽ cổ điển và gần với lối vẽ Ấn tượng, mặc dầu không hẳn thế, nói đúng hơn là lối vẽ hiện thực mới. Tất cả những đặc điểm này được Tô Ngọc Vân tiếp thu, trong các bức họa thiếu nữ đều giản đơn về cấu trúc, nhiều mảng lớn, và mầu sắc thanh đạm, không quá đối chọi. Tô Ngọc Vân gần Inguimberty đến mức như là đệ tử ruột.
Sau năm năm từ 1926 - 1931, Tô Ngọc Vân tốt nghiệp hàng đầu trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Ông coi đây là đoạn đời đẹp nhất từ trước đến nay, vừa thoát cảnh ở nhờ sống dựa, không thiếu thốn như trước (theo Tô Ngọc Thành). Tuy nhiên năm 1931, 1932, kinh tế Pháp và Đông Dương đều khủng hoảng, Tô Ngọc Vân không được chính quyền thuộc địa bổ dụng đi làm, nên sống khá chật vật trong vòng hai năm. Theo tự thuật của ông, trong bản tự kiểm thảo năm 1948, ông đi dậy học tư, vẽ thuê và làm báo. Bắt đầu tham gia nhóm Tự lực Văn đoàn, làm báo Nhân Loại, rồi đến hai tờ Phong Hóa, Ngày Nay, rồi cuối cùng là báo Thanh Nghị, cứ thế viết và vẽ cho đến mãi Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Cuối năm 1932, nhóm Tự lực Văn đoàn do Nguyễn Tường Tam (1906 – 1963) khởi xướng và chính thức thành lập vào ngày thứ sáu ngày 2/3/năm 1934. Đây là một tổ chức văn học tư nhân đầu tiên có xu hướng xã hội và hiện đại. Sau khi tốt nghiệp cử nhân khoa học ở Pháp về, Nguyễn Tường Tam nhận định: “Cả xứ Đông Dương như sống trong đêm dài Trung cổ. Mọi hình thức đấu tranh vũ trang hầu như bị thực dân Pháp triệt tiêu (Theo TS. Hoàng Văn Quang, “Phong Hóa và những ước vọng xa vời”, website Đại học Quốc gia Hà Nội).
Tôn chỉ của Tự lực Văn đoàn như sau:
1. Tự sức mình làm ra những sách có giá trị về văn chương chứ không phiên dịch sách nước ngoài nếu những sách này chỉ có tính cách văn chương thôi: mục đích là để làm giàu thêm văn sản trong nước.
2. Soạn hay dịch những cuốn sách có tư tưởng xã hội. Chú ý làm cho người và xã hội ngày một hay hơn.
3. Theo chủ nghĩa bình dân, soạn những sách có tính cách bình dân và cổ động cho người khác yêu chủ nghĩa bình dân.
4. Dùng một lối văn giản dị, dễ hiểu, ít chữ nho, một lối văn thật có tính cách An Nam.
5. Lúc nào cũng mới, trẻ, yêu đời, có trí phấn đấu và tin ở sự tiến bộ.
6. Ca tụng những nết hay vẻ đẹp của nước mà có tính cách bình dân, khiến cho người khác đem lòng yêu nước một cách bình dân. Không có tính cách trưởng giả quí phái.
7. Trọng tự do cá nhân.
8. Làm cho người ta biết rằng đạo Khổng không hợp thời nữa.
9. Đem phương pháp khoa học thái Tây ứng dụng vào văn chương Việt Nam.
10. Theo một trong 9 điều này cũng được miễn là đừng trái ngược với những điều khác.
Theo Nguyễn Huệ Chi qua 10 điều ấy, có thể thấy văn đoàn đã đề ra bốn chủ trương lớn, đó là về văn học nhắm tới ba mục tiêu lớn:
1.Dấy lên một phong trào sáng tác làm cho văn học Việt Nam vốn đang nghèo nàn có cơ hưng thịnh.
2.Xây dựng một nền văn chương tiếng Việt đại chúng.
3.Tiếp thu phương pháp sáng tác của châu Âu hiện đại để hiện đại hóa văn học dân tộc.
Về xã hội: Đề cao chủ nghĩa bình dân và bồi đắp lòng yêu nước trên cơ sở lấy tầng lớp bình dân làm nền tảng.
Về tư tưởng: Vạch trần tính chất lỗi thời của những tàn dư Nho giáo đang ngự trị trong xã hội.
Về con người: Lấy việc giải phóng cá nhân làm trung tâm điểm của mọi sáng tác. (theo Nguyễn Huệ Chi - Từ điển Văn học, bộ mới).
Khi tham gia Tự lực Văn đoàn, cùng với Nguyễn Gia Trí (1908 - 1993), Nguyễn Cát Tường (1912 - 1946), Lê Minh Đức, ban đầu Tô Ngọc Vân chỉ những họa sỹ vẽ minh họa cho báo Phong Hóa của nhóm Tự lực Văn đoàn, dần ông chịu ảnh hưởng của những tư tưởng nhân văn tư sản mới mẻ, với ý thức cá nhân người nghệ sỹ và thẩm mỹ xã hội nói chung trong văn hóa, cũng như trong hội họa nói riêng.
TÔ NGỌC VÂN - Anh Hợp cố nông ở Xuân Áng. 1953. Bút sắt và bút chì trên giấy.


Mặc dù không có một đề xướng về khuynh hướng nào trong hội họa, nhưng có thể nói hội họa trước Cách mạng tháng 8, chiếm một địa vị quan trọng trong đời sống văn hóa lúc đó và cả sau này, khi mà các trào lưu văn học tiền chiến không còn địa vị nữa thì hội họa vẫn tiếp tục sức mạnh của nó đối với đời sống văn hóa Việt Nam. Sự thống nhất về tư tưởng thẩm mỹ và quan niệm con người trong xã hội hiện đại giữa Tô Ngọc Vân và tôn chỉ của Tự lực Văn đoàn là rất rõ, nhiều nhân vật nữ trong tranh của ông cứ như bước ra từ tiểu thuyết của Tự lực Văn đoàn, hay có thể nói, họ xây dựng hình tượng con người từ nguyên mẫu chung – những cô gái thành thị, những tình duyên éo le, những khát vọng bị xã hội vua quan đè nén, những dấu hiệu của một thời đại mới đang đến, đang xẩy ra, và đang thay đổi cuộc sống của người Việt Nam. Trước năm 1900, ở Hà Nội căn bản vẫn là một đô thị cổ, vai trò kinh đô từ lâu đã được Huế thay thế, Hà Nội được gọi là Bắc Thành, là trung tâm của xứ Tonkin theo cách gọi của người Pháp. Tonkin cũng chính là Đông Kinh một tên gọi của Hà Nội trước cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427). Đô thị này vẫn hầu hết là các phố phưởng xây bằng tre nứa gỗ, ngoại trừ ngôi thành cổ xưa và ít đền chùa. Không có phương tiện giao thông cơ giới nào. Dân Hà Nội và nông dân Việt Nam nói chung không khác nhau lắm. Từ năm 1900, Hà Nội bắt đầu thay đổi rất nhanh chóng và những sự kiện này diễn ra trước mặt Tô Ngọc Vân suốt thời thơ ấu của ông.
Sự kiện phá thành Hà Nội cổ đầu thế kỷ 20 đã từng được thơ văn tả lại đánh dấu sự sụp đổ một nền văn minh phong kiến, và những người sẵn sàng tân thời. Hà Nội được quy hoạch lại rất rõ nếu lấy trục đường Tràng Tiền, Tràng Thi nối với đường Điên Biên Phủ tạo ra các phân khu khác nhau. Khu đông bắc vẫn là những phố cổ xưa, khu phía đông nam gần với khu nhượng địa và các phố mới, tập trung các villa mới, khu tây bắc nơi thành cổ có các tòa công sở và phủ toàn quyền, khu tây nam với vài phố cổ còn toàn là làng trong phố, xen với làng ngoại thành. Đường tầu điện được thiết lập cũng trườn theo bốn khu vực như vậy. Hà Nội đầu thể kỷ 20 là một thành phố đẹp đẽ rộng rãi được thiết kế cho chừng 30 vạn dân, có một nhà máy điện, một nhà máy nước, đầu thế kỷ cũng có vài chiếc xe hơi tư nhân, rồi đến khoảng những năm 1930, ngoài tầu điện còn có xe hơi chở khách, bên cạnh những phương tiện thô sơ như xe tay và xe xích lô. Đời sống thị dân mới hình thành dần trong hoàn cảnh như vậy, và những nhu cầu giáo dục văn hóa mới cũng nẩy sinh. Người giầu có cho con cái sang Pháp học, người lao động bình thường cho con cái học các trường thuộc địa trong nước. Sớm nhất có lẽ là viện Đại học Đông Dương năm 1908, trong đó có vài trường đại học và cao đẳng, và một là trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương quyết định thành lập năm 1924, tuyển sinh đầu tiên năm 1925, tất nhiên đứng về nghề mỹ thuật phải kể đến trường Thủ công mỹ thuật Thủ Dầu Một cũng năm 1911. Song trong thời Pháp thuộc học đến trung học, tú tài toàn phần đã có thể ra làm công chức được rồi. Người Pháp đào tạo bài bản và cũng nghiêm khắc với những người được bổ dụng.
Thực ra đất nước không yên ổn như những bức tranh của các họa sỹ Đông Dương. Đất nước bị chia cắt làm ba miền, phong trào yêu nước cũng liên tục làm người Pháp mất ăn mất ngủ, nhất là từ sau năm 1930, phong trào Cách mạng vô sản ngày càng mạnh. Những người lao động bình thường và trí thức như Tô Ngọc Vân ai cũng có nỗi buồn của người dân mất nước, sự băn khoăn cho tương lai không biết có hay không có những cuộc chiến ác liệt nổ ra. Một mặt họ muốn thoát ra khỏi ách đô hộ của thực dân, mặt khác vẫn thấy những cách tân, cái mới từ phương Tây đem lại, điều đó có thể nhìn nhận ngay qua những ông thầy trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương như... rồi cuối cùng họ thấy nghệ thuật có cái gì bình đẳng, hòa bình, san lấp được những khoảng cách. Đây cũng là điều hoàn toàn khác nhau giữa các họa sỹ và nhà văn cùng thời cuộc, các nhà văn không có cảm giác như vậy. Trong một hiện thực thì thực ra họa sỹ luôn là người đứng ngoài cuộc, bức tranh của họ có cảm tưởng là phi chính trị. Trong các cuộc cọ sát giữa tác phẩm và hiện thực thì nhiều nhà văn chịu tù đày mà họa sỹ thì không. Mặc dù mức độ và cách thức phản chiếu xã hội chỉ là khác nhau chứ không thua kém nhau.
Nếu xét ở phương diện nghệ thuật cọ xát với đời sống xã hội một cách trực diện thì hội họa của trường Mỹ thuật Đông Dương là những bức tranh mơ hồ. Các họa sỹ Việt Nam từ đó đến nay chưa bao giờ đối đầu với hiện thực xã hội, họ thường nhìn qua một đường vòng và tránh các mâu thuẫn xã hội. Song những thành quả mà các họa sỹ trường Mỹ thuật Đông Dương đạt được thật là chưa từng có trong nghệ thuật Việt Nam, khiến người ta thường tự hỏi làm sao các họa sỹ thời đó có thể vẽ đẹp đến như thế, và sau này cũng khó đạt được cái gì hơn. Có rất nhiều kiến giải: hoặc cho là lần đầu tiên phương pháp hội họa hiện thực phương Tây được Việt hóa trở thành một phong cách dân tộc, hoặc đó là thời rất tự do, trừ việc nói trực tiếp về vấn đề thực dân và giải phóng dân tộc thì họa sỹ muốn vẽ gì thì vẽ, hoặc ý thức về nền văn hóa truyền thống đã tạo ra sự kết hợp hài hòa giữa dân tộc và hiện đại... Có thể nói rộng là thành tựu hội họa nằm trong thành tựu văn hóa gồm cả phong trào thơ mới, tiểu thuyết tự lực Văn đoàn và các trào lưu văn học khác, âm nhạc, kiến trúc. Xét cụ thể thì hầu như các họa sỹ học qua trường Mỹ thuật Đông Dương đều nắm vững các kỹ thuật hình họa và chất liệu. Họ không biết đến nhiều các trường phái hội họa Hiện đại (Modern Art) đang thịnh hành ở châu Âu lúc bấy giờ, nên chủ yếu sáng tác trong bút pháp hiện thực lãng mạn, tất cả đều rất chân thành, yêu nước và có ý thức xây dựng một nền nghệ thuật Việt Nam mới.
Hầu hết những họa sỹ Đông Dương đều quan tâm đến những đề tài giống nhau: đời sống của thị dân, chân dung, phong cảnh, sinh hoạt tín ngưỡng. Những đề tài rất thông thường và nếu chỉ là đề tài thôi thì không có gì đáng nói. Qua số ít cái chung mỗi họa sỹ Đông Dương hình thành một phong cách riêng, qua đó thể hiện tâm trạng xã hội và những khát vọng cá nhân khác nhau, trong đó nổi lên có ba người giai đoạn đầu có ý thức nghệ thuật rất sâu sắc và ý đồ xác lập một nền hội họa Việt Nam hiện đại có khả năng bước vào trường nghệ thuật thế giới, đó là Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Phan Chánh (1892 -1984) và Tô Ngọc Vân. Ba họa sỹ này tiêu biểu cho ba phong cách hoàn toàn khác nhau, cũng như thiên về các chất liệu khác nhau. Nguyễn Gia Trí với tranh sơn mài, Nguyễn Phan Chánh với tranh lụa và Tô Ngọc Vân với tranh sơn dầu.
Cả ba người đều học phương pháp tạo hình phương Tây theo cách của mình và họ đều là những người giỏi hình họa. Nguyễn Gia Trí thoạt tiên còn nghi ngờ vào chính cách thức của trường này, nên ông từng bỏ học. Ông muốn tìm một phương án hội họa đầy tính truyền thống mà vẫn hiện đại, những bức tranh của ông phải phù hợp đặt để trong kiến trúc hiện đại thời bấy giờ là các công sở và villa. Nguyễn Gia Trí đã tìm thấy sự đồng cảm ở danh họa Phục hưng Sandro Botticelli, với những hình thể thiếu nữ kéo dài, chơi vơi như không đứng trên mặt đất, và trong một khung cảnh không gian gần như quay lại hai chiều đầy hoa cỏ. Những bức tranh sơn mài của Nguyễn Gia Trí phát triển trên những nguyên tắc đơn giản này, và bản thân tính trừu tượng của chất liệu sơn mài đã làm cho ông thành công hơn nữa trong các tranh tôn giáo và trừu tượng. Nguyễn Phan Chánh lại là một trường hợp đặc biệt khác, ông kết hợp hình họa phương Tây với những bố cục người lớn thể hiện con người và sinh hoạt hoàn toàn Việt Nam, một Việt Nam nông dân, lầm lũi, chất phác, thô mộc và tinh tế. Tranh lụa của Nguyễn Phan Chánh vừa đầy chất phương Đông cổ kính vừa mới mẻ so với các bút pháp thủy mặc và ước lệ mà hội họa phương Đông thường dùng. Tô Ngọc Vân không đi theo con đường dân tộc có hơi hướng hoài cổ này, ông muốn có một thứ hội họa của người Việt Nam nhưng là đương thời, bây giờ, hiện tại không dựa vào một chút hình thức truyền thống nào. Trong tranh Tô Ngọc Vân nói chung không có các mô típ cổ, không có cái không khí âm u đền chùa, nông thôn, không có sự óng ả vàng son của các giai sắc trang trí. Nó chính là không khí, đời sống thị dân Hà Nội, dưới những mái hiên của những căn nhà một hai tầng mái thu hồi của những phố cổ Hà Nội. Những con người Hà Nội ấy làm ăn, buôn bán, giữ nề nếp gia đình, đạo đức kinh doanh và làm đẹp với những phục trang tân thời. Ông muốn bắt chước các họa sỹ Ấn tượng vẽ về một Paris đầy ánh sáng và mầu sắc thay vì lối họa cổ điển nâu nâu tối tối và toàn những để tài thần thoại Hy Lạp. Ông cũng có vài bức họa vẽ theo các tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn, vài bức họa trên lụa nói về sinh hoạt tôn giáo, và lối vẽ cũng gần gũi với Nguyễn Phan Chánh, và cũng có một thể nghiệm theo lối phong cảnh Ấn tượng là bức "Thuyền sông Hương" (1935). Và rồi ông định hình ở các tác phẩm "Thiếu nữ bên hoa huệ" (1943), "Thiếu nữ bên hoa sen" (1944), "Hai thiếu nữ và em bé" (1944)... những tác phẩm này biểu hiện một Tô Ngọc Vân sống cùng với cuộc sống Hà Nội trước năm 1945, cuộc sống của những thị dân, buồn mà chẳng biết mình buồn gì, lo lắng cho thân phận phía trước, trong một hoàn cảnh mà chiến tranh không chỉ dừng ở phạm vi dân tộc mà còn mở rộng hơn nữa và không biết nó cuốn dân tộc này đi đến đâu.

Phan Cẩm Thượng (Tô Ngọc Vân - Tấm gương phản chiếu xã hội Việt Nam. Nhà xuất bản Tri thức, 2013).


Nguồn: NXB TRI THỨC - ·THỨ TƯ, 26 THÁNG 4, 2017.

0 comments:

“Tô Ngọc Vân – Tấm gương phản chiếu xã hội Việt Nam 1906 – 1954”





Xem:

Tại Blog
  1. Đi Tìm Tô Ngọc Vân Qua Ký Họa
  2. Sách ký họa Tô Ngọc Vân: Từ thiếu nữ thành thị đến người nông dân
  3. Tư liệu lịch sử trong các bức ký họa của Tô Ngọc Vân
  4. Tô Ngọc Vân và những bức ký họa thời chiến

Bài sưu tầm trên mạng
  1. Tô Ngọc Vân - Ký họa kháng chiến - T.H, 08/12/2013, http://cinet.vn
  2. Danh họa Tô Ngọc Vân: 'Tấm gương phản chiếu xã hội Việt Nam 1906-1954" - Phi Hà, 12/12/2015, http://vovworld.vn/
  3. Một kho tàng giàu có đang trở nên trống rỗng - NGUYỄN VĂN THỌ thực hiện, 12/05/2015, Tuổi Trẻ
  4. Tranh Tô Ngọc Vân: Không mất, dù đã xa - KHẢI LY, 05/06/2014, BÁO DOANH NHÂN SÀI GÒN ĐIỆN TỬ - DNSG Online
  5. Những bức vẽ thời chiến là bảo vật quốc gia - Việt Quỳnh, Báo Thể thao & Văn hóa, TTXVN.
Tập sách về họa sĩ Tô Ngọc Vân do nhà nghiên cứu mỹ thuật Phan Cẩm Thượng biên soạn

0 comments:

Thứ Ba, 19 tháng 12, 2017

TRƯỜNG MỸ THUẬT VIỆT NAM (1950-1957) -. saigonantique

TRƯỜNG MỸ THUẬT VIỆT NAM (1950-1957)

saigonantique




(HNM) - Khóa học chính thức đầu tiên của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam (nay là Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam) được gọi là khóa Kháng chiến bởi diễn ra trong giai đoạn khốc liệt của cuộc kháng chiến chống Pháp (1950-1954). Mới đây, trong cuốn sách "Họa sĩ khóa Kháng chiến", tác giả Đào Mai Trang đã mở ra cho công chúng bao điều còn ít biết về những gương mặt hội họa có mặt trong khóa đào tạo này.

Cách mạng tháng Tám thành công, ngay từ buổi đầu biết bao khó khăn của chính quyền non trẻ, nhưng ngày 10/8/1945 Bộ Quốc gia giáo dục của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ra nghị định thành lập một số trường đại học và cao đẳng. Trường Cao đẳng mỹ thuật vinh dự là một trong tám trường đầu tiên. Họa sỹ Tô Ngọc Vân được giao trọng trách hiệu trưởng. Các giảng viên gồm có họa sỹ Tô Ngọc Vân (dạy Hình họa), họa sỹ Nguyễn Khang dạy (Bố cục) họa sỹ Hoàng Tích Chù (dạy trang trí). Có 13 người thi đỗ, nhưng chỉ có 12 người nhập học, trường khai giảng vào tháng 10 và chỉ học đến ngày toàn quốc kháng chiến.

Kháng chiến bùng nổ, chính quyền cách mạng phải rút lên chiến khu, Trường Cao đẳng Mỹ thuật không có điều kiện tiếp tục hoạt động. Nhưng mong ước về một ngôi trường mỹ thuật Việt Nam cho người Việt Nam luôn cháy bỏng trong họa sỹ Tô Ngọc Vân. Kháng chiến bước sang năm thứ 5, thế và lực của ta đã khác, vùng chiến khu của ta được mở rộng hơn. Sau những cố gắng, nỗ lực thuyết phục của họa sỹ Tô Ngọc Vân với các vị lãnh đạo, một ngôi trường mỹ thuật trong hoàn cảnh kháng chiến đã ra đời.

Tại vùng chiến khu nơi núi cao rừng thẳm, Trường Cao đẳng Mỹ thuật đã chính thức khai giảng vào tháng 9 năm 1950. Ba tháng sau, theo nghị định số 605 – ND của Bộ quốc gia giáo dục ký ngày 28/12/1950, trường Cao đẳng mỹ thuật bị đổi tên thành trường Mỹ thuật Trung cấp. Tên gọi này duy trì đến năm 1957. Các vị hiệu trưởng của giai đoạn này là họa sỹ Tô Ngọc Vân (từ 1950 đến 1954), họa sỹ Trần Văn Cẩn (từ 1954 đến 1957)


1. Giai đoạn 1950 – 1954




Sau chiến dịch Thu – Đông năm 1950, cuộc kháng chiến đã bước sang một trang mới, vùng chiến khu đã rộng mở. Đối tượng tuyển sinh của trường là người dân sống ở vùng kháng chiến và một số cán bộ chiến sỹ. Trường tổ chức được hai đợt tuyển sinh. Đợt I ở Yên Dã (Đại Từ – Thái Nguyên) tuyển được 10 người, đợt II ở Gia Diễm (ấm Thượng, Phú Thọ) tuyển được 12 người và có thêm 03 người được đặc cách không phải qua tuyển sinh. Các thí sinh phải thực hiện bài thi Hình họa, Trang Trí. Đi theo đường hướng “Văn hóa hóa kháng chiến – kháng chiến hóa văn hóa”, theo phương châm “kháng chiến – kiến quốc” của chính phủ, với phương thức “học trong cuộc sống”, nhà trường học tập và giảng dạy gắn liền với thực tế của cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Trong lễ khai giảng ngày 1/9/1950, họa sỹ Tô Ngọc Vân đã khẳng định đường lối nghệ thuật dưới mái trường kháng chiến
“…Bằng cách đem hội họa phụng sự nhân dân, làm đẹp cuộc đời của nhân dân, hướng dẫn để nâng cao trình độ thưởng thức hội họa của nhân dân. Đứng trên lập trường ấy, chúng ta ghi câu khẩu hiệu: Hội họa là một công tác. Người vẽ là một cán bộ. ở đây, chúng ta đồng tình với những bậc tiền bối danh sư của hội họa cổ điển, đem nghệ thuật mà phục vụ một đạo. Nhưng, cái đạo của chúng ta là đạo làm người của nhân dân”.

Đây là khóa học “chính quy” của nền giáo dục non trẻ, nhưng do hoàn cảnh thời chiến phải tổ chức dạy và học trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Cùng với cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, trường đã di chuyển tới ba lần. Từ Yên Dã (Đại Từ – Thái Nguyên) đến Nghĩa Quân (Lương Bằng – Phú Thọ) và điểm dừng chân cuối cùng ở An Phú (ấm Phước / La Quán (Yên Bình – Tuyên Quang). Những lớp học trong rừng, sinh viên ăn ngủ ở nhà dân là dấu ấn không phai nhòa trong tâm trí các sinh viên. Những bài giảng biến thành những cuộc trò chuyện trong những đợt hành quân, trong lúc nghỉ chân ven đường trong chuyến đi công tác thâm nhập vào thực tế. Bữa cơm lúc no lúc đói, sinh hoạt nhiều thiếu thốn, điều kiện họa phẩm lại càng khó khăn. Trong một hoàn cảnh có một không hai ấy, thày trò trường Mỹ thuật Trung cấp đã chủ động vượt khó khăn, gian khó để thi đua dạy tốt và học tốt. Nhưng có lẽ được bao bọc bởi lòng dân, được sống cùng nhịp đập với kháng chiến trường kỳ của dân tộc, thày trò trường Mỹ thuật trung cấp đã để lại cho lịch sử mỹ thuật nước nhà những tác phẩm gắn bó máu thịt với dân tộc và nhân dân, phản ánh được khí thế hào hùng của dân tộc. Bắt đầu từ đây, người nghệ sỹ dấn thân vào vai trò người cán bộ mỹ thuật- cán bộ văn hóa. Mỹ thuật kháng chiến đã đoạn tuyệt với cái tôi cảm xúc cá nhân của người nghệ sỹ để hòa mình vào dòng chảy cách mạng của dân tộc.

Chương trình học của khóa kháng chiến khá đơn giản, với các môn học như Hình họa, Ký họa, Trang trí, Bố cục trong năm học đầu. Năm học sau chuyên khoa chủ yếu là tranh khắc gỗ và in đá (li-tô). Nghiên cứu hình họa không có mẫu chuyên nghiệp để có thể nghiên cứu sâu về hình thể, thế dáng nhân vật. Nhưng bù lại, do nhu cầu nhiệm vụ, các sinh viên khóa kháng chiến thường xuyên phải vẽ các cá nhân điển hình, những nhân vật tích cực trong các phong trào sản xuất, chiến đấu ở các địa phương. Mỗi bức vẽ như thế đòi hỏi người vẽ nhiều tình cảm hơn và cũng qua đó làm phong phú vốn sống bản thân của người nghệ sỹ.





Danh sách giảng viên cơ hữu của trường gồm có: họa sỹ Tô Ngọc Vân (hiệu trưởng), họa sỹ Trần Văn Cẩn, họa sỹ Nguyễn Khang, họa sỹ Nguyễn Sỹ Ngọc, họa sỹ Bùi Trang Chước, họa sỹ Nguyễn Tư Nghiêm, giảng viên mời có các thầy: KTS Nguyễn Cao Luyện, KTS Tạ Mỹ Duật, KTS Hoàng Như Tiếp và nhà sử học Đào Duy Anh. Trong những tên tuổi các giảng viên vừa nêu trên, duy nhất có họa sỹ Tô Ngọc Vân là giáo sư của trường Mỹ thuật Đông Dương. Không có giáo trình, giáo án, những kiến thức trong nhà trường vì thế ít mang tính hàn lâm kinh điển. Phương thức giảng dạy là những trao đổi ân cần, thân mật. Thầy trò sống với nhau như anh em một nhà. Trong hoàn cảnh đặc biệt như vậy, các sinh viên tiếp nhận từ người thầy không chỉ là những kiến thức nghề nghiệp mà hơn hết thảy là một tình yêu mãnh liệt với nghệ thuật, một ý thức lớn lao về trọng trách của người cán bộ văn hóa. Môi trường đào tạo ở chiến khu có nhiều hạn chế nhưng những kết quả đào tạo đã khẳng định tính hiệu quả của các phương pháp giáo dục tích cực lấy người học làm trung tâm. Họa sỹ Tô Ngọc Vân thực sự đã vượt lên trên cách hiểu công thức về chủ trương đào tạo ra các “cán bộ mỹ thuật” đương thời, phương pháp giáo dục của ông đã truyền thừa được những giá trị tinh hoa của trường Mỹ thuật Đông Dương. Một trong những giá trị cốt lõi đó là phát huy cá tính nghệ sỹ, những tiềm năng sáng tạo của từng sinh viên. Đó là điều không hề đơn giản trong trong hoàn cảnh thời chiến. Tuy chưa thực hiện chế độ xưởng họa nhưng ở khóa Kháng chiến đã hình thành hướng đào tạo phân các nhóm sinh viên. Mỗi nhóm sẽ do từng giáo viên chính đảm nhiệm. Đây cũng là lý do góp phần tạo nên sự đa dạng các phong cách nghệ thuật sau khi ra trường của các sinh viên.

Theo đường lối Dân tộc – Khoa học – Đại chúng, áp dụng phương pháp học tập kết hợp với công tác, học trong công tác, lấy nhân dân lao động làm đối tượng phục vụ. Trong ba năm học, các sinh viên đã tổ chức được 6 cuộc triển lãm chính. Những cuộc triển lãm này không phải ở trong các bảo tàng, gallery, khách sạn, mà nó đến trực tiếp tới người dân trong các hoạt động chính sách, những cuộc vận động lớn của Đảng và chính phủ.





Điểm qua một số cuộc triển lãm:
1951. Tại Tuyên Quang, bày 50 bức tranh ký họa và cổ động tham gia cuộc vận động thi hành chính sách tạm vay (chính phủ tạm vay thóc vụ chiêm của nông dân).
1951. Tại Tuyên Quang và Yên Bái một cuộc triển lãm lưu động hưởng ứng đại hội liên hoan thành niên thế giới tại Berlin
1951. Tại Chiêm Hóa các sinh viên tham gia Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc. Trong lễ khai mạc, họa sỹ Tô Ngọc Vân phát biểu: “triển lãm này, ý thức phục vụ thật rắn rỏi, cái tình phụng sự thật đằm thắm”, câu nói đó cũng đúng khi dành cho các tác phẩm của các sinh viên.
1952. Tham gia cuộc vận động sản xuất và tiết kiệm với một số tác phẩm tiêu biểu như:
“Ông Bình giồng lạc”, “Chống rét cho trâu bò của Nguyễn Trọng Kiệm
“Tổ đổi công của ông Liên” , của Lưu Công Nhân
“Anh Lê Đức Liên” của Ngô Minh Cầu.
1953. Nhà trường tổ chức sáng tác bốn truyện tranh về các anh hùng như Nguyễn Thị Chiên, Ngô Gia Khảm, La Văn Cầu, Hoàng Anh, Henri Martin.





Năm 1953, do hoàn cảnh kháng chiến trường kết thúc khóa học không có nghi thức bế giảng, các sinh viên và giảng viên theo yêu cầu nhiệm vụ trên giao lần lượt lên đường. Kết thúc khóa học, họa sỹ Tô Ngọc Vân đi tham gia chiến dịch và hy sinh trên đường làm nhiệm vụ.



2. Giai đoạn 1954 -1957




Năm 1954, chiến dịch Điện Biên phủ toàn thắng, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng. Trong ngày vui lớn của dân tộc, ngành mỹ thuật, trường Mỹ thuật Trung cấp chịu một tổn thất lớn lao là sự ra đi của thầy Tô Ngọc Vân, vị hiểu trưởng đầu tiên của mái trường kháng chiến. Để kịp thời bổ sung nguồn cán bộ mỹ thuật cho công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước ở miền Nam, trường tiếp tục tuyển sinh các khóa trung cấp ngắn hạn 2 năm. Khóa học ngắn hạn mang tên “Tô Ngọc Vân” để tưởng nhớ tới người Thầy đáng kính của nền mỹ thuật cách mạng đã đào tạo một thế hệ các họa sỹ giảng viên kế tiếp vững vàng đảm đương những nhiệm vụ quan trọng được nhà nước và nhân dân giao phó. Trường Mỹ thuật trung cấp từ chiến khu về Thủ đô được bổ xung lực lượng các họa sỹ đã tốt nghiệp trường Mỹ thuật Đông Dương như Lương Xuân Nhị, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Trọng Hợp, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Đức Nùng, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Thị Kim, Phạm Văn Đôn…





Với bảy năm tồn tại mang tên gọi rất kiêm tốn là trường Mỹ thuật Trung cấp, trường đã đào tạo được …sinh viên. Trong triển lãm Mỹ thuật toàn quốc lần thứ 6 tại Nhà hát Lớn năm 1954 có rất nhiều tác phẩm của sinh viên khóa kháng chiến từng trưng bày ở Thái Nguyên cùng năm đó. Sự lớn mạnh vượt bậc của đội ngũ thầy trò trường Trung cấp đã góp phần thúc đẩy việc thành lập trường Cao đẳng mỹ thuật Việt Nam năm 1957.







Nguồn: www.mythuatvietnam.edu.vn


saigonantique

Saigon Antique >> KHẢO CỨU >> TRƯỜNG MỸ THUẬT VIỆT NAM (1950-1957) -



Xin mời xem:
Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam - Wikipedia tiếng Việt.
Trường cao đẳng mỹ thuật Đông Dương. Hanoi (1925) - Organisation - BnF Bibliothèque nationale de France (French National Library)

0 comments:

Giấc mộng dang dở của danh họa Tô Ngọc Vân - TRẦN HOÀNG HOÀNG

Giấc mộng dang dở của danh họa Tô Ngọc Vân

TRẦN HOÀNG HOÀNG



QĐND - Nhiều người nhớ Tô Ngọc Vân là tác giả bức tranh “Thiếu nữ bên hoa huệ”, một kiệt tác hội họa lãng mạn, “đứa con cưng” của người nghệ sĩ yêu cái đẹp thuần khiết. Tô Ngọc Vân đã tự nhận như vậy và lấy bút danh Ái Mỹ cho riêng mình...

Nhiều người nhớ Tô Ngọc Vân là tác giả bức tranh “Thiếu nữ bên hoa huệ”, một kiệt tác hội họa lãng mạn, “đứa con cưng” của người nghệ sĩ yêu cái đẹp thuần khiết. Tô Ngọc Vân đã tự nhận như vậy và lấy bút danh Ái Mỹ cho riêng mình.

Dù có sống đắm say với trăng và vơ vẩn cùng mây, rồi thì đời thực không giống như người nghệ sĩ mộng tưởng. Cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ của dân tộc rũ bỏ “giấc mơ con đè nát cuộc đời con” của người nghệ sĩ. Tô Ngọc Vân ý thức việc cần phải thay đổi đề tài, cách vẽ, nhưng tạng sáng tạo của ông không quen vội vàng. Sáng tác vội là hại cho mình mà cũng hại cho cách mạng!
Ký họa người lính trong nhiều tư thế hoạt động (năm 1950) của danh họa Tô Ngọc Vân.

Để có những bức tranh đẹp, xứng với chiến thắng nối tiếp chiến thắng của quân dân ta trên khắp chiến trường, cần có những bức ký họa làm tư liệu. Tô Ngọc Vân gặp những người lính Trung đoàn Thủ Đô, cùng đi với bà con miền xuôi lên ATK, đến với đồng bào miền núi... Ông đã đi qua không biết bao nhiêu làng bản bình yên, phố thị đổ nát. Mỗi cảnh đẹp, mỗi động tác lạ... ông đều nhìn thấy chất liệu cho những tác phẩm về sau. Ông lưu giữ những hình ảnh thoáng qua đó bằng những ký họa sinh động. Ký họa mà không cẩu thả, vừa ký họa vừa nghiên cứu, xây dựng hình tượng con người mới ở thời đại mới.

9 năm trường kỳ kháng chiến rồi cũng đến trận Điện Biên Phủ lịch sử... Tô Ngọc Vân tin rằng, trận quyết chiến ở lòng chảo Mường Thanh là cơ hội để ông hiểu được nhân vật chính của thời đại-những người lính Cụ Hồ. Để rồi “hậu Điện Biên Phủ” có thể vinh danh những hy sinh của người lính bằng những bức tranh. Ông xung phong ra trận nhưng rồi không may, ông ngã xuống khi chưa tới được chiến trường.

Hàng trăm bức ký họa đi theo kháng chiến của Tô Ngọc Vân vẫn còn đến hôm nay. Những bức ký họa dẫu được vẽ từ máu của người nghệ sĩ chân chính vẫn chỉ là những “bản nháp”, đâu được người đời để ý như những bức tranh đã đóng khung.

Nhưng, như câu viết quen thuộc trong tiểu thuyết chương hồi thời xưa: “Chờ đến hồi sau sẽ rõ”. Cuối cùng, ký họa Tô Ngọc Vân đã “hồi sinh” trong một cuốn sách có nhan đề thật đích đáng: “Tô Ngọc Vân - Tấm gương phản chiếu xã hội Việt Nam 1906-1954”. Những ký họa trong cuốn sách đã cho ta hình dung về một giấc mộng dang dở của danh họa Tô Ngọc Vân, được xây bằng một vài cây bút sắt, bút chì và một cuốn sổ tay...

TRẦN HOÀNG HOÀNG
Nguồn: Báo điện tử Quân đội nhân dân - 16/02/2014 21:41

0 comments:

Chuyện ít biết về lớp họa sĩ Kháng chiến - Yên Nga

Chuyện ít biết về lớp họa sĩ Kháng chiến

Yên Nga

(HNM) - Khóa học chính thức đầu tiên của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam (nay là Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam) được gọi là khóa Kháng chiến bởi diễn ra trong giai đoạn khốc liệt của cuộc kháng chiến chống Pháp (1950-1954). Mới đây, trong cuốn sách "Họa sĩ khóa Kháng chiến", tác giả Đào Mai Trang đã mở ra cho công chúng bao điều còn ít biết về những gương mặt hội họa có mặt trong khóa đào tạo này.


Các họa sĩ và gia đình lớp họa sĩ khóa Kháng chiến cùng nhóm dự án sách.



Cuộc hội ngộ cảm động




Buổi ra mắt cuốn sách, nói đúng hơn là dấu mốc tạm khép lại hành trình chuyên khảo về họa sĩ khóa Kháng chiến (1950-1954) mà tác giả Đào Mai Trang - nhà báo chuyên viết về mỹ thuật của Tạp chí Văn hóa nghệ thuật Việt Nam thực hiện suốt hai năm qua chính là cuộc gặp gỡ hiếm hoi của giới yêu mỹ thuật với những họa sĩ tài năng này. Hai mươi hai sinh viên của khóa học ấy giờ chỉ còn chín, đều đã tóc bạc da mồi. Họa sĩ Lê Lam lãng tai và phải có người dìu, ông chọn bằng được chỗ ngồi gần bức khắc kẽm “Ngọc Lan khâu áo cho con” (năm 1962) được trưng bày trong buổi ra mắt sách. Họa sĩ Trần Lưu Hậu, Mai Long không giấu nổi vui mừng khi được gặp lại bạn bè. Họa sĩ Ngọc Linh hào hứng kể về chuyến trở lại những địa điểm xưa họ cùng nhau học tập - ở Thái Nguyên, Phú Thọ, Tuyên Quang - mà ông mới cùng nhóm dự án sách thực hiện. Họa sĩ Ngô Mạnh Lân trêu đùa những người bạn già. Nữ họa sĩ Thục Phi cười tươi cất lời:
“Chào các bạn học của tôi! Chúng ta liệu có còn lần nào gặp nhau đông đủ như này nữa không?”,
khiến mọi người trong khán phòng rưng rưng…

Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam thành lập vào tháng 10-1945, trên nền tảng hệ thống giáo dục của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Thực tế, nhà trường đã tuyển sinh khóa đầu tiên vào năm 1946, nhưng việc học chỉ kéo dài được 2 tháng thì bị gián đoạn. Vì vậy, khóa học chính thức đầu tiên của trường là khóa 1950-1954 với 22 sinh viên có được từ hai đợt tuyển sinh, ban đầu học tại Yên Dã (Đại Từ, Thái Nguyên). Họa sĩ Tô Ngọc Vân là giám đốc nhà trường, đã triệu tập các họa sĩ Trần Văn Cẩn, Nguyễn Khang, Bùi Trang Chước làm giảng viên chính cùng ông, họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm làm trợ giảng. Sau trường có bổ sung hai giảng viên là Nguyễn Văn Tỵ và Nguyễn Sỹ Ngọc.

Khóa học này đặc biệt còn bởi sự tương đồng và khác biệt hiếm có giữa các sinh viên với nhau và giữa sinh viên với giảng viên. Có sinh viên khi học đã 33 tuổi (Trần Dư), có sinh viên chỉ 16 tuổi (Ngô Mạnh Lân). Có người đã lập gia đình, có người vừa rời vòng tay gia đình. Họa sĩ Lê Lam, Trịnh Thiệp, Ngô Tôn Đệ, Trần Đông Lương… khi đó đã là đảng viên. Nhưng mọi khoảng cách sau 4 năm học đều được rút ngắn. Các học viên cùng vượt gian khó, đều trở thành những tài năng của nghệ thuật Việt Nam.

Vượt gian khổ để cống hiến




Tác giả Đào Mai Trang chia sẻ, đây là lần đầu tiên chị nghiên cứu sâu về lớp họa sĩ Việt Nam thế hệ trước. Điều này có được nhờ sự ủng hộ của Quỹ Kim Long - được tổ chức nhằm hỗ trợ phát triển văn hóa, giáo dục, y tế…

Tác giả đã có hành trình tìm đến bạn bè, gia đình các họa sĩ khóa học này, trò chuyện và chia sẻ để hé mở với công chúng về một giai đoạn nghệ thuật nhiều lý thú của từng họa sĩ tài năng, cá tính, khao khát sáng tạo. Tác giả đánh giá về vai trò lịch sử của khóa học này: Các họa sĩ đã tham gia hoạt động kháng chiến cứu quốc, đưa mỹ thuật đến với nhân dân. Họ cũng là những nhân tố xây dựng ý thức về vai trò của nghệ thuật, ý nghĩa cách mạng và tinh thần phản kháng của nghệ thuật thông qua những tác phẩm cụ thể.

Ngay khi còn là sinh viên, các họa sĩ đã đóng vai trò chiến sĩ trên mặt trận tuyên truyền phong trào cách mạng, ủng hộ kháng chiến. Họ trở thành những ký giả của thời đại và lịch sử thông qua mỹ thuật. Họa sĩ Lê Lam có hàng nghìn bức ký họa và tranh khổ lớn về phong cảnh, đời sống, cuộc chiến đấu, chân dung chiến sĩ, người dân miền Nam trong kháng chiến. Họa sĩ Đặng Đức tham gia kháng chiến bằng các bức ký họa, màu nước, mực nho về miền Trung… Họa sĩ Trịnh Thiệp, Trịnh Kim Vinh, Nguyễn Thế Vỵ trở thành người thầy, góp phần cho sự nghiệp giáo dục mỹ thuật nước nhà. Và hầu hết các họa sĩ đều có tác phẩm ghi lại vẻ đẹp vĩnh cửu của quê hương, con người Việt Nam. Ví như bức tranh cô gái tuyệt đẹp được dùng làm bìa cuốn sách "Họa sĩ khóa Kháng chiến" chỉ đơn giản là hình vẽ trên nắp chiếc máy chữ của họa sĩ Lưu Công Nhân, hiện là tài sản riêng của gia đình cố họa sĩ mà tác giả Đào Mai Trang may mắn được tiếp cận. Trong cuốn sách vừa ra mắt, 255 bức ảnh của họa sĩ Tô Ngọc Vân và các học trò của ông đều đẹp, phần lớn nằm trong khối tư liệu của các gia đình, chưa từng được công bố.

Tác giả Đào Mai Trang kể rằng, trong câu chuyện với những sinh viên khóa Kháng chiến, từ được nhắc đến nhiều là “đói” và “thiếu thốn”, nhưng họ vẫn vượt qua tất cả để sống và cống hiến. Đến nay, có hai người được phong hàm Phó Giáo sư là họa sĩ Ngô Mạnh Lân (trong lĩnh vực điện ảnh) và họa sĩ Trịnh Kim Vinh (trong lĩnh vực mỹ thuật). Bảy người đã được phong tặng hoặc truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật. Riêng trong lĩnh vực điện ảnh, có hai người được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân là Ngô Mạnh Lân và Đào Đức, hai người được phong danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú là Ngọc Linh, Mai Long…

Còn rất nhiều câu chuyện đáng nhớ về sinh viên của khóa học này mà có lẽ cuốn sách nói trên mới chỉ là phác họa bước đầu.


Yên Nga

Báo Hànộimới >> VĂN HÓA - 06:41 Thứ Sáu ngày 22/09/2017



0 comments:

Cuốn sách ‘vẽ’ chân dung các họa sĩ khóa Kháng chiến - Tần Tần

Cuốn sách ‘vẽ’ chân dung các họa sĩ khóa Kháng chiến

Tần Tần

ZING.VN - Cuốn “Họa sĩ khóa Kháng chiến (1950-1954)” đưa ra cái nhìn chi tiết và đánh giá về vai trò của một lớp họa sĩ quan trọng mỹ thuật Việt Nam.

Trong nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam thường chia ra các lớp họa sĩ như: họa sĩ mỹ thuật Đông Dương (những người được đào tạo từ Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương), họa sĩ Kháng chiến (những họa sĩ tham gia khóa học Kháng chiến) và họa sĩ Đổi mới (họa sĩ trưởng thành trong giai đoạn Đổi mới của đất nước).

Khóa Kháng chiến là khóa học chính thức đầu tiên của trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam, thành lập vào tháng 10/1945. Sau khi thành lập, nhà trường đã tuyển sinh khóa đầu tiên trong năm 1946. Không lâu sau đó, cả nước bắt đầu cuộc kháng chiến chống Pháp (tháng 12/1946). Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam là tiền thân của Đại học Mỹ thuật Việt Nam ngày nay.


Bìa sách Họa sĩ khóa Kháng chiến (1950-1954).


Cuốn sách Họa sĩ khóa Kháng chiến (1950-1954) của tác giả Đào Mai Trang viết về khóa học đặc biệt này. Sách do NXB Mỹ thuật xuất bản, với dung lượng 300 trang in trên giấy couche. 255 hình ảnh trong sách là những sáng tác của họa sĩ Tô Ngọc Vân và các học trò của khóa, trong đó có nhiều tác phẩm chưa từng công bố.

Sách chia làm ba phần chính. Phần một đưa ra thông tin khái quát về lịch sử khóa học, những hoạt động chính trong khóa học. Vai trò của khóa Kháng chiến cũng như của họa sĩ Tô Ngọc Vân (hiệu trưởng nhà trường) trong việc định hướng hành trình nghệ thuật của các thành viên trong khóa học.

Phần thứ hai của cuốn sách viết về các sinh viên của khóa học. Toàn khóa có 22 sinh viên, trong đó có một số người thành danh, đã ghi tên tuổi trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam hiện đại như Lưu Công Nhân, Trọng Kiệm, Trần Lưu Hậu, Lê Lam…

Khóa Kháng chiến cũng có những sinh viên hoạt động trong ngành điện ảnh, và có nhiều đóng góp trong lịch sử điện ảnh Việt Nam như Đào Đức, Mai Long, Ngô Mạnh Lân…

Những học viên khác của khóa Kháng chiến có vẻ bình lặng hơn, nhưng họ cũng để lại gia tài nghệ thuật đầy tâm huyết như Ngô Minh Cầu, Đặng Đức, Ngọc Linh…


Họa sĩ Tô Ngọc Vân - Hiệu trưởng khóa mỹ thuật Kháng chiến.



Nhắc tới khóa Kháng chiến không thể không nói về vai trò của hiệu trưởng Tô Ngọc Vân – một người thầy tận tụy không chỉ truyền nghề mà còn nhiều lần bỏ tiền túi, vay mượn để chăm lo đời sống học viên. Bởi vậy, sách dành một phần dung lượng để nói về những học trò đặc biệt nhất của họa sĩ Tô Ngọc Vân trong cuộc đời dạy học của ông.

Phần cuối sách, tác giả chia sẻ những suy nghĩ, cảm tưởng của mình sau hành trình tìm hiểu nghiên cứu về khóa học Kháng chiến. Trong đó, tác giả Đào Mai Trang ngỏ ý mong đợi giới nghiên cứu mỹ thuật chuyên nghiệp tiếp tục tìm hiểu, đưa ra những góc nhìn sâu hơn nữa về khóa học đặc biệt này.


Tần Tần

ZING.VN - 10:38 18/09/2017


0 comments:

Ra mắt cuốn sách 'Họa sĩ khóa kháng chiến (1950 – 1954)' - PTTT

Ra mắt cuốn sách 'Họa sĩ khóa kháng chiến (1950 – 1954)'

PTTT

(Thethaovanhoa.vn) - Cuốn sách Họa sĩ Khóa Kháng chiến (1950 – 1954) kể về khóa học đầu tiên của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam, nay là ĐH Mỹ thuật Việt Nam, dưới sự chèo lái của Hiệu trưởng, họa sĩ Tô Ngọc Vân-người thầy lớn của nền mỹ thuật cách mạng - vừa ra mắt tại Hà Nội.

Có thể nói đó là khóa học với những ông thầy đặc biệt, với những học trò đặc biệt nhất của mỹ thuật hiện đại Việt Nam.

1. Cuốn sách là một chuyên khảo về khóa học chính thức đầu tiên của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam, kể từ khi thành lập vào tháng 10 – 1945. Đây là một trong năm ngôi trường Cao đẳng được thành lập cùng thời điểm, dựa trên nền tảng cơ sở hệ thống giáo dục sau phổ thông từ thời Pháp thuộc, trong đó có trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, ra đời năm 1925, cho thấy tầm quan trọng của mỹ thuật đối với sự phát triển của văn hóa và xã hội.





Nhà trường đã tuyển sinh khóa đầu tiên trong năm 1946, nhưng việc học chỉ kéo dài được hai tháng thì bị gián đoạn, do cả nước bắt đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, tháng 12 - 1946. Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam nay chính là Đại học Mỹ thuật Việt Nam, số 42, phố Yết Kiêu, Hà Nội.
Đặc biệt, giới mỹ thuật thực sự biết ơn đóng góp của họa sĩ Tô Ngọc Vân, vị hiệu trưởng đầu tiên của ngôi trường “có một không hai” này. Khóa học đầu tiên của trường (1950 - 1954) được gọi là khóa Họa sĩ kháng chiến. Có thể nói đó là khóa học với những ông thầy đặc biệt, với những học trò đặc biệt nhất của mỹ thuật hiện đại Việt Nam.
Trong không gian ấm áp, có mặt hầu như đầy đủ hết các họa sĩ và gia đình các họa sĩ (họa sĩ Lê Lam, họa sĩ Ngọc Linh, họa sĩ Thục Phi, họa sĩ Trần Lưu Hậu, họa sĩ Đào Đức…)

2. Cuốn sách Họa sĩ Khóa Kháng chiến (1950 – 1954) do NXB Mỹ thuật ấn hành, dày 300 trang, in màu, với 255 hình ảnh sáng tác của họa sĩ Tô Ngọc Vân và các học trò, phần lớn chưa từng công bố.





Sách gồm 3 phần. Phần 1: Họa sĩ khóa Kháng chiến – một biên niên sử: Khái quát về lịch sử và diễn biến chính trong khóa học, vai trò của họa sĩ – giám đốc nhà trường Tô Ngọc Vân (nguyên là sinh viên và giảng viên của Trường CĐ Mỹ thuật Đông Dương), trong việc định hướng hành trình nghệ thuật của các thành viên trong khóa.
Phần 2 giới thiệu Về 22 sinh viên của khóa học. Trong số này, một số tên tuổi đã định vị trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam hiện đại như: Công Nhân, Trọng Kiệm, Trần Lưu Hậu, Lê Lam…; một số khác có nhiều đóng góp quan trọng trong lịch sử điện ảnh cách mạng như: Đào Đức, Mai Long, Ngô Mạnh Lân, Ngọc Linh,….
Bên cạnh đó, có những người mà cuộc đời và nghệ thuật của họ chưa ngừng gây nên các cuộc tranh luận (như họa sĩ Lê Huy Hòa). Một số khác, gia tài nghệ thuật của họ cũng sẽ khiến thế hệ sau không khỏi ngạc nhiên (như Ngô Minh Cầu, Đặng Đức, Ngọc Linh…).





Phần 3 là những suy cảm của tác giả sau hành trình khảo cứu về khóa học này với rất nhiều điều có lẽ chờ đợi được giới nghiên cứu mỹ thuật chuyên nghiệp của Việt Nam tiếp tục tìm hiểu, với các góc nhìn sâu sắc hơn nữa.
Buổi ra mắ tcuốn sách là một dịp hiếm hoi để các sinh viên của khóa Kháng chiến hiện còn sống cùng gia đình và người thân của những người đã khuất gặp lại nhau, chia sẻ cùng công chúng quan tâm nhiều suy nghĩ, tình cảm của họ về khóa học mà chắc chắn cuốn sách chưa thể nói được hết.
Hi vọng của tác giả là cuốn sách sẽ mở ra những gợi ý, suy ngẫm mới cho bạn đọc hôm nay về vai trò của mỹ thuật và của người họa sĩ trong thời kỳ kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc nói riêng, nhìn rộng ra là trong lịch sử xã hội Việt Nam hiện đại nói chung.






Sẽ ra mắt cuốn sách về khóa học thứ 2



Được khởi sự từ ý tưởng ban đầu của ông Lê Hải Đức, chủ tịch Quỹ Kim Long thuộc Công ty cổ phần đầu tư Kim Long (Hà Nội), cuốn sách đã được thành hình sau hơn hai năm, tác giả Đào Mai Trang nghiên cứu, tìm hiểu tư liệu văn bản và trò chuyện cùng một số họa sĩ từng là sinh viên khóa Kháng chiến. Và dự án dịch cuốn “Họa sĩ khóa kháng chiến sang tiếng Anh”.
Quỹ Kim Long và tác giả Đào Mai Trang sẽ tiếp tục phối hợp để cho ra mắt cuốn sách thứ hai về khóa Tô Ngọc Vân trong thời gian tới. Đây là khóa học chính thức thứ hai và là khóa học đầu tiên kể từ khi hòa bình lập lại ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa, của trường Mỹ thuật Việt Nam. Khóa học được mang tên vị hiệu trưởng, cố họa sĩ Tô Ngọc Vân, như một bày tỏ tưởng niệm trân trọng nhất tới ông.





Quỹ Kim Long được thành lập vào tháng 1-2014 dưới sự bảo trợ của Công ty Cổ phần đầu tư Kim Long. Quỹ Kim Long được tổ chức và hoạt động nhằm mục đích hỗ trợ và khuyến khích phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, thể thao, khoa học, mỹ thuật, từ thiện, nhân đạo và các mục đích phát triển cộng đồng, không vì mục đích lợi nhuận.
Năm 2014, Quỹ Kim Long đã tài trợ cho giải Biếm họa báo chí Việt Nam lần thứ IV do báo Thể thao & Văn hóa tổ chức, thu được những kết quả đáng khích lệ. Giải đã thu hút được đông đảo các họa sỹ tham gia và đặc biệt có rất nhiều tác phẩm đã phản ánh, châm biếm kịp thời các căn bệnh của xã hội như: Tham nhũng, vấn đề y đức, bệnh thành tích, tình trạng giao thông,… và có giá trị nghệ thuật cao. Năm 2015, Quỹ Kim Long tài trợ cho Trại sáng tác đồ họa Huế lần 2 với mong muốn góp phần động viên, khuyến khích các họa sỹ quan tâm nhiều hơn đến nghệ thuật đồ hoạ và sáng tác được nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao hơn.

Tác giả Đào Mai Trang là biên tập viên phụ trách chuyên mục Mỹ thuật của Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (Bộ VHTTDL), tác giả của nhiều bài viết và tiểu luận về các nghệ sĩ cũng như vấn đề của mỹ thuật, nghệ thuật đương đại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, đăng tải trên tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, báo Thể thao & Văn hóa, Thể thao & Văn hóa Cuối tuần, Nhân dân cuối tuần, Nhân dân hàng tháng, Soi, Hanoigrapevine, dưới một số bút danh: Đào Mai Trang, Phong Vân, Chi Mai, Việt Mai,...


PTTT

BÁO ĐIỆN TỬ THỂ THAO & VĂN HÓA - TTXVN › Văn hoá - Thứ Tư, 20/09/2017 09:00

Ra mắt sách tại Sài Gòn - Họa sĩ Khóa kháng chiến (1950-1954)

0 comments:

Chuyện danh họa bán vàng nuôi khóa Mỹ thuật Kháng chiến - NGUYỄN MẠNH HÀ

Chuyện danh họa bán vàng nuôi khóa Mỹ thuật Kháng chiến

NGUYỄN MẠNH HÀ

TP - Thời kháng Pháp, mỹ thuật giữ vai trò tích cực và quan trọng trong tuyên truyền. Chính vì thế, khóa cán bộ mỹ thuật do họa sĩ Tô Ngọc Vân (1906-1954) phụ trách ra đời giữa núi rừng Việt Bắc. Không chỉ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lúc bấy giờ, không ít họa sĩ trưởng thành từ khóa học để lại những tác phẩm nghệ thuật ấn tượng.


Thầy và trò khóa Mỹ thuật Kháng chiến đi vẽ và triển lãm tại Lào Cai khi thị xã vừa giải phóng tháng 1/1951- Ảnh từ sổ tay của cố họa sĩ Nguyễn Thế Vy.



Tất cả vì học sinh




Từ dự án làm sách Họa sĩ khóa Kháng chiến (1950-1954) do quỹ Kim Long khởi xướng, tư liệu về khóa học đặc biệt này được hâm nóng. Cuốn sách tóm lược sự nghiệp, đường đời của 22 người dự học khóa này: Đào Đức, Lê Huy Hòa, Trọng Kiệm, Mai Long, Ngô Mạnh Lân, Lê Nguyên Lợi, Trần Đông Lương, Lưu Công Nhân, Trần Dư, Trịnh Thiệp, Nguyễn Thế Vỵ, Trịnh Kim Vinh, Ngọc Linh, Ngô Minh Cầu, Thu Dung, Ngô Tôn Đệ, Đặng Đức, Trần Lưu Hậu, Lê Lam, Thục Phi, Trịnh Phòng và Linh Chi.

Điểm số của học viên tính theo thang 20, nhưng cao nhất cũng chỉ đến 16,5- là số điểm bài tập hình họa Bà Khiêm của Ngô Mạnh Lân đạt được. Điều đáng nói là trước đó điểm của Lân chỉ lèo tèo 3-4. Một trong những động lực để các họa sĩ vượt lên chính mình: Điểm quá kém sẽ bị giảm biên chế, đồng nghĩa với cắt học bổng tương đương 20kg gạo/tháng. Theo người viết sách Đào Mai Trang, đây là sức ép kinh khủng trong hoàn cảnh lúc đó, vừa động đến danh dự, sĩ diện của tuổi trẻ, vừa đánh vào nỗi lo cơm gạo hàng ngày.


Một tác phẩm tranh cổ động của Thục Phi lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.


Tháng 12/1950, trường bị hạ bậc từ Cao đẳng xuống Trung cấp, đồng nghĩa mức sinh hoạt phí của sinh viên cũng giảm theo. Thầy Tô Ngọc Vân tế nhị không để học viên biết mà bàn với vợ bán cả vàng nhà tích trữ để mua lương thực cho sinh viên. Bà vợ cũng thường xuyên ứng tiền mua thóc, gạo, sắn cho sinh viên khi học bổng về muộn thậm chí mua thêm đất cho trường để tăng gia.

Tô Ngọc Vân phát biểu trong buổi lễ nhập học tháng 10/1950 (họa sĩ Quang Phòng chép lại):
“Nhận của nhân dân cơm áo, chúng ta trả lại bằng hội họa. Bằng cách đem hội họa phụng sự nhân dân, làm đẹp cho cuộc đời của nhân dân, hướng dẫn để nâng cao trình độ thưởng thức hội họa của nhân dân... Chúng ta ghi câu khẩu hiệu: Hội họa là một công tác/ Người vẽ là một cán bộ”.

Nhật ký của họa sĩ Linh Chi ngày 20/10/1953:
“Anh Vân nói về tranh phục vụ cũng rõ ràng: Chính ra chúng mình không khổ gì đâu, không hy sinh gì lắm đâu. Nhân dân lao động còn đang khổ nhiều. Chúng mình chỉ hy sinh cái thích làm tranh cho hả hê riêng mình để làm những tranh bây giờ nhân dân đang cần. Vả lại làm những tranh phục vụ kịp thời mình cũng thấy thích kia mà.”

Có ý kiến cho rằng nếu các họa sĩ khóa kháng chiến phát huy con người nghệ sĩ hơn cán bộ thì đóng góp cho mỹ thuật của họ sẽ nhiều hơn(?) Thực ra vẽ gì không quan trọng bằng vẽ như thế nào, với tâm thế gì. Giá trị lịch sử thậm chí còn làm cho những đóng góp nghệ thuật của họa sĩ khóa kháng chiến thêm phần độc đáo.


Trẻ khỏe nhất khóa




88 tuổi, họa sĩ Ngọc Linh vẫn ra phố bằng xe đạp mini. Ông là học viên duy nhất đủ sức khỏe hộ tống Đào Mai Trang đi nhiều nơi lấy tư liệu cho sách. Ông có 10 lần bày triển lãm cá nhân tại Hà Nội, Lạng Sơn, Cao Bằng. Lần nào, ông kể, cũng đều có các lãnh đạo cấp cao: Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Lê Duẩn, Trường Chinh... đến dự khai mạc.

Là cháu nội tổng đốc Hà Đông Vi Văn Định, sở trường của Ngọc Linh là đề tài miền núi. Bức lớn nhất dài 22m, cao 7m ông vẽ 54 dân tộc Việt Nam từng được bày ở Trung tâm Triển lãm Giảng Võ. Vẽ căn cứ địa Bắc Cạn hay Côn Đảo trên khổ tranh 10m với ông là thường. Hiện ông vẫn vẽ tranh 2-3m. Ông đã ra sách chân dung nhà khoa học, văn nghệ sĩ và đang ấp ủ xuất bản tập tranh sơn dầu về Hà Nội xưa.

Ngọc Linh góp phần quan trọng trong việc trả lại tên cho tác giả quốc huy Việt Nam Bùi Trang Chước (1915-1992). Ông Chước chính là một trong những người thầy của khóa mỹ thuật kháng chiến, cùng với Trần Văn Cẩn, Nguyễn Khang, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Văn Tỵ, Nguyễn Sỹ Ngọc… Ông Linh cho hay đã kiên trì trong 16 năm gửi tổng cộng 48 cân đơn từ, tài liệu tới các cấp lãnh đạo để làm rõ nỗi oan của thầy. Ông cho hay vừa lên thành phố “đấu tranh” để có phố mang tên thầy.

Về thời mẩu chì than cũng quý như vàng, Ngọc Linh kể:
“Chúng tôi mơ ước có giấy để vẽ. Khi hòa bình về vẽ trên tờ giấy học sinh thấy thích quá. Chứ hồi xưa chỉ có giấy bản, giấy báo, vẽ bột màu không cẩn thận thủng ngay”.
Các học viên phải cắt lông đuôi ngựa buộc vào đầu đũa thay bút. Màu vẽ lấy từ đít chảo hoặc gạch vụn.
“Hồi kháng chiến thì gian khổ nhưng vẽ rất nhiều. Lớp tôi vẽ ký họa nhanh lắm. Vì lên lớp xong lại xuống dân vẽ suốt ngày,”
ông kể.


Họa sĩ Thục Phi, họa sĩ Ngọc Linh cùng tác giả Đào Mai Trang. Ảnh: N.M.Hà.


Ngọc Linh có nhiều đóng góp cho mỹ thuật điện ảnh. Ông làm 25 phim từ Biển động, Chung một dòng sông (cùng Đào Đức) đến Vợ chồng A Phủ, Sao tháng Tám, Kim Đồng, Ông tiên trong tù, Tội và tình, Vụ án hồ Con Rùa… Ngành điện ảnh xem ra cũng không đến nỗi bó buộc chất nghệ sĩ.
“Tôi đại tự do, không phải đến cơ quan,”
ông khoe.
“Cứ ở nhà, khi nào có phim, ô tô đến đón. Nhưng tôi đã làm là đến nơi đến chốn. Nhiều đạo diễn muốn mời tôi. Nên có diễn viên vô kỷ luật, tôi yêu cầu, đạo diễn cũng phải thay luôn”.

Những ngày xưa... sung sướng




Sự cương nghị vẫn ánh lên trong mắt bà Thục Phi- một trong hai nữ học viên của khóa. Hỏi “thân gái” đi học xa có gì thiệt thòi, bà đáp:
“Hồi đấy sống đơn giản. Mỗi người đều rất tốt. Anh chị em nói chung hoàn cảnh giống nhau, ước mơ giống nhau, cùng nhau chịu gian khổ, chia sẻ tất cả. Thành ra đối với nhau rất thương yêu. Ít tuổi, có nam có nữ thì tất nhiên cũng có khi người này yêu mến người kia hoặc cảm thấy hình như là yêu mến đấy. Đó là những chuyện bình thường của mọi tập thể. Nhưng không có cái gì gọi là thiệt thòi”.
Trường lưu động từ Thái Nguyên đến Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ. Chủ yếu ở nhờ nhà dân, nhưng nhiều khi các học viên cũng phải tự làm lán, rồi đi kiếm củi, thay phiên nhau phụ cấp dưỡng nấu cơm. Lần đầu nấu cơm, Phi tưởng không vần nổi cái nồi nấu cho hai chục người.
“Nghĩ mãi, xong tôi mới kê ghế ngồi áp hai chân vào cái nồi, xoay,”
bà nhớ lại.
“Đi như thế tức là xác định phải tự rèn luyện. Cái gì người ta làm được thì mình cũng làm được. Tất nhiên phụ nữ yếu hơn, nhút nhát hơn, ra ngoài cũng dễ bị bắt nạt. Nhưng bà con tốt lắm, người ta thương yêu mình như con cháu, nên chả vấn đề gì”.

“Ngày xưa khổ thì khổ thật. Trong lòng nói rằng, thôi bây giờ chúng mình chịu khổ để sau này cho con cháu mình hưởng độc lập được sung sướng,”
bà Phi nói.
“Nhưng quả thật bây giờ các con cháu không có được những điều sung sướng như ngày xưa. Tình người, tình đoàn kết, tình đùm bọc của nhân dân lúc bấy giờ nó khác…”.

Nhìn lại những cống hiến của bản thân:
“Tôi không nghĩ gì đến việc người ta đánh giá mình như thế nào. Tự mình biết. Thứ nhất, mình đã đem hết tấm lòng, hết sức lực ra đóng góp. Thứ hai, cũng có hiện vật, tác phẩm để lại. Tôi không bao giờ tự cho mình là một họa sĩ có tài. Tất nhiên có năng lực để làm việc, cũng có nét riêng, nhưng tôi không bao giờ cho rằng đóng góp của mình phải được ghi nhớ. Tôi cũng chỉ là một người bình thường”.

Có vẻ như ám ảnh lớn nhất của các học viên là cái đói. Họa sĩ Ngọc Linh cho biết:
“Mỗi tháng được 12 cân gạo, ăn cơm độn sắn khoai. Nhưng mình cứ đến nhà bà con vẽ chân dung, họ có trứng gà hay sắn cho mình ăn. Học sinh cứ đi lang thang thế, dân nuôi là chính”.
Chính Ngọc Linh từng bị xếp vào danh sách “giảm biên chế”, nhưng ông vẫn xin ở lại học và đi kiếm củi bán để bù vào phần học bổng bị mất.

Thục Phi có thời gian ngắn làm họa sĩ trình bày báo Tiền Phong, rồi về gây dựng tờ Thiếu Niên. Bà lập nên Xưởng tranh Cổ động thuộc Tổng cục Thông tin năm 1966. Theo bà cuốn sách của Đào Mai Trang làm trong 2 năm vẫn chưa nói hết các khía cạnh của khóa học: “Nhiều điều quanh khóa học sẽ còn gây tranh luận...”


NGUYỄN MẠNH HÀ

Báo điện tử Tiền Phong >> GIẢI TRÍ >> CÂU CHUYỆN VĂN HÓA - 07/05/2018 06:11


0 comments:

Biên niên sử về một thế hệ họa sĩ - chiến sĩ - HỒ CÚC PHƯƠNG

Biên niên sử về một thế hệ họa sĩ - chiến sĩ

HỒ CÚC PHƯƠNG


Bìa sách Họa sĩ Khóa Kháng chiến (1950 - 1954).


Một khóa học đặc biệt nhất của Trường cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam, cũng là khóa đào tạo duy nhất trong suốt những tháng ngày kháng chiến cam go, khi nhà trường đặt cơ sở tại chiến khu Việt Bắc. Một khóa học mà giảng viên chính, họa sĩ Tô Ngọc Vân cũng đồng thời là Giám đốc - Hiệu trưởng. Một khóa học ươm mầm và định vị nhiều gương mặt thành danh trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam hiện đại như Lưu Công Nhân, Trọng Kiệm, Trần Lưu Hậu, Lê Lam, Mai Long, Lê Huy Hòa... Khóa Kháng chiến (1950-1954), vì thế, rất cần một phác thảo toàn cảnh ban đầu, đa chiều, giàu hàm lượng thông tin. Một “biên niên sử”, như cái đích mà cuốn chuyên khảo Họa sĩ khóa Kháng chiến (1950 -1954) hướng tới.


“Quanh một chữ duyên...”




Nhắc đến hội họa Việt Nam, người ta luôn nhớ đến những cây đại thụ sừng sững, từng trưởng thành từ cái nôi Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (ra đời từ năm 1925). Người ta cũng dễ dàng kể tên hai bộ tứ huyền thoại: Nghiêm - Liên - Sáng - Phái và Trí - Lân - Vân - Cẩn, với những tác phẩm tâm huyết ẩn chứa sức sống vượt thời gian. Những trang đời, những câu chuyện nghề, những dấu ấn sáng tác, những tác phẩm tiêu biểu của thế hệ tài năng ấy có độ phổ quát rất lớn, nhờ vào khối lượng đồ sộ những chuyên luận - khảo cứu công phu, những công trình lý luận - phê bình chuyên sâu, đậm chất học thuật ra đời từ đó tới nay.

Thế nhưng không nhiều người biết rõ về lứa họa sĩ kế cận của những tên tuổi ấy, bởi thông tin để lại cho hậu thế quá đỗi nghèo nàn. Như nhà báo Đào Mai Trang, tác giả cuốn sách Họa sĩ khóa Kháng chiến (1950-1954) chia sẻ:
“Tài liệu về riêng khóa học này được lưu lại rất ít trong kho dữ liệu - vốn đã rất ít ỏi và tản mát về lịch sử mỹ thuật Việt Nam hiện đại”.
Vì thế, không ngạc nhiên khi chị tâm sự:
“Tôi nhận thực hiện cuốn sách này trong một trạng thái mâu thuẫn, phần phấn khích, phần hoang mang. Hơn một tháng sau khi nhận lời, tôi vẫn không biết mình phải bắt đầu từ đâu”.

Hơn sáu thập niên đã qua, tính từ thời khắc tốt nghiệp. Trong số 22 học viên ngày đó, chỉ chín người còn sống. Số đủ khỏe mạnh, minh mẫn để cùng tác giả quay ngược thời gian, để dòng chảy ký ức trôi miên man về miền hoài niệm còn ít ỏi hơn nữa. Nhờ được gặp gỡ trực tiếp với một số sinh viên trong khóa, Trang nhận ra, “đã đến lúc thấm hơn bao giờ hết ý nghĩa của chữ duyên, khi những cuộc gặp gỡ không dừng lại ở mục đích phỏng vấn đơn thuần mà nặng về chia sẻ tâm tư”. Để chị có thể tiếp cận, gom nhặt thông tin và thấu hiểu một giai đoạn nghệ thuật chứa đựng rất nhiều điều lý thú. Về tự do cũng như ham muốn sáng tạo. Về sự cân bằng giữa sáng tạo nghệ thuật và tuân thủ quan niệm nghệ thuật phục vụ chính trị của một nghệ sĩ - chiến sĩ trên mặt trận văn hóa.


Tôn vinh những họa sĩ - chiến sĩ




Trường cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam vốn được Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục ký quyết định thành lập từ ngày 8-10-1945, sau thời điểm nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được chính thức khai sinh chỉ hơn một tháng. Năm 1946, khóa sinh viên đầu tiên được tuyển sinh nhưng phải tạm dừng sau hai tháng học tập, bởi cả dân tộc phải dồn hết tâm lực bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp trường kỳ, gian khổ. Phải chờ tới bốn năm sau, khóa sinh viên thứ hai (nhưng lại là khóa đầu tiên được giảng dạy chính thức) với 22 gương mặt mới tề tựu tại Yên Dã (Đại Từ, Thái Nguyên) để có được bước đi đầu tiên, trên lộ trình trở thành họa sĩ - chiến sĩ. Nói họ là những chiến sĩ xung kích trên mặt trận văn hóa - tuyên truyền - cổ động không sai, bởi “vai trò tuyên truyền của hội họa trong kháng chiến chống Pháp chính thức được phổ biến và nâng cao. Nói cách khác, hội họa bắt đầu được sử dụng như một công cụ đắc lực trong việc đưa đến cho quần chúng những chủ trương, chính sách và phát triển cuộc sống mới trong kháng chiến. Tất cả phải được diễn giải một cách ấn tượng, dễ hiểu, dễ nhớ”. Phần một của cuốn sách, “Họa sĩ khóa Kháng chiến - một biên niên sử” mang lại một cái nhìn tuyến tính, với đầy đủ những mốc thời gian cùng sự kiện quan trọng nhất về khóa học “độc nhất vô nhị” trong lịch sử mỹ thuật nước nhà này.

Tác phẩm Quán bên đường, mầu nước 32x49.6cm, 1951 - tranh Tô Ngọc Vân.


Hai năm trời cật lực đi - gặp - trò chuyện và lục lọi, kiếm tìm, sàng lọc mọi nguồn tư liệu có thể (dù cực kỳ ít ỏi), Đào Mai Trang đã có được bức phác thảo toàn cảnh ban đầu của riêng mình. Một cuốn sách dày dặn, dung lượng 300 trang, khổ 27x21cm được in ấn cầu kỳ, công phu trên giấy couchet. Một nhịp cầu giúp người yêu hội họa có dịp gặp gỡ, tìm hiểu về những gương mặt đã làm nên sắc vóc của mỹ thuật Việt Nam hiện đại. Như “Họa sĩ Đào Đức - Của riêng còn một chút này...”; Như “Họa sĩ Trần Lưu Hậu - người phùng thời”; Như “Họa sĩ Lê Huy Hòa - một tài năng trong nghịch cảnh”; Như “Họa sĩ Ngô Mạnh Lân - sống thực tế và tận hưởng”; Như “Họa sĩ Lưu Công Nhân - thành công nhất là vẽ được con trâu”; Như “Họa sĩ Trần Đông Lương - phía khác của một người tài”; Như “Họa sĩ Trọng Kiệm - tiếng thở dài của thời thế”... Không chỉ cung cấp những bài viết công phu, nghiêm cẩn, phần hai “22 họa sĩ khóa Kháng chiến” còn giúp bạn đọc có cơ hội thưởng lãm rất nhiều tác phẩm giá trị, trong đó phần lớn chưa từng được công bố. Ngoại trừ cái tên Trần Dư (mà tác giả, dù nỗ lực hết sức, vẫn chưa thể tiếp cận với gia đình cố họa sĩ), 22 bức chân dung đa chiều của các học viên cùng người thầy đáng kính - họa sĩ Tô Ngọc Vân (đa phần được tái hiện từ dòng hồi ức sống động của bạn bè, đồng nghiệp, người thân...) đã trở thành 22 mảnh ghép hoàn hảo, để bức tranh panorama của khóa Kháng chiến có được những đường nét và mảng màu chân thực đầu tiên.

Dấu ấn cá nhân của tác giả được thể hiện đậm nét ở phần ba “Vĩ thanh”. Chia sẻ cảm xúc tích tụ sau những cuộc chuyện trò đáng nhớ, tôn vinh hậu phương lặng thầm của các họa sĩ tài danh, Đào Mai Trang cho thấy thái độ làm việc nghiêm túc, đầy trách nhiệm cũng như niềm đam mê, không ngừng học hỏi trên hành trình gian nan của “sự viết”. Nhờ đó, chị nhận ra,
“sự đọc cảm tính cho phép mình suy nghiệm về nghệ sĩ và nghệ thuật nhiều hơn là giúp mình thực hiểu về họ. Suy nghiệm là theo thiển ý và cách hiểu của mình. Còn thực hiểu về ai đó đòi hỏi một công phu đọc, nghiên cứu và phân tích bằng lý trí”.

“Trái ngọt” của chặng đường hai năm đi từ “suy nghiệm” tới “thực hiểu” đã chính thức ra mắt độc giả. Một cuốn sách quý mà người yêu nghệ thuật tạo hình không thể bỏ qua!

Nhà báo Đào Mai Trang (ảnh trên)

BTV chuyên mục Mỹ thuật tại Tạp chí Văn hóa nghệ thuật (Bộ VH, TT&DL).

Sách và tiểu luận đã xuất bản: 12 nghệ sĩ mỹ thuật đương đại Việt Nam (chủ biên, Nxb Thế giới, 2010, song ngữ Việt - Anh); Nghệ thuật & Tài năng, một cận cảnh về thế hệ nghệ sĩ 8X của mỹ thuật Việt Nam (Nxb Phụ nữ, 2014). Phiên bản tiếng Anh Art & Talent, a foreground on the 8X artists generation of Vietnam, chính thức được phát hành trên Amazon từ tháng 10-2016.




HỒ CÚC PHƯƠNG
Báo Nhân Dân điện tử >> Nhân Dân hằng tháng >> Văn hóa - Thứ Sáu, 29/09/2017, 04:49:12

0 comments:

Khóa mỹ thuật có một không hai - Phong Vân

Khóa mỹ thuật có một không hai

Phong Vân



Ký họa của họa sĩ Ngô Minh Cầu.


Sự ra đời của Trường Mỹ thuật Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp, năm 1950, là một nỗ lực to lớn của Chính phủ trong việc tạo dựng những nền móng văn hóa mới cho một đất nước hòa bình xã hội chủ nghĩa - một Việt Nam của tương lai sau chiến tranh. Đặc biệt, giới mỹ thuật thực sự biết ơn đóng góp của họa sĩ Tô Ngọc Vân, vị hiệu trưởng đầu tiên của ngôi trường “có một không hai” này. Khóa học đầu tiên của trường (1950 - 1954) được gọi là khóa Họa sĩ kháng chiến. Có thể nói đó là khóa học với những ông thầy đặc biệt, với những học trò đặc biệt nhất của mỹ thuật hiện đại Việt Nam.


Người thầy đặc biệt




Đó là họa sĩ Tô Ngọc Vân. Ông nổi tiếng từ lâu trước khi bắt tay vào nhiệm vụ gây dựng ngôi trường mỹ thuật kháng chiến nhưng dường như, với học trò của khóa học này, sự nổi tiếng của ông không hề khiến họ cảm thấy xa cách.

Cho đến tận bây giờ, khi kể lại chuyện cũ, lão họa sĩ Ngọc Linh (sinh năm 1931) vẫn một điều gọi thầy là “anh Vân”, thân thương, gần gũi hệt như những năm tháng còn trực tiếp gắn bó với bè bạn và ngôi trường. Còn bà lão họa sĩ Thục Phi (sinh năm 1933) thì không thể quên được hình ảnh “chị Vân” dắt học trò của chồng qua các nương sắn, chỉ đâu là nương mình đã mua để dành cho trường, đâu là nương của dân... Mỗi tháng, một học trò được chính phủ cấp cho 20 kg gạo, bao gồm cả chi phí cho thực phẩm khác. Nhưng không phải lúc nào, số lượng ấy cũng được chu cấp đều đặn trong những năm tháng kháng chiến thiếu thốn và gian khổ. Chính vì thế, việc quan trọng là bằng mọi cách phải duy trì được cuộc sống tối thiểu cho các học viên. Hai vợ chồng vị hiệu trưởng này đã rất nhiều lần bỏ tiền túi ra chăm lo cho khóa học, hoặc tìm cách vay mượn, mua trước thóc, sắn trong dân. Có lẽ chẳng có ngôi trường mỹ thuật nào trên thế giới, vốn là nơi đào tạo những tinh hoa nghệ thuật của mỗi quốc gia, lại từng rơi vào hoàn cảnh khó khăn đến vậy. Bởi đơn giản, mỹ thuật trường quy vốn không dành cho người nghèo.



Một bức vẽ trên nắp hộp máy đánh chữ của họa sĩ Lưu Công Nhân.



Sự chăm lo chân thành, nhất mực, hoàn toàn vô vị lợi ấy của vợ chồng thầy hiệu trưởng có giá trị đặc biệt đối với nhiều học viên trong cả cuộc đời họ về sau này, kết nối họ lại với nhau chặt chẽ hơn, giúp họ soi chiếu lại tình cảm của mỗi người dành cho nhau và cho con đường học tập để làm nghệ thuật. Sau chỉ chừng ba năm gắn bó với ngôi trường đặc biệt ấy, mỗi người, theo nhiệm vụ phân công của tổ chức, đều có những vị trí công tác khác nhau. Nhưng tình thâm giữa họ vẫn vậy, không chỉ thi thoảng gặp gỡ hoặc cứ đến hẹn lại hò nhau làm triển lãm chung, họ còn hỗ trợ nhau rất nhiều trong cuộc sống đời thường, từ chuyện học tập, công việc của các con (thậm chí các cháu) đến cả những hỗ trợ vật chất trong những hoàn cảnh sống éo le.

Song hành với thái độ sống “tuyệt vời” với học viên, Tô Ngọc Vân còn là một người thầy “tuyệt vời” về tài năng và nhân cách nghệ thuật. Trong nhật ký của họa sĩ Linh Chi có đoạn viết:
“Buổi tối, uống nước, hút thuốc, anh Vân nói về sáng tác... Lúc ấy đã hơn 10 giờ đêm. Anh Vân nói: Những buổi nói chuyện như thế này về là không ngủ được. Nếu có atelier (xưởng vẽ) như ngày xưa là về bật đèn lên vẽ” (26-3-1952).
Còn họa sĩ Ngô Tôn Đệ thì nhớ lại:
“Cá nhân ông (Tô Ngọc Vân) rất ghét sự sao chép nô lệ theo lối nhìn của người khác... Ông thường giáo dục học sinh tránh “làm xiếc” trong nghệ thuật, tránh khéo tay đến độ vẽ quen tay, tránh lòe bịp bằng hình thức không đâu vào đâu... Ông thường tỏ rõ thái độ phản đối lối vẽ “đầy đủ tất cả mà chỉ thiếu... cái đẹp”.

Thời nào cũng vậy, tư tưởng và thái độ sống của người thầy ảnh hưởng rất lớn đến học trò, nhất là trong hoàn cảnh học nghệ thuật hết sức đặc biệt của khóa Họa sĩ kháng chiến. Có thể nói, khóa học này thật sự may mắn khi được đồng hành với một người thầy như Tô Ngọc Vân.


Với những học trò đặc biệt




Trong một cuốn sách ghi lại hồi ức về ngôi trường Mỹ thuật kháng chiến, họa sĩ Ngô Mạnh Lân (sinh năm 1934), thành viên trẻ nhất, đã kể lại việc ông - một chàng thiếu niên 16 tuổi, từng hăm hở đi bộ suốt hai ngày, vượt suối, băng rừng, từ Ty Thông tin Phú Thọ đến Đại Từ, Thái Nguyên, địa điểm thi vào trường “cao đẳng mỹ thuật”. Trước đó, ông đã theo học một số lớp hội họa tại Liên khu X để phục vụ cho công việc kẻ khẩu hiệu, vẽ áp-phích kháng chiến, trang trí cho các kỳ hội họp của cơ quan. Nhiều học viên trong lớp cũng có xuất phát điểm tương tự như ông, không ít người đang trong quân ngũ cũng được “cử đi thi” như Đặng Đức, Lê Huy Hòa. Khóa cũng có cả những họa sĩ đã có tiếng như Trần Đông Lương, Trịnh Phòng, Linh Chi...



Chiếc mõ Hợp tác xã, ký họa mầu nước năm 1959 của họa sĩ Ngô Minh Cầu.



Mỗi người, khi tham gia lớp học, ngoài ý thích ban đầu cũng đều có một mục đích nghệ thuật của riêng mình. Bà Thục Phi còn nhớ giấc mơ sẽ có ngày vẽ được những bức tranh đẹp tựa những gì mình từng được ngắm từ cuốn sách in bộ sưu tập của Bảo tàng Louvre (Pháp). Lưu Công Nhân thì nuôi mộng “phải có danh gì với núi sông” và ý nghĩ ấy còn đeo đẳng ông mãi về sau, đến tận lúc ông rời xa cõi tạm... Nhưng hoàn cảnh kháng chiến đương thời và tấm gương mẫu mực dấn thân vào thực tế cuộc sống, “đem hội họa phụng sự nhân dân” của thầy Vân đã hối thúc mọi thành viên trong lớp học ưu tiên cho các công việc liên quan mật thiết đến các công tác kháng chiến đương thời. Ngay từ năm thứ nhất, học viên vừa học hình họa vừa đi vào các vùng có dân cư, vẽ về những gia đình, người dân có thành tích lao động tăng gia sản xuất tốt phục vụ kháng chiến, làm công tác tuyên truyền theo đường lối của Đảng và Chính phủ. Sau khi học xong, họ lại chấp hành mọi phân công của tổ chức. Người thì tham gia các công tác dân vận, người chuyển sang làm thiết kế mỹ thuật phim truyện, người đi du học về phim hoạt hình, người lãnh nhiệm vụ giảng dạy, đào tạo sinh viên mỹ thuật và mỹ thuật công nghiệp... Trách nhiệm của một công dân đã được đặt lên trước nhất trong hoàn cảnh xã hội đương thời, để về sau, trong bất cứ lĩnh vực mỹ thuật nào cũng có người của khóa Họa sĩ kháng chiến đi đầu. Thiết kế mỹ thuật điện ảnh có Đào Đức, Ngọc Linh; tranh cổ động có Thục Phi; đào tạo sinh viên mỹ thuật công nghiệp có Lê Nguyên Lợi, Ngô Minh Cầu, Trọng Kiệm; ký họa trực tiếp trong kháng chiến chống Mỹ có Lê Lam; mỹ thuật sáng tác có Lưu Công Nhân, Lê Huy Hòa, Trọng Kiệm, Trần Lưu Hậu...

Điều quan trọng hơn cả là trên hành trình sống cùng những khúc quanh của lịch sử dân tộc, họ vẫn giữ được nhân cách một nghệ sĩ, cho dù có nhiều lúc, ước vọng nghệ thuật phải tạm gác lại trước những yêu cầu và trách nhiệm xã hội của một công dân trong hoàn cảnh sống vô cùng khắc nghiệt.

Nếu có dịp được ngắm nhìn những bức sơn mài chuẩn mực về kỹ thuật, giàu tinh thần tìm tòi và sáng tạo về nghệ thuật, được hoàn thiện trong âm thầm tuổi già của cố họa sĩ Ngô Minh Cầu; những bức ký họa chân dung ngẫu hứng nhưng đầy nghiền ngẫm về một vài bước chuyển nào đó trong nghệ thuật của cố họa sĩ Đào Đức; hay những loạt tranh sơn dầu đầy tự do về phong cách tạo hình và cảm xúc, giữa các đợt đi làm phim của họa sĩ Ngọc Linh, bạn sẽ tin tưởng hơn bao giờ hết về tình yêu nghệ thuật không ngừng nghỉ trong họ.

Hy vọng sẽ có thể một lần nữa được gặp lại họ trong một nghiên cứu đầy đặn, sâu sắc và rộng mở hơn, về đóng góp và vai trò của khóa mỹ thuật đặc biệt này trong nền mỹ thuật cách mạng Việt Nam.

Song hành với thái độ sống “tuyệt vời” với học viên, Tô Ngọc Vân còn là một người thầy “tuyệt vời” về tài năng và nhân cách nghệ thuật.
Trách nhiệm của một công dân đã được đặt lên trước nhất trong hoàn cảnh xã hội đương thời, để về sau, trong bất cứ lĩnh vực mỹ thuật nào cũng có người của khóa Họa sĩ kháng chiến đi đầu.

Những người thầy của khóa học gồm: Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Khang, Bùi Trang Chước, “trợ giảng” Nguyễn Tư Nghiêm, và sau có Nguyễn Văn Tỵ, Nguyễn Sĩ Ngọc.
22 học viên của khóa gồm: Ngô Minh Cầu, Linh Chi (Nguyễn Tài Lương), Nguyễn Thị Thu Dung, Trần Dư (Nguyễn Dư Tá), Ngô Tôn Đệ, Đào Đức, Đặng Đức, Trần Lưu Hậu, Lê Huy Hòa, Nguyễn Trọng Kiệm, Lê Lam (Vũ Quốc Ái), Ngô Mạnh Lân, Ngọc Linh (Vi Văn Bích), Mai Long, Lê Nguyên Lợi, Trần Đông Lương, Lưu Công Nhân, Trần Thị Thục Phi, Nguyễn Thế Vỵ và ba anh em ruột Trịnh Phòng, Trịnh Thiệp và Trịnh Kim Vinh.



Phong Vân
Báo Nhân Dân điện tử >> Nhân Dân hằng tháng >> Văn hóa - Thứ Năm, 27/08/2015, 02:24:56

0 comments: