Từ làm báo Phong Hóa, đến văn phái Tự lực văn đoàn
18:00:00Từ làm báo Phong Hóa, đến văn phái Tự lực văn đoàn
Khúc Hà Linh
Anh em nhà Nguyễn Tường Tam "Nhất Linh" ánh sáng và bóng tối - NXB Thanh niên
Anh em nhà Nguyễn Tường Tam "Nhất Linh" ánh sáng và bóng tối - NXB Thanh niên
Xã hội Việt Nam những năm 1930-1945 trải qua một thời kỳ biến động sâu sắc về chính trị, kinh tế và văn hoá. Chỉ nói riêng về văn hoá, thời kỳ này các loại sách báo hải ngoại du nhập vào Việt Nam khá phong phú. Hàng loạt học sinh từ Pháp trở về nước mang tư tưởng tân tiến, mới lạ đã có ảnh hưởng tới đời sống của các tầng lớp nhân dân, nhất là tầng lớp học sinh tiểu tư sản trí thức. Cùng với thương mại, công nghệ, kỹ thuật phát triển, các tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam phát triển theo. Các trường tư thục mọc lên dạy chữ Quốc ngữ và chữ Pháp.
Không chỉ con nhà giàu, mà cả con em ở nông thôn cũng tìm về đô thị học tập. Báo chí nở rộ khắp ba kỳ. Có thời điểm cùng tồn tại tới 130 tờ báo và tạp chí.
Trong bối cảnh ấy, đầu tháng 3 năm 1933, nhóm Tự lực văn đoàn ra đời do Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Khái Hưng sáng lập và làm trụ cột.
Chỉ hoạt động khoảng 9-10 năm, nhưng Tự lực văn đoàn chiếm ưu thế trên văn đàn công khai đầu thập niên ba mươi của thế kỷ trước. Việc này nhà thơ Tú Mỡ đã kể trên Tạp chí Văn Học số 5 tháng 6-1988:
Không chỉ con nhà giàu, mà cả con em ở nông thôn cũng tìm về đô thị học tập. Báo chí nở rộ khắp ba kỳ. Có thời điểm cùng tồn tại tới 130 tờ báo và tạp chí.
Trong bối cảnh ấy, đầu tháng 3 năm 1933, nhóm Tự lực văn đoàn ra đời do Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Khái Hưng sáng lập và làm trụ cột.
Chỉ hoạt động khoảng 9-10 năm, nhưng Tự lực văn đoàn chiếm ưu thế trên văn đàn công khai đầu thập niên ba mươi của thế kỷ trước. Việc này nhà thơ Tú Mỡ đã kể trên Tạp chí Văn Học số 5 tháng 6-1988:
Năm 1932, tờ Phong Hóa phát hành hằng tuần vào ngày thứ Năm, của anh Phạm Hữu Ninh quản trị, anh Nguyễn Xuân Mai, Giám đốc chính trị, loại báo vô thưởng vô phạt, đang sống dở chết dở vì không ai buồn đọc sắp sửa phải đình bản. Anh Tam đề nghị nhượng lại tờ báo cho mình làm chủ bút, còn hai anh vẫn đứng tên Quản trị và Giám đốc chính trị làm vì, mỗi tháng lĩnh mấy chục bạc lương (tức là tiền cho thuê báo). Tất cả đều hỉ hả: anh Ninh và anh Mai trút được gánh nặng mà khỏi đình bản.
Dưới sự điều hành của Nhất Linh, báo Phong Hóa làm ăn phát đạt, số báo in càng ngày càng tăng. Lúc đầu gặp hồi kinh tế khó khăn, mấy anh em đem hết tài lực làm việc quên mình, không vụ lợi. Bốn anh em thường cột trong tòa soạn anh Tam, anh Long, anh Giư, anh Thế Lữ (tức Nhất Linh, Hoàng Đạo, Khái Hưng và Thế Lữ - KHL chú) tình nguyện chi lĩnh mỗi tháng 50 đồng đủ sống, để dành tiền lãi làm vốn cho báo phát triển. Nhưng đến cuối năm đó, tính sổ mới ngã ngửa ra: lời lãi chia theo số vôn, phần lớn chui vào két nhà tư sản. Anh Nhất Linh bèn họp với anh em, phải chấm dứt tình trạng "thằng còng làm thằng ngay ăn”. Không thể chơi với nhà tư sản được… Thế là anh em quyết định thành lập "Tự lực văn đoàn”, trên nguyên tắc là làm ăn dựa trên sức mình, theo tinh thần anh em một nhà: tổ chức không quá 10 người nên không phải xin phép Nhà nước, không cần có văn bản, điều lệ: lấy lòng tin nhau làm cốt, chỉ nêu ra trong nội bộ mục đích, tôn chỉ anh em tự nguyện tự giác tuân theo.
Trang bìa của Phong Hóa số 125
Đoàn viên nòng cốt của Tự lực văn đoàn là những nhà văn trong tòa soạn báo Phong Hóa tất cả chỉ có 6 người. Anh Tam đề nghị kết nạp thêm một người nữa cho đủ số "thất tinh" (tức 7 ngôi sao- KHL). Anh Giư giới thiệu Trần Tiêu, em ruột mình, một giáo viên trường huyện, thích viết văn, đang viết truyện dài "Con Trâu”, được cả văn đoàn đồng ý… Sau cùng, theo đề nghị của anh Tam, văn đoàn chỉ kết nạp thêm anh Xuân Diệu, vị chi là “bát tú” (tức là 8 ngôi sao - KHL).
Số báo Phong Hóa đầu tiên (do Nhất Linh làm chủ bút) ra ngày 22-9-1932, đã hăng hái ủng hộ cho phong trào Thơ mới qua bài viết của Nhất Linh:
“Thơ ta phải mới, mới văn thể, mới ý tưởng ".Toà soạn và trị sự của báo ban đầu ở góc đường Quán Thánh và Hàng Bún (số 80 phố Quán Thánh - Hà Nội). Toà soạn báo nằm trong một khuôn viên khá xinh xắn. Ngoài có cổng lớn, xung quanh hàng rào sắt, hàng ngày leng keng tiếng chuông xe điện từ Bưởi đi qua. Cây bàng to ở hai bên đường mỗi mùa thu về, lá bàng đỏ cong như chiếc bánh đa vừng rụng đầy sân và liệng thả đậu trên cành tre đằng ngà bên cạnh đó. Toà soạn ở trên gác. Bên trái có phòng riêng của vợ chồng Khái Hưng.
Báo có nội dung mới mẻ là duy tân cấp tiến, đả phá hủ tục, khuyến khích vươn tới cái văn minh. Phong Hóa in tranh khôi hài, nhạo báng không chừa một ai, cốt là vui cười. Từ ông Lý Toét, Xã Xệ đến nhà thơ Tản Đà, luật sư Lê Thăng, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Tố… đều bị phơi lên mặt báo với ý ngầm muốn phá cũ, lập cái mới. Báo còn lỡm cả nhân vật tai to mặt lớn trong chế độ đương thời, như loạt bài động chạm đến Hoàng Trọng Phu “Đi xem mũ cánh chuồn”. Như thế là báo trào phúng Việt Nam quả đến đây mới có. (Phạm Thế Ngũ – Tự lực văn đoàn trong tiến trình văn học dân tộc - NXB VHTT, 2000)
Báo Phong Hóa giá bán 7 xu (số ra ngày thứ Sáu, ngày 19-1-193 4). Báo bán chạy và hấp dẫn bạn đọc từ thường dân đến trí thức. Sau khi Phong Hóa ra được hai mươi tám tháng, Nhất Linh cho ra tiếp tờ Ngày Nay để đáp ứng nhu cầu bạn đọc và ngầm ý là để sơ cua khi có biến cố xảy ra.
Tờ Ngày Nay số 1 (ra ngày 30-l-1935) bán giá 10 xu, bìa chụp hình thiếu nữ mặc áo mùa xuân. Ngay trang đầu đã phi lộ:
Ngày Nay là tờ báo thứ hai của Tự lực văn đoàn... Chúng tôi đưa các bạn từ rừng ra bể, từ thành thị đến thôn quê xem các trạng thái hiện có trong xã hội. Chúng tôi sẽ đi nhận xét thấy sự thật, nói lại để các bạn hay và sẽ chụp nhiều ảnh in xen vào bài để các bài này được rõ hơn...Quả thật, số đầu tiên trên trang bìa đã xuất hiện chức danh Giám đốc Nguyễn Tường Cẩm (là anh thứ hai nhà văn Nhất Linh), báo Ngày Nay đã thay đổi khác. Những phóng sự, những bức ảnh thật đẹp mang hơi thở muôn mặt của đời sống dân quê. Ngoài các bài trong chuyên mục, còn thấy truyện tranh liên hoàn Trong rừng sâu, do Thế Lữ viết truyện, tranh vẽ của Cát Tường. Tuy không còn mục trào phúng, nhưng Ngày Nay thêm "phóng sự điều tra” rất sinh động (như nạn trộm cướp ở làng quê, về không khí ngày tết, nạn khốn cùng dân quê...), đặc biệt có nhiều ảnh mỹ thuật choán cả trang bìa rất bắt mắt. Đến tờ số 2 (ra ngày l0-2-1935) độc giả bất ngờ thấy trang nhất xuất hiện chủ bút mới: Chủ bút Nguyễn Tường Lân - tức nhà văn Thạch Lam.
Từ khi ra đời, báo Ngày Nay đã gây được tiếng vang và thu hút sự chú ý của bạn đọc. Các nhà văn rất xông xáo trong hoạt động nghề nghiệp, tả xung hữu đột không chừa bất cứ một lãnh địa nào trong đời sống. Họ cử phóng viên lên tận làng Trũng, nơi sinh ra vị anh hùng Hoàng Hoa Thám lãnh tụ của cuộc khi nghĩa Yên Thế kháng chiến chống Pháp, đã bị giết hại hơn hai mươi năm về trước. Họ gặp người con trai của ông là Hoàng Văn Vi, lấy tài liệu cho phóng sự hai kỳ trên báo Ngày Nay. Tác giả Việt Sinh (một bút danh khác của Thạch Lam) đã kể về cuộc đời của người con còn lại của Đề Thám bằng phóng sự ảnh rất sinh động. Có thê cũng từ đó mà bạn đọc ca nước mới hiểu thêm về con người Đề Thám. Theo bài viết thì Hoàng Văn Vi là con trai Đề Thám với người vợ ba. Khi Đề Thám bị giết hại, Hoàng Văn Vi mới lên 5 tuổi. Ông này bị Pháp bắt khi mới 7 tuổi và được giao cho quan Án Giáp ở Bắc Ninh nuôi, cho đi học, nhưng trong cảnh quản thúc. 15 tuổi Hoàng Văn Vi được cho ra Hà Nội học trường bách nghệ, nghề mộc. Năm 18 tuổi thì về quê là vợ là con gái một vị bộ tướng của cha mình. Một điểm rất rõ ràng là trong khi các bọn bồi bút và báo khác xuyên tạc thân thế sự nghiệp của Hoàng Hoa Thám, thì các phóng viên báo Ngày Nay đã trung thực mô tả sự anh hùng của Đề Thám mà không sợ đàn áp.
Nhưng vì phải chăm lo cho hai tờ báo cùng một lúc, khó khăn nhiều bề, nên ít lâu sau tờ Ngày Nay không ra hàng tuần, mà mỗi tháng một kỳ, thành từng tập dày. Cuối cùng, báo Ngày Nay ra được 13 số rồi tự rút lại chỉ còn tờ Phong Hóa. Chỉ đến năm 1936 khi có hàng loạt bài giáng quá mạnh vào nhà cầm quyền, Phong Hóa mới bị đóng cửa vĩnh viễn.
Nhà thơ Tú Mỡ từng hồi ức rằng, dạo ấy báo Phong Hóa liên tục xoáy sâu vào chế nhạo, châm biếm triều đình Nam triều bù nhìn, để quyền lực mất hết vào tay thực dân Pháp. Tiếng là một quốc gia, nhưng triều đình chỉ còn mấy việc là cai quản đám quan lại mũ cánh chuồn, đội lính mặc xà cạp vàng; chăm lo cúng tế; phong hàm cho mấy quan bản xứ, phong sắc cho bách thần... còn chuyện quốc gia, ngoại giao, quân sự, tài chính, nâng cao dân trí, chính trị - xã hội… đều do Pháp cầm roi chỉ đạo. Nhà cầm quyền lấy cớ tờ báo đăng truyện Hậu Tây du, nói cạnh khoé đến những nhân vật mới trong triều đình Huế phò tá Hoàng đế Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương là những con cưng của Pháp sang Tây… nên đã cho Nam Phong báo tử.
Nhà thơ Tú Mỡ từng hồi ức rằng, dạo ấy báo Phong Hóa liên tục xoáy sâu vào chế nhạo, châm biếm triều đình Nam triều bù nhìn, để quyền lực mất hết vào tay thực dân Pháp. Tiếng là một quốc gia, nhưng triều đình chỉ còn mấy việc là cai quản đám quan lại mũ cánh chuồn, đội lính mặc xà cạp vàng; chăm lo cúng tế; phong hàm cho mấy quan bản xứ, phong sắc cho bách thần... còn chuyện quốc gia, ngoại giao, quân sự, tài chính, nâng cao dân trí, chính trị - xã hội… đều do Pháp cầm roi chỉ đạo. Nhà cầm quyền lấy cớ tờ báo đăng truyện Hậu Tây du, nói cạnh khoé đến những nhân vật mới trong triều đình Huế phò tá Hoàng đế Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương là những con cưng của Pháp sang Tây… nên đã cho Nam Phong báo tử.
Mặc dầu vậy, sau 3 năm ra đời, báo Phong Hóa đã có ảnh hưởng to lớn trong xã hội. Người nông dân không còn sợ hủ lậu cũ, tập tục cũ như trước. Dân trí được nâng lên. Trong đời sống tinh thần dường như có luồng gió mới thổi vào cái xã hội trì trệ từ trước 1932, và đặc biệt tiếng cười của Phong Hóa đã góp phần làm đảo lộn một phần trật tự đời sống:
Lại nói, tờ Phong Hóa hoạt động được khoảng nửa năm và ngày càng phát triển mạnh, khoảng tháng 3 năm 1933, sau số báo xuân Quý Dậu phát hành, Nhất Linh tính về lâu dài, nên quyết định thành lập Tự lực văn đoàn.
Tự lực văn đoàn có một biểu trưng riêng in trên báo Phong Hóa làm dấu hiệu của văn đoàn. Đó là một hình tròn, đóng khung hai chữ T.L xếp thành chữ triện hình chim đại bàng tung cánh bay trên sóng (1933).
Tự lực văn đoàn tôn chỉ trẻ trung, yêu đời, tin ở sự tiến bộ, đăng trên báo Phong Hóa số 87 ngày 2 tháng 3 năm 1933(l) với 10 điều cụ thể.
Đúng như tên gọi, Tự lực văn đoàn là tổ chức văn chương độc lập- với khuynh hướng nghệ thuật riêng:
Chưa dừng ở đó, Phong Hóa còn tiếp tục tấn công vào một thứ văn chương lai căng. Trong bài "Hai cái thái cực" trên Phong Hóa tháng 3 năm 1933, Nhất Linh đã hài hước nhại một câu văn Tàu cổ lỗ:
Nhất Linh nhái tiếp một câu đặc quánh văn Tây:
Đồng thời Nhất Linh chăm lo đến công việc in ấn rất chu đáo từ bìa sách đến nội dung, sao cho sách thì đẹp mà nội dung thì hay có giá trị tư tưởng tốt, không đi chệch hướng tôn chỉ nêu ra. Ngày ấy tranh minh hoạ đều do các hoạ sĩ tài danh đảm nhiệm: Trần Bình Lộc (Nhất Sách), Nguyễn Gia Trí (Rilg), Tô Ngọc Vân (Tô Tử). Trong các Nhà Xuất bản như: Tân Dân, Nam Kỳ, Cộng Lực, Lê Cường, Tân Việt... chẳng nhà nào tranh giành được với Tự lực văn đoàn. Họ lại còn chiêu hiền đãi sĩ, trân trọng những người tài, chứ không như một số nhà khác bắt chẹt những nhà văn mới vào nghề, mua đứt bán đoạn tác phẩm của họ, chỉ trả giá 20 đồng, nhưng in ra bán gấp 10 đến 15 lần... kiếm lời.
Báo Phong Hóa bị đình bản, nhưng Nhất Linh đã có đề phòng, nên chẳng hề nao núng. ông lại cho xuất bản tờ Ngày Nay thay thế. Người đứng đầu Tự lực văn đoàn cho anh em chuyển dần nội dung của Phong Hóa sang Ngày Nay. Trước báo Phong Hóa còn nói chuyện chính trị quốc gia dè dặt, nay báo Ngày Nay viết nhiều bài đanh thép của Hoàng Đạo, Tứ Ly. Họ gộp những nội dung lại thành vấn đề mới mà như cũ. Họ thêm mục mới như "Bức tranh vân đẩu". Báo Ngày Nay là người bạn của mọi tầng lớp bình dân trong nước. Họ tìm thấy nhiều điều cần thiết cho cuộc sống mới, nhằm mở mang dân trí điều mà thực dân Pháp và bọn cường quyền không muốn.
Tự lực văn đoàn có cơ quan ngôn luận là báo Phong Hóa, về sau là tờ Ngày Nay. Lại có Nhà Xuất bản Đời Nay để in ấn tác phẩm của nhóm. Giai đoạn đầu phải in thuê của nhà khác.
Năm 1938 là năm Tự lực văn đoàn làm ăn phát đạt, có số bạn đọc rất đông, có đội ngũ cộng tác viên hùng hậu, giỏi giang, chuyên nghiệp, lành nghề. Chính Tú Mỡ cũng thừa nhận, trước khi viết cho Phong Hóa mới chỉ là học nghề. khi làm báo Phong Hóa là vào nghề, đến báo Ngày Nay thành lành nghề. Do sự nghiệp kinh doanh tiến triển nên Tự lực văn đoàn xây dựng được nhà in riêng. Sự kiện này được công bố lên mặt báo bằng một hình thức thách đối rất sâu sắc mà hóm hỉnh. Vế thách như sau: Ngày Nay ngày nay in nhà in nhà. Tám con chữ, được lặp lại từng đôi một, bốn lần. Hình như đến bây giờ sau bảy chục năm chưa có ai đối lại. Đọc vế ra nghe rối như canh hệ, nhưng bình tâm thì nghĩa của nó chỉ là một thông báo tin vui: Báo Ngày Nay trước phải đi in thuê, đến bây giờ in ấn ngay ở nhà in của nhà mình.
Chỉ sau khoảng một năm làm việc, Nhà Xuất bản Đời Nay tung ra xã hội trên năm mươi nghìn bản tiểu thuyết, trừ hai tập thơ của Tú Mỡ và Thế Lữ. Mỗi đầu sách in từ bốn đến năm nghìn bản vẫn bán hết. Nhất Linh từng học nghề xuất bản tại Pháp, có tài năng quản lý tổ chức đến nỗi các Nhà Xuất bản khác ghen tỵ mà không sao làm được.
"Nhà Xuất bản Đời Nay mở kỷ nguyên cho những cuốn sách trong lịch sử văn học Việt Nam". (Phạm Thế Ngũ - sách đã dẫn).
Trước, văn chương thường tả sự chán đời, khóc than uỷ mị, con người thì dường như bất lực trước cuộc sống, trai gái thất tình tìm cách tự tử để giải thoát. Kể từ khi ra đời, Tự lực văn đoàn đã thổi vào nền văn học nước nhà một sinh khí ấm áp hơn. Số phận con người trong mỗi truyện tuy gặp trắc trở, có đau buồn, tình yêu ngang trái nhưng họ đều quý mạng sống, muốn vươn lên, muốn đoạn tuyệt hiện tại để tìm cuộc sống mới ở phía trước. Những con người rất đáng yêu, đáng trân trọng, như cô hàng xén, hai đứa trẻ, như chị Tý, Liên, Lan trong truyện của Thạch Lam, hoặc trong tác phẩm của Khái Hưng, Nhất Linh, Hoàng Đạo v.v… Vấn đề con người, tự do cá nhân được miêu tả đầy chất nhân văn, tin yêu cuộc sống. Đặc biệt tiếng cười có sức công phá thói hư tật xấu trong xã hội được nở rộ.
Tự lực văn đoàn còn là cái nôi đỡ cho những tài năng văn học nước nhà. Họ đặt ra Giải thưởng văn chương hai năm xét và trao giải một lần. Ban giám khảo gồm các nhà văn trong nhóm. Những tác phẩm phải đi theo khuynh hướng của nhóm mới được đưa vào xét giải.
Năm 1935 không có tác phẩm trúng giải chính thức chỉ có bốn giải khuyến khích, với tổng số tiền 100 đồng chia đều cho bốn tác phẩm. Trong đó có Đỗ Đức Thu với Ba, Phan Văn Dật với Diễm dương trang, Hàn Thế Du với Bóng mây chiều...
Giải thưởng năm 1937 được trao là: Kịch Kim tiền của Vi Huyền Đắc, Bỉ Vỏ của Nguyên Hồng (mỗi giải 50 đồng); Nỗi lòng tiểu thuyết của Nguyễn Khắc Mẫn được giải thưởng 30 đồng. Đặc biệt có một thiếu phụ xin giấu tên là L.D được trao 30 đồng. Riêng Tâm hồn tôi của Nguyễn Bính được Hội đồng đặc biệt khuyến khích. Ngoài ra các tác phẩm được hội đồng chú ý: Bốn Mùa, tiểu thuyết của Nguyễn Trọng Sơn, kịch Hai người trọ học của Nguyễn Đại Thanh, tiểu thuyết Hy sinh của Phạm Ngọc Khôi và Ngược dòng, tiểu thuyết của Nguyễn Lân.
Đến năm 1939, Tự lực văn đoàn lại trao giải thưởng cho cuốn tiểu thuyết Làm lẽ của Mánh Phú Tư, Cái nhà gạch của Kim Hà (mỗi giải 100 đồng). Về thơ trao giải cho tập Bức tranh quê của Anh Thơ và Nghẹn ngào của Tế Hanh… Ngoài ra còn một số tác phẩm khác được Ban giám khảo khen trên giấy, được gửi đến tận tay các tác giả.
Có thể nói rằng nhiều cây bút từng lọt vào mắt xanh của Tự lực văn đoàn thời kỳ ấy, đã thành nhà thơ, nhà văn nổi tiếng sau này.
Ngoài làm văn chương, trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ, Tự lục văn đoàn có ý tưởng cải cách xã hội, lập Hội ánh sáng, làm nhà lá sáng sủa cho dân nghèo thuê giá rẻ, và tổ chức chợ phiên, diễn kịch lấy tiền cứu tế dân bị lũ lụt.
Nòng cốt Tự lực văn đoàn ban đầu là những nhà văn trong tòa soạn báo Phong Hóa do Nhất Linh là Giám đốc đoàn, tất cả 6 người. Sau nhiều lần bổ sung, cuối cùng văn đoàn có tám người, gọi là bát tú (tám ngôi sao).
------------------------------
(1) Giáo sư Văn Tạo trong tạp chí Khoa học và Tổ quốc, số xuân Bính Tuất cho rằng, tôn chỉ Tự lực văn đoàn đăng trên Phong Hóa số 101, ngày 8-6-1934.
Nguồn: Anh em nhà Nguyễn Tường Tam "Nhất Linh" ánh sáng và bóng tối - NXB Thanh niên
Nguồn: ChúngTa - 03:38' CH - Thứ năm, 22/10/2015 Cụ Nguyễn Văn Tố phải cắt bỏ búi tóc; Tản Đà hết ngông hết mộng, đóng cửa An Nam tạp chí, Nguyễn Văn Vĩnh đình Niên lịch thông thư. Tờ Nam Phong, thành trì của văn hoá cũ, không chịu nổi những nhát dao cạo của Phong Hóa đành để sụp đổ. Những hý hoạ phát hành khắp Bắc Trung Nam chỉ cho người ta thế nào là nhà quê, là hủ lậu, thế nào là văn minh là tân tiến và thúc đấy họ trút bỏ những tập tục cũ. (Phạm Thế Ngũ - sách đã dẫn).
Lại nói, tờ Phong Hóa hoạt động được khoảng nửa năm và ngày càng phát triển mạnh, khoảng tháng 3 năm 1933, sau số báo xuân Quý Dậu phát hành, Nhất Linh tính về lâu dài, nên quyết định thành lập Tự lực văn đoàn.
Tự lực văn đoàn có một biểu trưng riêng in trên báo Phong Hóa làm dấu hiệu của văn đoàn. Đó là một hình tròn, đóng khung hai chữ T.L xếp thành chữ triện hình chim đại bàng tung cánh bay trên sóng (1933).
Tự lực văn đoàn tôn chỉ trẻ trung, yêu đời, tin ở sự tiến bộ, đăng trên báo Phong Hóa số 87 ngày 2 tháng 3 năm 1933(l) với 10 điều cụ thể.
Đúng như tên gọi, Tự lực văn đoàn là tổ chức văn chương độc lập- với khuynh hướng nghệ thuật riêng:
"Dùng một lối văn giản dị dễ hiểu, ít chữ Nho, một lối văn thật sự có tính cách An Nam, ... lúc nào cũng mới, trẻ, yêu đời có chí phấn đấu và tin ở sự tiến bộ ". Vì thế báo Phong Hóa đả kích kịch liệt bất kỳ ai đi ngược xu hướng đó. Số 15 ra ngày 29-9-1932 có bài chê ông Phó bảng Hoàng Tăng Bí, viết báo Trung Bắc tân văn là văn khó tiêu như trứng vịt, hoặc Việt Sinh châm biếm loại văn chương chỉ biết "khóc, khóc một giọng rên ư ử từ ngàn xưa". Các nhà văn tự lực văn đoàn còn tỉ mỉ thống kê để minh chứng rằng Tương Phố nghèo nàn ngôn ngữ đến nỗi trong một bài Giọt lệ thu có bốn trang giấy đã dùng 61 từ "ôi, than ôi, lệ". Kể cả Nguyễn Trọng Thuật, tác giả Quả dưa đỏ cũng bị chỉ trích như một con lừa chưa thuộc ngữ pháp (?).
Chưa dừng ở đó, Phong Hóa còn tiếp tục tấn công vào một thứ văn chương lai căng. Trong bài "Hai cái thái cực" trên Phong Hóa tháng 3 năm 1933, Nhất Linh đã hài hước nhại một câu văn Tàu cổ lỗ:
"Bỉ nhân trầm tư mặc tưởng nghiên cứu về cái thâm ý đại nghĩa của nhân thế sau khi đã biện phục...vào những lý thuyết của các triết học thì phải phục nhận rằng nhân thế là một gang tay là bạch câu quá khích vậy".
Nhất Linh nhái tiếp một câu đặc quánh văn Tây:
"Cảm tình ta như nôn nao như xoáy tận đáy cõi lòng, tư tưởng ta như nẩy phăng ra ngoài óc, tim ta hồi hộp muốn phá tan lồng ngực nhảy ra ngoài"...
Đồng thời Nhất Linh chăm lo đến công việc in ấn rất chu đáo từ bìa sách đến nội dung, sao cho sách thì đẹp mà nội dung thì hay có giá trị tư tưởng tốt, không đi chệch hướng tôn chỉ nêu ra. Ngày ấy tranh minh hoạ đều do các hoạ sĩ tài danh đảm nhiệm: Trần Bình Lộc (Nhất Sách), Nguyễn Gia Trí (Rilg), Tô Ngọc Vân (Tô Tử). Trong các Nhà Xuất bản như: Tân Dân, Nam Kỳ, Cộng Lực, Lê Cường, Tân Việt... chẳng nhà nào tranh giành được với Tự lực văn đoàn. Họ lại còn chiêu hiền đãi sĩ, trân trọng những người tài, chứ không như một số nhà khác bắt chẹt những nhà văn mới vào nghề, mua đứt bán đoạn tác phẩm của họ, chỉ trả giá 20 đồng, nhưng in ra bán gấp 10 đến 15 lần... kiếm lời.
Báo Phong Hóa bị đình bản, nhưng Nhất Linh đã có đề phòng, nên chẳng hề nao núng. ông lại cho xuất bản tờ Ngày Nay thay thế. Người đứng đầu Tự lực văn đoàn cho anh em chuyển dần nội dung của Phong Hóa sang Ngày Nay. Trước báo Phong Hóa còn nói chuyện chính trị quốc gia dè dặt, nay báo Ngày Nay viết nhiều bài đanh thép của Hoàng Đạo, Tứ Ly. Họ gộp những nội dung lại thành vấn đề mới mà như cũ. Họ thêm mục mới như "Bức tranh vân đẩu". Báo Ngày Nay là người bạn của mọi tầng lớp bình dân trong nước. Họ tìm thấy nhiều điều cần thiết cho cuộc sống mới, nhằm mở mang dân trí điều mà thực dân Pháp và bọn cường quyền không muốn.
Tự lực văn đoàn có cơ quan ngôn luận là báo Phong Hóa, về sau là tờ Ngày Nay. Lại có Nhà Xuất bản Đời Nay để in ấn tác phẩm của nhóm. Giai đoạn đầu phải in thuê của nhà khác.
Năm 1938 là năm Tự lực văn đoàn làm ăn phát đạt, có số bạn đọc rất đông, có đội ngũ cộng tác viên hùng hậu, giỏi giang, chuyên nghiệp, lành nghề. Chính Tú Mỡ cũng thừa nhận, trước khi viết cho Phong Hóa mới chỉ là học nghề. khi làm báo Phong Hóa là vào nghề, đến báo Ngày Nay thành lành nghề. Do sự nghiệp kinh doanh tiến triển nên Tự lực văn đoàn xây dựng được nhà in riêng. Sự kiện này được công bố lên mặt báo bằng một hình thức thách đối rất sâu sắc mà hóm hỉnh. Vế thách như sau: Ngày Nay ngày nay in nhà in nhà. Tám con chữ, được lặp lại từng đôi một, bốn lần. Hình như đến bây giờ sau bảy chục năm chưa có ai đối lại. Đọc vế ra nghe rối như canh hệ, nhưng bình tâm thì nghĩa của nó chỉ là một thông báo tin vui: Báo Ngày Nay trước phải đi in thuê, đến bây giờ in ấn ngay ở nhà in của nhà mình.
Chỉ sau khoảng một năm làm việc, Nhà Xuất bản Đời Nay tung ra xã hội trên năm mươi nghìn bản tiểu thuyết, trừ hai tập thơ của Tú Mỡ và Thế Lữ. Mỗi đầu sách in từ bốn đến năm nghìn bản vẫn bán hết. Nhất Linh từng học nghề xuất bản tại Pháp, có tài năng quản lý tổ chức đến nỗi các Nhà Xuất bản khác ghen tỵ mà không sao làm được.
"Nhà Xuất bản Đời Nay mở kỷ nguyên cho những cuốn sách trong lịch sử văn học Việt Nam". (Phạm Thế Ngũ - sách đã dẫn).
Trước, văn chương thường tả sự chán đời, khóc than uỷ mị, con người thì dường như bất lực trước cuộc sống, trai gái thất tình tìm cách tự tử để giải thoát. Kể từ khi ra đời, Tự lực văn đoàn đã thổi vào nền văn học nước nhà một sinh khí ấm áp hơn. Số phận con người trong mỗi truyện tuy gặp trắc trở, có đau buồn, tình yêu ngang trái nhưng họ đều quý mạng sống, muốn vươn lên, muốn đoạn tuyệt hiện tại để tìm cuộc sống mới ở phía trước. Những con người rất đáng yêu, đáng trân trọng, như cô hàng xén, hai đứa trẻ, như chị Tý, Liên, Lan trong truyện của Thạch Lam, hoặc trong tác phẩm của Khái Hưng, Nhất Linh, Hoàng Đạo v.v… Vấn đề con người, tự do cá nhân được miêu tả đầy chất nhân văn, tin yêu cuộc sống. Đặc biệt tiếng cười có sức công phá thói hư tật xấu trong xã hội được nở rộ.
Tự lực văn đoàn còn là cái nôi đỡ cho những tài năng văn học nước nhà. Họ đặt ra Giải thưởng văn chương hai năm xét và trao giải một lần. Ban giám khảo gồm các nhà văn trong nhóm. Những tác phẩm phải đi theo khuynh hướng của nhóm mới được đưa vào xét giải.
Năm 1935 không có tác phẩm trúng giải chính thức chỉ có bốn giải khuyến khích, với tổng số tiền 100 đồng chia đều cho bốn tác phẩm. Trong đó có Đỗ Đức Thu với Ba, Phan Văn Dật với Diễm dương trang, Hàn Thế Du với Bóng mây chiều...
Giải thưởng năm 1937 được trao là: Kịch Kim tiền của Vi Huyền Đắc, Bỉ Vỏ của Nguyên Hồng (mỗi giải 50 đồng); Nỗi lòng tiểu thuyết của Nguyễn Khắc Mẫn được giải thưởng 30 đồng. Đặc biệt có một thiếu phụ xin giấu tên là L.D được trao 30 đồng. Riêng Tâm hồn tôi của Nguyễn Bính được Hội đồng đặc biệt khuyến khích. Ngoài ra các tác phẩm được hội đồng chú ý: Bốn Mùa, tiểu thuyết của Nguyễn Trọng Sơn, kịch Hai người trọ học của Nguyễn Đại Thanh, tiểu thuyết Hy sinh của Phạm Ngọc Khôi và Ngược dòng, tiểu thuyết của Nguyễn Lân.
Đến năm 1939, Tự lực văn đoàn lại trao giải thưởng cho cuốn tiểu thuyết Làm lẽ của Mánh Phú Tư, Cái nhà gạch của Kim Hà (mỗi giải 100 đồng). Về thơ trao giải cho tập Bức tranh quê của Anh Thơ và Nghẹn ngào của Tế Hanh… Ngoài ra còn một số tác phẩm khác được Ban giám khảo khen trên giấy, được gửi đến tận tay các tác giả.
Có thể nói rằng nhiều cây bút từng lọt vào mắt xanh của Tự lực văn đoàn thời kỳ ấy, đã thành nhà thơ, nhà văn nổi tiếng sau này.
Ngoài làm văn chương, trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ, Tự lục văn đoàn có ý tưởng cải cách xã hội, lập Hội ánh sáng, làm nhà lá sáng sủa cho dân nghèo thuê giá rẻ, và tổ chức chợ phiên, diễn kịch lấy tiền cứu tế dân bị lũ lụt.
Nòng cốt Tự lực văn đoàn ban đầu là những nhà văn trong tòa soạn báo Phong Hóa do Nhất Linh là Giám đốc đoàn, tất cả 6 người. Sau nhiều lần bổ sung, cuối cùng văn đoàn có tám người, gọi là bát tú (tám ngôi sao).
------------------------------
(1) Giáo sư Văn Tạo trong tạp chí Khoa học và Tổ quốc, số xuân Bính Tuất cho rằng, tôn chỉ Tự lực văn đoàn đăng trên Phong Hóa số 101, ngày 8-6-1934.
Nguồn: Anh em nhà Nguyễn Tường Tam "Nhất Linh" ánh sáng và bóng tối - NXB Thanh niên
Khúc Hà Linh
0 comments: