PH190 - Tam anh chiến nhất Bố
14:00:00Tam anh chiến nhất Bố
Nguồn: Báo Phong hóa số 190 - 05/06/1936, Tr. 09.
Trích Đi tìm gốc gác Lý Toét, Xã Xệ - Phạm Thảo Nguyên, Diễn Đàn Forum.
[...]
Ngày 5-6-1936, Phong Hóa số 190 đăng một tranh Lý Toét vẽ nhái theo chuyện “Tam anh chiến Lã Bố” của Tam Quốc Chí, rất đẹp, không có chữ ký họa sĩ. Ngắm nét bút đặc biệt sống động, ta có thể nhận ra họa sĩ vẽ tranh là Tô Tử tức Tô Ngọc Vân, một trong những họa sĩ chính của Phong Hóa thời đó. Theo thông lệ, các tranh khôi hài thường được mang ra bàn luận trong giờ làm việc chung của cả tòa soạn. Một bức tranh nhiều ẩn ý sâu xa, mà không ký tên tác giả chắc là do sự góp ý của nhiều thành viên tòa soạn.
Ngày 5-6-1936, Phong Hóa số 190 đăng một tranh Lý Toét vẽ nhái theo chuyện “Tam anh chiến Lã Bố” của Tam Quốc Chí, rất đẹp, không có chữ ký họa sĩ. Ngắm nét bút đặc biệt sống động, ta có thể nhận ra họa sĩ vẽ tranh là Tô Tử tức Tô Ngọc Vân, một trong những họa sĩ chính của Phong Hóa thời đó. Theo thông lệ, các tranh khôi hài thường được mang ra bàn luận trong giờ làm việc chung của cả tòa soạn. Một bức tranh nhiều ẩn ý sâu xa, mà không ký tên tác giả chắc là do sự góp ý của nhiều thành viên tòa soạn.
Theo sách Tam Quốc Chí, vào đầu công nguyên ba nước Ngụy, Thục, Ngô chia nhau nước Tầu, tranh giành quyền lực, gây chiến tranh dài cả trăm năm. Trong một trận đánh quyết liệt, tam anh, Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi, nước Thục, cùng nhau vây đánh Lã Bố, nước Ngụy. Lã Bố tuy là đại tướng nổi tiếng vô địch, nhưng mãnh hổ nan địch quần hồ, đã thua. Truyện này rất phổ thông ở Việt Nam, trước đây gần như ai cũng biết. Trong các buổi diễn tuồng cổ, màn này thường được trình bầy rất sôi nổi, các diễn viên hóa trang kiểu xưa, mặt mày tô màu xanh đỏ rực rỡ, áo mũ tuồng lộng lẫy xênh xang, biểu diễn múa võ cao cường, trong tiếng chiêng trống rộn ràng, và nhiều khi cả tiếng la hét cổ vũ của người xem.
Bức tranh này vẽ: “ba con chó cắn bố Lý Toét”, có con trai Lý Toét đứng ngoài xem, dơ tay múa chân reo hò: “A ha! Tam anh chiến nhất Bố!”
Thật là một câu dùng điển Tam Quốc “Tam anh chiến Lã Bố” để ví tuyệt hay. Tuyệt hay, vì hai câu có cấu trúc hoàn toàn giống nhau, diễn tả hai trận đánh hoàn toàn khác nhau. Do cách dùng hai nghĩa của chữ “Bố”: Bố là tên của đại tướng nước Tầu: Lã Bố, mà “bố” cũng là bố của đứa con đang đứng ngoài dơ chân múa tay reo hò.
Đọc câu điển Tam Quốc, ta chỉ cần thay chữ “Lã” bằng chữ “nhất” là biến thành câu ví, câu reo của con Lý Toét: Chuyện chiến đấu hào hùng trong sử Tầu biến thành chuyện Lý Toét la ó chống chọi với ba con chó dữ. Nó làm người xem tranh cảm được ngay, và cũng đau nhói lòng ngay, vì thấy đứa con trai reo hò vui thích trước sự nguy khốn của bố mình. Đó là:
Trong cảnh tình như thế, bố Lý Toét làm sao sống nổi! Than ôi! Đó cũng là tiếng kêu cứu của Phong Hóa! Trùng hợp làm sao, đúng lúc đó thực dân kiểm duyệt đóng cửa báo. Báo Phong Hóa bị chết ngay sau số 190 này (05/06/1936) !
May thay, báo Ngày Nay hãy còn giấy phép, (Ngày Nay là báo dự phòng của TLVĐ, do Nguyễn Tường Cẩm, anh ruột Nguyễn Tường Tam, một công chức, đứng tên, NN số 1 ra ngày 30/01/1935) nên Tự Lực Văn Đoàn còn hoạt động thêm được mấy năm nữa. Lý Toét còn tiếp tục sống, tiếp tục kể chuyện đời trên báo.
[...]
Bức tranh này vẽ: “ba con chó cắn bố Lý Toét”, có con trai Lý Toét đứng ngoài xem, dơ tay múa chân reo hò: “A ha! Tam anh chiến nhất Bố!”
Thật là một câu dùng điển Tam Quốc “Tam anh chiến Lã Bố” để ví tuyệt hay. Tuyệt hay, vì hai câu có cấu trúc hoàn toàn giống nhau, diễn tả hai trận đánh hoàn toàn khác nhau. Do cách dùng hai nghĩa của chữ “Bố”: Bố là tên của đại tướng nước Tầu: Lã Bố, mà “bố” cũng là bố của đứa con đang đứng ngoài dơ chân múa tay reo hò.
Đọc câu điển Tam Quốc, ta chỉ cần thay chữ “Lã” bằng chữ “nhất” là biến thành câu ví, câu reo của con Lý Toét: Chuyện chiến đấu hào hùng trong sử Tầu biến thành chuyện Lý Toét la ó chống chọi với ba con chó dữ. Nó làm người xem tranh cảm được ngay, và cũng đau nhói lòng ngay, vì thấy đứa con trai reo hò vui thích trước sự nguy khốn của bố mình. Đó là:
- Con vô cảm, vô ý thức hay còn quá trẻ dại không biết rằng bố đang lâm nguy bởi ba con chó dữ tấn công? Cùng lúc, nó nhắc người xem tranh:
Lý Toét có mặt trên Phong Hóa từ số đầu tới nay, Lý Toét tượng trưng cho Phong Hóa:
- Độc giả có biết rằng báo Phong Hóa đang trong cơn khốn khó, có cơ nguy bị Pháp đóng cửa, rút giấy phép vĩnh viễn bất cứ lúc nào? (như rất nhiều báo thời đó, không được giải thích tại sao)
Lý Toét, nhân vật thấm đẫm đặc tính dân tộc, những xấu tốt của vốn cổ, tượng trưng cho đất nước lúc này:
- Quốc dân có biết rằng đất nước mất chủ quyền, đang bốn bề thọ địch? (‘Địch” là thực dân Pháp, là sự ngu tối, dốt nát của đại đa số dân chúng, là sự chia rẽ của các đảng phái trong nước, nguy cơ nội chiến…)
Trong cảnh tình như thế, bố Lý Toét làm sao sống nổi! Than ôi! Đó cũng là tiếng kêu cứu của Phong Hóa! Trùng hợp làm sao, đúng lúc đó thực dân kiểm duyệt đóng cửa báo. Báo Phong Hóa bị chết ngay sau số 190 này (05/06/1936) !
May thay, báo Ngày Nay hãy còn giấy phép, (Ngày Nay là báo dự phòng của TLVĐ, do Nguyễn Tường Cẩm, anh ruột Nguyễn Tường Tam, một công chức, đứng tên, NN số 1 ra ngày 30/01/1935) nên Tự Lực Văn Đoàn còn hoạt động thêm được mấy năm nữa. Lý Toét còn tiếp tục sống, tiếp tục kể chuyện đời trên báo.
[...]
Trích Câu chuyện Tự Lực Văn Đoàn, và những điều chưa nói (31/07/2013)
[...]
Sau Phong Hoá số 190 ngày 5/6/1936, báo bị đóng cửa rút giấy phép vĩnh viễn, không lý do. Chúng tôi cho rằng nguyên nhân cuối cùng đưa đến hình phạt tối hậu này là do bức tranh « Tam anh chiến nhất bố» trong số báo này.
Sau bao năm tháng chơi mèo rình chuột, thực dân Pháp cho rằng Phong Hoá đã dám hé tới điều cấm kỵ: Trong bức tranh này, Lý Toét, biểu hiệu dân tộc Việt, đang bị ba con chó tấn công xâu xé, mà con dân không hiểu, đứng reo hò bên cạnh! Những con chó đó là kẻ thù của dân Việt, là «mẫu quốc» chứ ai! Báo đã ra lọt, độc giả dân chúng thời đó, cũng như hậu thế chúng ta sau này, đã được coi tranh. Nhưng Phong Hoá không thoát khỏi sự trả thù của Tây, đã bị đóng cửa hẳn.
(Bức tranh không có chữ ký, có nghĩa là hoạ sĩ vẽ theo ý kiến của cả toà soạn. Ngoài ẩn ý chính trị chửi Tây, tiêu đề “Tam anh chiến nhất Bố” còn là một ý tưởng đùa giỡn trong văn chương tuyệt hay. Tam anh chiến Lã Bố là tên trận dũng chiến của đại tướng Lã Bố chống lại ba anh hùng Lưu Quan Trương trong sử Tầu thời Tam Quốc. Chỉ cần “nói trẹo” đi một chữ “Lã” thành “Nhất”, thì các anh hùng trong sử Tầu hoá thành Lý Toét đánh nhau với 3 con chó ngay!).
Sau Phong Hoá số 190 ngày 5/6/1936, báo bị đóng cửa rút giấy phép vĩnh viễn, không lý do. Chúng tôi cho rằng nguyên nhân cuối cùng đưa đến hình phạt tối hậu này là do bức tranh « Tam anh chiến nhất bố» trong số báo này.
Sau bao năm tháng chơi mèo rình chuột, thực dân Pháp cho rằng Phong Hoá đã dám hé tới điều cấm kỵ: Trong bức tranh này, Lý Toét, biểu hiệu dân tộc Việt, đang bị ba con chó tấn công xâu xé, mà con dân không hiểu, đứng reo hò bên cạnh! Những con chó đó là kẻ thù của dân Việt, là «mẫu quốc» chứ ai! Báo đã ra lọt, độc giả dân chúng thời đó, cũng như hậu thế chúng ta sau này, đã được coi tranh. Nhưng Phong Hoá không thoát khỏi sự trả thù của Tây, đã bị đóng cửa hẳn.
(Bức tranh không có chữ ký, có nghĩa là hoạ sĩ vẽ theo ý kiến của cả toà soạn. Ngoài ẩn ý chính trị chửi Tây, tiêu đề “Tam anh chiến nhất Bố” còn là một ý tưởng đùa giỡn trong văn chương tuyệt hay. Tam anh chiến Lã Bố là tên trận dũng chiến của đại tướng Lã Bố chống lại ba anh hùng Lưu Quan Trương trong sử Tầu thời Tam Quốc. Chỉ cần “nói trẹo” đi một chữ “Lã” thành “Nhất”, thì các anh hùng trong sử Tầu hoá thành Lý Toét đánh nhau với 3 con chó ngay!).
Nhất Linh đoán biết sẽ có ngày Phong Hoá bị giết chết. Nên đã phòng hờ. Ông nhờ anh ruột là Nguyễn Tường Cẩm, một công chức, xin ra báo Ngày Nay từ 31/1/1935. Ban đầu, báo Ngày Nay rất hiền lành, chuyên về văn hoá, thử nghiệm ảnh mỹ thuật và phóng sự thực tế. Tuy lỗ vốn, báo vẫn được giữ cho sống lai rai tới khi Phong Hoá mất. Lập tức, toàn lực Tự Lực Văn Đoàn và cộng sự viên quay sang làm việc cho Ngày Nay, làm Ngày Nay trở thành một Phong Hoá thứ hai, lừng lẫy, hiện đại hơn nữa.
[...]
[...]
0 comments: