PH151, 155... - Truyện quan Bang Bạnh




Bang Bạnh - Xã Xệ - Lý Toét - Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.
Bang Bạnh - Xã Xệ - Lý Toét là nhan đề hậu thế đặt cho chùm biếm họa về bộ ba chức dịch quê mùa xuất hiện trên báo chí Bắc Kỳ thập niên 1930, ngày nay được học giới coi là hiện tượng văn hóa khá lạ trong giai đoạn đầu thế kỷ XX.
[...]
Lai lịch
Nội cái tên đã hàm nghĩa Bang Bạnh - Xã Xệ - Lý Toét đều thuộc giới chức dịch nhà quê, mà những mẩu truyện quanh họ thường để biếm trích xã hội Đông Dương, không từ bất cứ đẳng cấp nào.

Lý Toét: Một ông lý trưởng cao gầy, búi tó củ hành, râu ria lởm chởm, mặt mày khắc khổ, mồm rộng tới mang tai, đầu đội khăn xếp, áo dài, tay luôn cầm ô, đôi giày chuyên cắp nách vì sợ mòn, đi đứng cứ lom khom vì tuổi tác hoặc vì ươn hèn. Toét ta thường cố làm vẻ đạo mạo, nhưng lại là kẻ vô cùng lém lỉnh, khi lỡm quan trên lúc xỏ người dưới, đặc biệt rất thích chửi "ông Tây", "thói người Tây".
Xã Xệ: Lùn tịt, béo tròn, đầu trọc lốc có độc sợi tóc, má phính, rẩu mỏ. Y là hạng người vô học rỗi nghề, ngây ngô, kệch cỡm nhưng thỉnh thoảng diện vét đàng hoàng, ưa làm sang như người Tây. Tuy chức danh có vẻ ngang hàng Lý Toét nhưng lại vô thực vì chỉ là mua cho oai với làng nước.
Bang Bạnh: Có vai trò quân bình vóc dáng và tính tình của hai nhân vật còn lại, trừ cặp mắt lươn ti hí. Y vốn làm nghề hộ đê vì có tật ngủ đứng, hễ đâu có việc là xấn xổ đặng húp phần. Tên y là Biện, được phong chức bang tá nhưng người làng đọc trại Bang Bạnh để lỡm. Nguyên khi bà mẹ trở dạ, mơ thấy thần nhân cho cái thang gãy, thế là chửa ra y. Đây là nhân vật hiếm khi xuất hiện trên báo nhất, có thể vì đặc điểm kém hoạt kê và bị độc giả ghét nhất.

Ngoài Lý Toét mà đa số nghiên cứu gia khẳng định tác giả là Đông Sơn, thì Xã Xệ và Bang Bạnh được họa sĩ Nguyễn Gia Trí cùng bạn bè xác nhận ông là tác giả với bút danh Rigt.

Hình tượng Lý Toét ban đầu do Nhất Linh vẽ, Nguyễn Gia Trí có sửa đôi chút. Còn Xã Xệ và Bang Bạnh do Nguyễn Gia Trí nghĩ kiểu.

— Nguyễn Tường Bách
Tuy nhiên, theo di cảo của ông Nguyễn Tường Tam:

Bút Sơn ở Saigon (người đẻ ra Xã Xệ), tên thật chưa biết. Xin ông Bút Sơn (nếu ông còn sống) hoặc các bạn, cho biết tên thật.

— Trích Đời làm báo


Ai là “cha đẻ” của Lý Toét – Xã Xệ - Bang Bạnh? - Lê Văn Nghệ, Báo Công an nhân dân điện tử 23/08/2017.
[...]
Còn nhân vật Bang Bạnh thì sao?

Bấy giờ, báo chí đưa tin: có lão Bang tá nọ ở Vinh, lúc vào một hiệu buôn, người thư ký cửa hiệu sau khi lễ phép chào hỏi rồi ngồi xuống ghế. Lập tức, anh ta ăn một cú tát như trời giáng của Bang tá vì... dám ngồi ngang hàng với lão. Trên báo Phong Hóa số 151 (ngày 31-8-1935), nhà văn Thạch Lam có phê phán sâu cay trong chuyên mục Bức tranh vân cẩu.

Danh họa Tô Ngọc Vân (bút danh Tô Tử) đã vẽ tranh minh họa chân dung: một ông quan béo ục ịch, mặc áo dài trắng, khăn đóng trắng, mặt tròn, mép và cằm có 3 sợi râu, mắt ti hí, ngực đeo bài ngà, chân đi giày, tay cầm roi.

Chưa hết, ngay dưới bài viết trên còn là 4 tranh liên hoàn Truyện quan Bang Bạnh kể chuyện quan đi xe ô tô, ngồi ở đâu cũng ngang hàng, hoặc dưới tài xế, bực quá, quan chọn cách... ngồi trên mui xe ngay trên đầu tài xế!

Khác với sự ra đời của Lý Toét, Xã Xệ, lần này TLVĐ quyết định cho nhân vật của mình có lý lịch hẳn hoi. Do đó, từ số báo 155 (27-9-1935) Tô Tử vẽ truyện tranh 2 kỳ về "sự tích" ra đời của Bang Bạnh. Sau đây là lời dẫn trong tranh:

"Trước khi Bang Bạnh ra đời, bà mẹ nằm ngủ thấy một ông thần biếu bà một cái thang gãy. Mấy hôm sau... Ông đốc Xã Xệ ở phòng đẻ ghé đầu báo tin bà Bạnh sinh con trai. Đứa trẻ sinh ra không thích chơi búp bê hay chơi trống bỏi, chỉ thích chơi roi mây.

Nó không khóc một tiếng nào, mỗi khi đòi ăn nó chỉ quát và giơ roi lên. Nó không bao giờ chịu đặt nằm hay để người ta ẵm ngang; mỗi khi nguời ta để ngang hàng chân nó với đầu nó là nó quát ầm nhà. Vì vậy nên từ lúc lọt lòng nó chỉ ngủ đứng. Vì có cái nết ngủ đúng nên Bạnh được làng bầu ra làm trương tuần.

Anh ta làm hết phận sự một cách dễ dàng vì tối nào anh ta cũng chỉ việc ra ngủ ở đầu làng. Cướp không dám béng mảng. Vì thế năm sau được bầu làm chánh tổng.

Một đêm mùa nước, chánh Bạnh coi đê mệt quá ngủ... Ông sứ đi tuần đêm thấy trời tảng sáng mà chánh Bạnh còn sừng sững đứng trên đê. Hôm sau, chánh Bạnh nhận được giấy ông sứ đã giật mình... giở ra mới biết thăng Bang tá, vì đã hết lòng làm việc - ông bắt đầu có cái tên Bang Bạnh từ đó".

Tựa như Lý Toét - Xã Xệ, với nhân vật "sinh sau đẻ muộn" này, Phong Hóa lại kêu gọi bạn đọc cùng tham gia "chung vui". May mắn, lần này nó cũng được các danh họa, bạn đọc sử dụng trong các tình huống hài hước, châm biếm từ tranh vẽ đến các mẩu chuyện cười.

Ngày 31-8-1935 là ngày "khai sinh" của Bang Bạnh với "cha đẻ" Tô Ngọc Vân, Thạch Lam là người đặt tên.

Thật ra, từ xưa đến nay, các nhà báo Việt Nam đều nỗ lực tạo ra những nhân vật điển hình như thế, có thể kể đến những Vá, Vếu, cậu Ấm, cô Chiêu (trước 1945); anh Tám Sạc Ne, Bé Ngôn, Bé Luận, Tổng Thẹo... (trước 1975); sau này là gia đình Hai Nhái, Linda Kiều; Gia đình bé Kiến v.v... Nhưng những nhân vật đó vẫn chưa tạo được nét điển hình để đi sâu vào trí nhớ của công chúng.

Có thể nói Lý Toét - Xã Xệ - Bang Bạnh đã trở thành điển hình của "nhân vật điển hình" - mà báo Phong Hóa gọi bộ "tam đa" không thể tách rời khi nhìn về tính cách tiêu biểu của nông dân người Việt trước Cách mạng tháng Tám.

Sự thành công chói lọi, rực rỡ của nó vẫn còn là bài học, thử thách cho các họa sĩ biếm và nền báo chí trào phúng hiện nay. Sự thành công do đâu?

Tất nhiên có nhiều lý do, riêng từ góc độ chuyên môn họa sĩ Lý Trực Dũng kết luận rất chính xác: "không phải do một mà nhiều họa sĩ vẽ, nhưng luôn giữ đúng hình hài đặc trưng ban đầu của nhân vật. Đó là cách tác nghiệp rất hiện đại, hiệu quả của các họa sĩ vẽ tranh biếm họa nhiều kỳ mà ngày nay gọi là teamwork" (SĐD, tr.16).


Lý Toét- Xã Xệ: Nạn nhân hay chứng nhân? - Lý Trực Dũng, Báo Điện tử Thể thao & Văn hóa, TTXVN Thứ Ba 08/07/2008.
[...]
Ngoài Lý Toét - Xã Xệ, nhân vật biếm họa Bang Bạnh, một thằng cha đáng ghét chẳng có chút tài cán gì được phong quan nhờ cái tật ngủ đứng đúng như cái tranh sự ra đời của Bang Bạnh do HS Tô Tử (Tô Ngọc Vân) vẽ, lúc nào cũng ra oai, lên mặt đáng ghét, chuyên nịnh Tây bắt nạt dân đen, chính là biểu hiện rõ rệt tư tưởng chống đối chế độ quan lại phong kiến thối nát của Tự lực Văn đoàn.


Một góc văn học bị bỏ quên: hai nhân vật Lý Toét và Xã Xệ - Nguyễn Văn Lục, Talawas, 01/03/2004.
[...]
Về nguồn gốc của Lý Toét và Xã Xệ

Nhiều người có thể lầm cho rằng hai nhân vật này có mặt đầu tiên trên tờ Phong Hóa trước khi có tờ Ngày Nay của TLVĐ. Không phải vậy. Tưởng thế là lầm. Hai ông có mặt trong một vở gọi là Chèo cải luơng vào khoảng năm 1930. Lúc đó Lý Toét lại đóng vai ông Lý Đình Dù. Lý Đình Dù tức là ông lý trưởng làng Đình Dù. Chức lý trưởng, xã trưởng chỉ thuộc tổ chức hành chánh miền Bắc mà thôi, trong Nam không có chức như thế. Ông lý trưởng đại diện trung gian giữa chính quyền cấp trên và dân làng ở dưới, dưới lý trưởng có phó lý, có mộc triện và có bọn khán thủ, trương tuần lo việc tuần phu, canh gác an ninh và đề phòng trộm cướp. Cứ như thế thì mọi việc trên làng, trên dưới một tay lý trưởng, trên đội dưới đạp. Từ việc ăn uống an ninh, nhất là thuế má, một tay lý trưởng cả. Trên là bọn chánh phó tổng đến các ông tiên chỉ, thứ chỉ. Chức xã trưởng chỉ là chức vị mà người ta có thể bỏ tiền ra mua, mua rồi thì miễn phu phen tạp dịch. Làng có đình đám thì được ngồi chiếu trên.

Đến thời Pháp thuộc thì có cải tổ hành chánh, có hội đồng xã với xã trưởng, bên cạnh có ông hương sư lo việc dạy học và ông thủ bạ lo việc sổ sách. Câu hỏi đặt ra ở đây, thế thì hà cớ gì người ta lại mang ông ra làm trò giễu cợt. Thói thường dân chỉ biết có ông, thu thuế cũng ông nên cứ ông mà ghét mà oán mà thật ra ông chỉ là tà lọt cho ở trên chỉ đâu đánh đó. Ông là thiểu số so với dân làng. Không có thiểu số một bên, đa số một phía, không có trào phúng. Ông trở thành đối tượng cho người ta chê cười, đùa nghịch giễu cợt cũng như anh mõ. Cho dù thế nào đi nữa, cũng phải tìm ra một nhân vật tế thần. Chọn ông là phải, vừa được nhiều người biết và nhất là nhiều người ghét, đồng thời ông là biểu tượng cuối cùng của cái còn sót lại như cái gai cần phải nhổ. Ông chạy đi đường nào được. Không chọn ông thì chọn ai.

Trong dân gian nói chung, người ta thường chỉ nói tới hai ông Lý Toét và Xã Xệ làm ta mường tượng đến Laurel, Hardy về cái vẻ bề ngoài. Một anh mập phì, một anh gầy bé. Cũng đúng đấy. Nhưng thật ra, thời đó còn một nhân vật nữa mà đại đa số chúng ta đã quên, quên đứt mất. Tôi xin giúp ông đội mồ sống lại và phục hoạt danh giá cho ông. Ông là ai, thưa là ông Bang Bạnh. Trong ba người thì Bang Bạnh khốn khổ nhất, vì bị người đời ghét cay ghét đắng. Thứ nhất bởi gốc gác của ông. Theo một số người xấu mồm đồn thổi thì ông chỉ là thứ tà lọt, thứ lính canh. Nhưng ông có cái tài chỉ mình ông có được là thức khuya không buồn ngủ, hay có ngủ thì ông ngủ đứng. Để ông canh gác, ông vẫn đứng mà ngủ thành không anh trộm nào dám ló mặt ra. Làng nước được yên. Chỉ nhờ cái tài đó mà ông được thăng trương tuần và đến năm sau được bầu làm chánh tổng. Nào đã xong. Có lần trời mưa tầm tã kéo dài ngày này qua ngày khác đến nước sông dâng lên muốn lụt. Ông ra hộ đê cứ đứng trông mà thật ra ông vẫn ngủ. Ông sứ tình cờ đi quan sát vào lúc tờ mờ sáng vẫn thấy ông tận tụy đứng ở đó, ông sứ cảm động quá khi nhìn thấy một người chức sắc tận tụy với dân, khi về bèn tức khắc phong ông lên chức bang tá. Ông có cái tên Bang Biện từ đó. Bang Biện mà người ta gọi chệch ra Bang Bạnh thì xỏ lá quá. Người đời bắt đầu xầm xì ghen với ông, ghét ông từ đó. Ông cũng mập chả thua Xã Xệ. Nhưng người ta ghét ông nên từ cái khăn vuông đội đầu, đến ánh mắt nhìn của ông, người ta cũng xếp loại: đồ ti hí mắt lươn, giai thì trộm cướp, gái buôn chồng người. Không có cái mắt mở ti hí đó làm sao ông ngủ đứng được, làm sao ông leo lên chức bang tá được. Rồi cứ thế, miệng người đời, có một đồn mười: nào ông ăn mặc chẳng khác một ông quan, đi xem diễn binh thì chèo mẹ nó lên cột đèn cho thoải mái, chẳng giống ai. Đi tắm biển thì ông sai vác một cái ghế cao cẳng, cao đến hơn thước, ngồi chễm trệ trên đó. Dưới là đám thị dân tắm. Thật chẳng giống ai. Tắm ông không xuống biển, cứ mặc cả quần áo, rồi sai người làm xuống biển múc nước rồi ngồi trên đó dội nước kỳ cọ. Một lô cái không giống ai nữa, chướng nữa, lố nữa. Chừng ấy cái không giống ai, chừng ấy cái chỉ mình ông dám làm. Bị mang ra làm trò cười là cái chắc. Chỉ có thế mà người ta ghét cay, ghét đắng ông. Nay đã thành danh, theo thói đời, ông cũng mượn tay một anh nhà nho viết cho cái câu đối treo giữa nhà. Ông gặp một anh thâm nho xỏ lá (pince-sans-rire) viết tặng câu sau đây: Vạn lý trưởng thành. Câu đó đã được anh đồ nho giải nghĩa cho ông là muốn ví ông có công đức chẳng khác gì bức trường thành ở Trung Hoa bảo vệ cho dân lành khỏi giặc giã cướp bóc. Có lý lắm. Đắc ý ông treo bức trướng lên giữa phòng khách. Có biết đâu, anh nhà nho có thêm dấu hỏi vào chữ "trường" thay vì dấu huyền. Hai chữ đó nhắc nhở cái gốc gác của ông trước đây chỉ là chân lý trưởng quèn chứ hay ho gì. Dĩ nhiên, quý vị cũng hiểu là chế Bang Bạnh cũng là để giễu những chức sắc trong chính quyền, vốn xuất thân chả ra gì nay một bước lên cao... Nhưng dù sao, cũng vẫn thấy tội nghiệp cho Bang mà còn Bạnh nữa.




Bức tranh vân cẩu

Thạch Lam
Minh họa Tô Tử

Truyện quan Bang Bạnh


Nguồn: Báo Phong hóa số 151 - 31/08/1935, Tr. 01.





Bang Bạnh phàn nàn

P.H.
Minh họa Tô Tử





Nguồn: Báo Phong hóa số 154 - 20/09/1935, Tr. 05.



Bang Bạnh

Tô Tử




Nguồn: Báo Phong hóa số 155 - 27/09/1935, Tr. 02.





Báo Phong hóa số 156 - 04/10/1935, Tr. 01-02.




Báo Phong hóa số 157 - 11/10/1935, Tr. 08-09.








Báo Phong hóa số 158 - 11/10/1935, Tr. 01, 04.







Báo Phong hóa số 159 - 25/10/1935, Tr. 02.



Báo Phong hóa số 160 - 01/11/1935, Tr. 07, 18.






Báo Phong hóa số 161 - 08/11/1935, Tr. 07.




Báo Phong hóa số 162 - 15/11/1935, Tr. 02.




Báo Phong hóa số 165 - 06/12/1935, Tr. 02, 4-5, 08.




Báo Phong hóa số 166 - 13/12/1935, Tr. 02, 05.




Báo Phong hóa số 167 - 20/12/1935, Tr. 07, 09.





Báo Phong hóa số 169 - 03/01/1936, Tr. 05.




Báo Phong hóa số 171 - 21/01/1936, Tr. 04, 15, 24.









Báo Phong hóa số 177 - 06/03/1936, Tr. 05.




Báo Phong hóa số 181 - 03/04/1936, Tr. 01.






Báo Phong hóa số 184 - 24/04/1936, Tr. 04.





Báo Phong hóa số 189 - 29/05/1936, Tr. 05.





Báo Phong hóa số 190 - 05/06/1936, Tr. 05.

Ca tụng Bang Bạnh

Tứ Ly

Tự vị tam đa

Đỗ Như Tiếp









Báo Ngày Nay số 029 - 11-10-1936, Tr. 07.






Báo Ngày Nay số 046 - 07-02-1937, Tr. 14.





Báo Ngày Nay số 053 - 04-04-1937, Tr. 07.





Báo Ngày Nay số 061 - 30-05-1937, Tr. 05.






Báo Ngày Nay số 065 - 27-06-1937, Tr. 05.






Báo Ngày Nay số 066 - 04-07-1937, Tr. 07.






Báo Ngày Nay số 081 - 17-10-1937, Tr. 11.






Báo Ngày Nay số 089 - 12-12-1937, Tr. 05.





Báo Ngày Nay số 092 - 02-01-1938, Tr. 06.






Báo Ngày Nay số 096 - 30-01-1938, Tr. 07.






Báo Ngày Nay số 100 - 06-03-1938, Tr. 01.




Báo Ngày Nay số 151 - 04-03-1939, Tr. 01.




Ngày Nay số 152 - 11/03/1939, Tr. 01.




Ngày Nay số 154 - 25/03/1939, Tr. 07-08.



Ngày Nay số 165 - 10/06/1939, Tr. 04.




Ngày Nay Kỷ Nguyên Mới - Số 03 - 19/05/1945, Tr. 01 - PDF