NN206 - "Đi ra thôi" - Truyện vui của Khái Hưng *
15:25:00
Mời nghe đọc tại YouTube
TỦ SÁCH TINH HOA của Thái Hoàng Phi
Đăng trên báo Ngày Nay số 206 - 06/04/1940, Tr. 10.
Mời xem bản đánh máy
Mời nghe đọc: tập truyện ngắn "Đội Mũ Lệch" (Quang Điền diễn đọc - Youtube)
Mời xem bản Photocopy (Để xem ảnh ở độ phóng đại lớn, xin nhấp chuột vào ảnh).
Nguồn: Ngày Nay số 206 - 06/04/1940, Tr. 10.
Mời xem bản đánh máy
Trong tập truyện "Đội Mũ Lệch" (tập truyện ngắn - Nxb Đời Nay 1938)
Nguồn: https://vietmessenger.com
Mời nghe đọc: tập truyện ngắn "Đội Mũ Lệch"
THƯ VIỆN SÁCH NÓI DÀNH CHO NGƯỜI MÙ
(Quang Điền diễn đọc - Youtube).
TỦ SÁCH TINH HOA của Thái Hoàng Phi
00:00 Lỡ quá ga
04:57 Biển
21:49 Đi ra thôi
04:57 Biển
21:49 Đi ra thôi
Đi ra thôi
Truyện vui của Khái Hưng
Minh họa Ái Mỹ
Minh họa Ái Mỹ
Đăng trên báo Ngày Nay số 206 - 06/04/1940, Tr. 10.
Mời xem bản đánh máy
Mời nghe đọc: tập truyện ngắn "Đội Mũ Lệch" (Quang Điền diễn đọc - Youtube)
Mời xem bản Photocopy (Để xem ảnh ở độ phóng đại lớn, xin nhấp chuột vào ảnh).
Nguồn: Ngày Nay số 206 - 06/04/1940, Tr. 10.
Mời xem bản đánh máy
Trong tập truyện "Đội Mũ Lệch" (tập truyện ngắn - Nxb Đời Nay 1938)
Đi ra thôi
Ăn cơm xong họ ra sân ngồi uống cà-phê. Trời tối, có thể nói như mực được. Một bà khách nhìn ra cổng hỏi bà chủ:
- Ở đây có sẵn cái số ấy không nhỉ?
Bà chủ hình như đang theo đuổi cùng một ý nghĩ, nên hiểu ngay và trả lời:
-Thưa chị, ở đây sẵn trộm lắm, đêm nào chúng nó cũng vào sân...
- Ồ! Tôi có cách đuổi trộm tài tình lắm.
Ai nấy lắng tai chờ nghe. Và một bà sốt ruột hỏi dồn:
- Cách gì? Cách gì thế anh? Anh làm thế nào?
Ông chủ chậm rãi nói:
- Tôi để sẵn cái đàn ở đầu giường, hễ nghe thấy động rạng, tôi lại vớ lấy gẩy vài tiếng như để bảo anh trộm: "Tôi vẫn thức đây mà!" Thế là anh ta hiểu và sẽ để mình được ngủ yên.
Khách cất tiếng cười, có người vì thấy cách đuổi trộm hơi ngộ nghĩnh, nhưng cũng có người vì khoa xã giao cười để câu chuyện của chủ nhân đỡ nhạt.
Một ông không cười, ngồi như suy nghĩ, rồi chờ ai nấy im lặng, ông ta nói:
- Kể cách đuổi trộm của anh cũng khá đấy. Nhưng chưa thấm vào đâu với cách của tôi.
"Dạo ấy, nhà tôi mất trộm luôn xoành xoạch. Mất cũng chả đáng là bao, lần thì vài cái quần áo cũ ngâm trong châu để mai giặt sớm; lần thì vài cái bát đĩa rếch mà người nhà tôi lười biếng quẵng bên vại nước, chưa kịp rửa. Có lần không lấy được gì, anh trộm nậy cả một mẩu ống máng, hay bẻ một đoạn ống chì bọc dây điện thoại. Lần cuối cùng anh ta chặt ống dẫn nước nhưng quên không khóa compteur thành thử nước vọt mạnh vào mặt, làm anh ta sợ hãi bỏ chạy. May lúc bấy giờ đã gần sáng nên số nước bị thiệt hại cho tôi cũng chẳng đáng là bao.
Tôi bực mình lắm. Vẫn biết anh trộm kia là một tay trộm đói, bạ cái gì cũng lấy, chẳng nề hà vật nhỏ mọn, nhưng anh ta coi nhà tôi như nơi không người, mặc sức hành động thì tôi chịu sao nổi. Vợ tôi giục trình cẩm. Tôi không nghe theo. Không phải tôi ngờ vực sự mẫn cán, sự tài giỏi của sở cảnh sát, tôi chỉ thấy việc đó là một việc làm phiền cho tôi. Trình cẩm, rồi hôm sau xem báo sẽ thấy đăng tên mình với các đồ mất trộm đáng giá độ hai ba đồng bạc chẳng hạn. Còn gì khôi hài bằng! Vả - không phải tôi đạo đức rởm đâu nhé! - Vả tôi thấy cái cách dùng oai quyền với mấy anh trộm đói nó thế nào ấy. Tôi gàn, phải không? Nhưng tôi gàn thực thì còn biết làm thế nào?..."
Mọi người phá lên cười. Họ đều thấy câu chuyện hay hay, ngồ ngộ. Và họ đua nhau hỏi:
- Thế rồi sao? Anh làm thế nào?
- Tôi rình.
- Anh rình bắt trộm?
- "Phải, tôi giận lắm. Tôi cáu quá rồi. Nhất là tôi không bằng lòng cái cách làm việc của anh trộm một tí nào. Sao có người ngu ngốc đến thế? Định lấy trộm một khúc ống chì đáng giá vài hào bạc để làm phí đến dăm thước khối nước của người ta. Nước lại vừa tăng giá! Anh ta chẳng chịu suy trước nghĩ sau. Vì thế tôi nhất đinh cho anh ta một bài học.
Tôi rình. Tôi rình luôn hai hôm. Và chẳng lâu la gì, ngay đêm thứ hai, vào khoảng bốn giờ sáng, tôi tóm được..."
- Ở đây có sẵn cái số ấy không nhỉ?
Bà chủ hình như đang theo đuổi cùng một ý nghĩ, nên hiểu ngay và trả lời:
-Thưa chị, ở đây sẵn trộm lắm, đêm nào chúng nó cũng vào sân...
- Ồ! Tôi có cách đuổi trộm tài tình lắm.
Ai nấy lắng tai chờ nghe. Và một bà sốt ruột hỏi dồn:
- Cách gì? Cách gì thế anh? Anh làm thế nào?
Ông chủ chậm rãi nói:
- Tôi để sẵn cái đàn ở đầu giường, hễ nghe thấy động rạng, tôi lại vớ lấy gẩy vài tiếng như để bảo anh trộm: "Tôi vẫn thức đây mà!" Thế là anh ta hiểu và sẽ để mình được ngủ yên.
Khách cất tiếng cười, có người vì thấy cách đuổi trộm hơi ngộ nghĩnh, nhưng cũng có người vì khoa xã giao cười để câu chuyện của chủ nhân đỡ nhạt.
Một ông không cười, ngồi như suy nghĩ, rồi chờ ai nấy im lặng, ông ta nói:
- Kể cách đuổi trộm của anh cũng khá đấy. Nhưng chưa thấm vào đâu với cách của tôi.
"Dạo ấy, nhà tôi mất trộm luôn xoành xoạch. Mất cũng chả đáng là bao, lần thì vài cái quần áo cũ ngâm trong châu để mai giặt sớm; lần thì vài cái bát đĩa rếch mà người nhà tôi lười biếng quẵng bên vại nước, chưa kịp rửa. Có lần không lấy được gì, anh trộm nậy cả một mẩu ống máng, hay bẻ một đoạn ống chì bọc dây điện thoại. Lần cuối cùng anh ta chặt ống dẫn nước nhưng quên không khóa compteur thành thử nước vọt mạnh vào mặt, làm anh ta sợ hãi bỏ chạy. May lúc bấy giờ đã gần sáng nên số nước bị thiệt hại cho tôi cũng chẳng đáng là bao.
Tôi bực mình lắm. Vẫn biết anh trộm kia là một tay trộm đói, bạ cái gì cũng lấy, chẳng nề hà vật nhỏ mọn, nhưng anh ta coi nhà tôi như nơi không người, mặc sức hành động thì tôi chịu sao nổi. Vợ tôi giục trình cẩm. Tôi không nghe theo. Không phải tôi ngờ vực sự mẫn cán, sự tài giỏi của sở cảnh sát, tôi chỉ thấy việc đó là một việc làm phiền cho tôi. Trình cẩm, rồi hôm sau xem báo sẽ thấy đăng tên mình với các đồ mất trộm đáng giá độ hai ba đồng bạc chẳng hạn. Còn gì khôi hài bằng! Vả - không phải tôi đạo đức rởm đâu nhé! - Vả tôi thấy cái cách dùng oai quyền với mấy anh trộm đói nó thế nào ấy. Tôi gàn, phải không? Nhưng tôi gàn thực thì còn biết làm thế nào?..."
Mọi người phá lên cười. Họ đều thấy câu chuyện hay hay, ngồ ngộ. Và họ đua nhau hỏi:
- Thế rồi sao? Anh làm thế nào?
- Tôi rình.
- Anh rình bắt trộm?
- "Phải, tôi giận lắm. Tôi cáu quá rồi. Nhất là tôi không bằng lòng cái cách làm việc của anh trộm một tí nào. Sao có người ngu ngốc đến thế? Định lấy trộm một khúc ống chì đáng giá vài hào bạc để làm phí đến dăm thước khối nước của người ta. Nước lại vừa tăng giá! Anh ta chẳng chịu suy trước nghĩ sau. Vì thế tôi nhất đinh cho anh ta một bài học.
Tôi rình. Tôi rình luôn hai hôm. Và chẳng lâu la gì, ngay đêm thứ hai, vào khoảng bốn giờ sáng, tôi tóm được..."
Bà chủ nhà vui mừng vội hỏi:
- Anh bắt được?
- "Lúc ấy tôi thoáng nghe có tiếng động ở cổng. Tôi chỗi dậy, rón rén đứng ở cửa sổ trên gác ghé nhìn xuống. Đích thị cu cậu rồi. Hai cậu. Một cậu quần áo trắng bốp và chững chạc lắm, đĩnh đạc đi bách bộ trên dìa hè; còn cậu quần áo nâu thì tò mò nhìn qua cổng vào vườn rồi mới đặt chân lên chấn song sắt, trèo.
Cái cổng nhà tôi cũng không cao, nhưng ở phía trên chằng chịt có cành cây leo hoa tím, khiến anh trộm phải khó khăn mới lách được cái đầu lọt vào phía trong cổng.
Vợ tôi cũng thức dậy và toan kêu. Tôi thì thầm:
- Hãy thong thả!
Tôi để anh trộm trèo hẳn vào phía trong vườn đã rồi mới ôn tồn, rất ôn tồn gọi.
- Anh trộm ơi!
Anh trộm sợ hãi ngẩng lên. Tôi suýt bật cười, vì tôi cứ chờ câu trả lời của anh ta: ‘Ông hỏi gì ạ?’ Nhưng anh ta lặng thinh, tôi nói luôn: ‘Anh trộm ơi, nhà tôi chả có gì đâu, anh ra thôi, để khi khác...’ Tôi cũng không hiểu lại sao tôi lại nói câu ấy, vì quả tôi không có ý muốn khôi hài với ông khách vào chơi một cách quá tự do. Nhưng anh trộm thì có lẽ anh ta hiểu. Hoặc giả anh ta muốn chiều ý tôi. Anh ta lại trèo ra, và cũng thong thả, nhẹ nhàng như lúc trèo vào, nhất là cũng khó khăn lách cái đầu trọc từ phía trong ra phía ngoài, rồi từ từ bước xuống đường.
Tôi cố trang nghiêm nhưng nhà tôi thì không sao giữ được lâu nữa, thét lên cười. Tôi quay lại bảo, như có ý trách:
- Sao mình lại cười anh ấy thế?
Trong khi đó hai anh trộm, một anh quần áo trắng, một anh quần áo nâu, thủng thỉnh bước một trên hè như đi chơi mát, không thèm lưu ý đến chúng tôi đương đứng nhìn theo".
Cử tọa cười lên một loạt. Một người nói:
- Tưởng anh tóm được cơ chứ!
Người kể chuyện mỉm cười đáp:
- Thế thì anh xoàng. Tôi tóm được anh trộm rồi đấy, tóm được linh hồn anh ta, như thế còn chắc chắn bằng mấy mươi tóm được thân thể anh ta.
- Anh lấy gì làm bằng cớ?
- Bằng cớ đã hiển nhiên: trong một năm nay, không có một đêm nào trộm trèo vào nhà tôi.
Trong tập truyện ngắn "Đội Mũ Lệch"
do Đời Nay xuất bản lần đầu năm 1938.
- Anh bắt được?
- "Lúc ấy tôi thoáng nghe có tiếng động ở cổng. Tôi chỗi dậy, rón rén đứng ở cửa sổ trên gác ghé nhìn xuống. Đích thị cu cậu rồi. Hai cậu. Một cậu quần áo trắng bốp và chững chạc lắm, đĩnh đạc đi bách bộ trên dìa hè; còn cậu quần áo nâu thì tò mò nhìn qua cổng vào vườn rồi mới đặt chân lên chấn song sắt, trèo.
Cái cổng nhà tôi cũng không cao, nhưng ở phía trên chằng chịt có cành cây leo hoa tím, khiến anh trộm phải khó khăn mới lách được cái đầu lọt vào phía trong cổng.
Vợ tôi cũng thức dậy và toan kêu. Tôi thì thầm:
- Hãy thong thả!
Tôi để anh trộm trèo hẳn vào phía trong vườn đã rồi mới ôn tồn, rất ôn tồn gọi.
- Anh trộm ơi!
Anh trộm sợ hãi ngẩng lên. Tôi suýt bật cười, vì tôi cứ chờ câu trả lời của anh ta: ‘Ông hỏi gì ạ?’ Nhưng anh ta lặng thinh, tôi nói luôn: ‘Anh trộm ơi, nhà tôi chả có gì đâu, anh ra thôi, để khi khác...’ Tôi cũng không hiểu lại sao tôi lại nói câu ấy, vì quả tôi không có ý muốn khôi hài với ông khách vào chơi một cách quá tự do. Nhưng anh trộm thì có lẽ anh ta hiểu. Hoặc giả anh ta muốn chiều ý tôi. Anh ta lại trèo ra, và cũng thong thả, nhẹ nhàng như lúc trèo vào, nhất là cũng khó khăn lách cái đầu trọc từ phía trong ra phía ngoài, rồi từ từ bước xuống đường.
Tôi cố trang nghiêm nhưng nhà tôi thì không sao giữ được lâu nữa, thét lên cười. Tôi quay lại bảo, như có ý trách:
- Sao mình lại cười anh ấy thế?
Trong khi đó hai anh trộm, một anh quần áo trắng, một anh quần áo nâu, thủng thỉnh bước một trên hè như đi chơi mát, không thèm lưu ý đến chúng tôi đương đứng nhìn theo".
Cử tọa cười lên một loạt. Một người nói:
- Tưởng anh tóm được cơ chứ!
Người kể chuyện mỉm cười đáp:
- Thế thì anh xoàng. Tôi tóm được anh trộm rồi đấy, tóm được linh hồn anh ta, như thế còn chắc chắn bằng mấy mươi tóm được thân thể anh ta.
- Anh lấy gì làm bằng cớ?
- Bằng cớ đã hiển nhiên: trong một năm nay, không có một đêm nào trộm trèo vào nhà tôi.
Khái Hưng
Trong tập truyện ngắn "Đội Mũ Lệch"
do Đời Nay xuất bản lần đầu năm 1938.
Nguồn: https://vietmessenger.com
Mời nghe đọc: tập truyện ngắn "Đội Mũ Lệch"
THƯ VIỆN SÁCH NÓI DÀNH CHO NGƯỜI MÙ
(Quang Điền diễn đọc - Youtube).
0 comments: