Kỷ niệm 110 năm ngày sinh danh họa Tô Ngọc Vân

Kỷ niệm 110 năm ngày sinh danh họa Tô Ngọc Vân


Sáng ngày 14/12, tại Hà Nội, Hội Mỹ thuật Việt Nam đã trang trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh họa sĩ Tô Ngọc Vân (15/12/1906 – 15/12/2016), một trong những danh họa hàng đầu của nền Mỹ thuật Việt Nam hiện đại.


http://cpv.org.vn/DATA/0/2016/12/img_20161214_092448-13_28_12_305.jpg Họa sĩ Trần Khánh Chương phát biểu tại Lễ kỷ niệm. (Ảnh: VH)
Theo họa sĩ Trần Khánh Chương, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, họa sĩ Tô Ngọc Vân là con người tài hoa, có nếp sống thẳng thắn, trung thực, giản dị và dễ mến; có niềm đam mê sáng tạo và khám phá vươn tới cái đẹp đích thực của hội họa. Cả cuộc đời ông đã dành cho hội họa và hội họa đã đưa ông trở thành một danh họa của nền Mỹ thuật Việt Nam hiện đại với những tác phẩm sơn dầu, lụa, sơn mài...

Ngoài ra, họa sĩ Tô Ngọc Vân còn là một nhà giáo mỹ thuật xuất sắc. Ông tham gia giảng dạy tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, góp phần đào tạo nhiều họa sĩ tài danh thuộc thế hệ đầu của nền Mỹ thuật Việt Nam.

Ông cũng là người hai lần được giao nhiệm vụ làm hiệu trưởng xây dựng Trường Mỹ thuật, đó là trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam ngay sau cách mạng thành công cuối năm 1945 và Trường Mỹ thuật Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp năm 1949.

Để tưởng nhớ họa sĩ Tô Ngọc Vân, ngay sau ngày hòa bình lập lại, Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội đã lấy tên ông để đặt cho khóa học đầu tiên khi nhà trường tiếp tục khai giảng khóa học mới. Ông đã có công đào tạo lớp họa sĩ trẻ kế cận và được học trò tin yêu, mến phục như một bậc thầy tài giỏi và mẫu mực.

Tác phẩm "Hai thiếu nữ và em bé" được xếp hạng Bảo vật quốc gia năm 2013

Bên cạnh đó, ông còn là một nghệ sĩ bậc thầy, uyên bác về học thuật. Ông và họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung là những người đầu tiên đặt nền móng cho ngành Lý luận phê bình Mỹ thuật ở Việt Nam.

Các tác phẩm sơn dầu đầu tiên của họa sĩ Tô Ngọc Vân như: “Thiếu nữ bên hoa huệ”, “Hai thiếu nữ và em bé”, “Buổi trưa”, “Thiếu nữ và hoa sen”… đã đi vào lịch sử mỹ thuật Việt Nam, được sáng tác theo tuyên ngôn về nghệ thuật của ông. Là một trong 8 họa sĩ hàng đầu của Việt Nam được vinh dự nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I, với 48 năm tuổi đời, 28 năm tuổi nghề, họa sĩ Tô Ngọc Vân đã đóng góp công sức rất lớn cho nền mỹ thuật Việt Nam trên nhiều phương diện.

62 tác phẩm có mặt tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam không phải là con số lớn trong toàn bộ những sáng tác của ông, nhưng sưu tập đã có được một số tác phẩm giá trị thuộc vào hàng kho báu của nghệ thuật hội họa Việt Nam. Năm 2013, tác phẩm “Hai thiếu nữ và em bé” trong sưu tập đã được xếp hạng Bảo vật quốc gia chính là niềm vinh dự và tự hào dành cho người nghệ sĩ.

Tại lễ kỷ niệm, các họa sĩ, nhà phê bình mỹ thuật đã đánh giá cao những tác phẩm hội họa và phương pháp giảng dạy của họa sĩ Tô Ngọc Vân. Nhà phê bình mỹ thuật Lê Quốc Bảo cho rằng, các tác phẩm sơn dầu đầu tiên của họa sĩ Tô Ngọc Vân như: “Thiếu nữ bên hoa huệ”, “Hai thiếu nữ và em bé”, “Buổi trưa”, “Thiếu nữ và hoa sen”… của Tô Ngọc Vân đã đi vào lịch sử mỹ thuật Việt Nam, được sáng tác theo tuyên ngôn về nghệ thuật của ông. Cũng theo nhà phê bình mỹ thuật Lê Quốc Bảo, tranh sơn dầu của Tô Ngọc Vân và các họa sĩ cùng thế hệ sớm định hình một phong cách sơn dầu đậm bản sắc dân tộc và thời đại; biết tiếp thu tinh hoa khoa học sơn dầu châu Âu, vẽ theo quan niệm tạo hình truyền thống phương Đông Việt Nam; có ảnh hưởng đến phong cách sơn dầu của các thế hệ họa sĩ hậu sinh. Đáng trân trọng hơn, khi đến với cách mạng và khi đi vào kháng chiến, được sống, chiến đấu cùng công – nông – binh, cuộc sống mới, con người mới đã đi vào tranh ông như cuộc đời mình vậy. Các tác phẩm trực họa, ký họa theo bước chân các chiến sĩ đi khắp các nẻo đường chiến dịch như: “Nghỉ chân bên đồi”, “Hai chiến sĩ”, “Lão du kích” hay những ký họa sống động như: “Bà bủ đấu tố địa chủ”, “Con trâu quả thực”, “Tôi có ý kiến”, “Chị cốt cán”... khẳng định một phong cách nghệ thuật hiện thực cách mạng của Tô Ngọc Vân.

Ở góc giảng dạy, nhiều họa sĩ nhận định, Tô Ngọc Vân chủ trương đào tạo gắn liền với thực tế. Sinh viên học cơ bản, áp dụng ngay với vẽ thực tế, nhờ vậy mà sinh viên học được nhiều. Các bài chất lượng của sinh viên được đưa ngay vào phục vụ, biểu dương tinh thần chiến đấu dũng cảm, khích lệ lòng yêu nước của quân dân ta lúc bấy giờ. Bên cạnh đó, thầy Tô Ngọc Vân còn gợi mở với từng học trò để phát huy khả năng, sở trường, thúc đẩy sự phát triển đa dạng. Đại đa số sinh viên được đào tạo trong thời kỳ kháng chiến đã đứng vững trên các thể loại mỹ thuật, đáp ứng nhu cầu phát triển mới của đất nước.

Đánh giá về các tác phẩm của danh họa Tô Ngọc Vân, nhà phê bình mỹ thuật Lê Quốc Bảo cho biết:
“Lịch sử mỹ thuật thế giới và Việt Nam đã khẳng định đề tài phụ nữ, nhất là thiếu nữ, những giai nhân của dân tộc và thời đại đã sớm trở thành một trang sử mỹ thuật đẹp. Trong đó, các tác phẩm sơn dầu đầu tiên của họa sĩ Tô Ngọc Vân như: Thiếu nữ bên hoa huệ, Hai thiếu nữ và em bé, Buổi trưa, Thiếu nữ và hoa sen… của ông đã đi vào lịch sử mỹ thuật Việt Nam, được sáng tác theo tuyên ngôn về nghệ thuật của ông. Đó là, hội họa là gỡ cái đẹp trong cử chỉ đẹp nhất, tươi nhất, có ý nghĩa nhất làm tươi cuộc đời”.
Cũng theo nhà phê bình mỹ thuật Lê Quốc Bảo tranh sơn dầu của Tô Ngọc Vân và các họa sĩ cùng thế hệ sớm định hình một phong cách sơn dầu đậm bản sắc dân tộc và thời đại. Biết tiếp thu tinh hoa khoa học sơn dầu Châu Âu, vẽ theo quan niệm tạo hình truyền thống phương Đông Việt Nam. Có ảnh hưởng đến phong cách sơn dầu của các thế hệ họa sĩ hậu sinh. Đáng trân trọng hơn, khi đến với cách mạng và khi đi vào kháng chiến, được sống, chiến đấu cùng công – nông – binh, cuộc sống mới, con người mới đã đi vào tranh ông như cuộc đời mình vậy.

Các tác phẩm trực họa, ký họa theo bước chân các chiến sĩ đi khắp các nẻo đường chiến dịch như Nghỉ chân bên đổi, Hai chiến sĩ, Lão du kích.
“Các tác phẩm của ông trong giai đoạn này khẳng định một phong cách nghệ thuật hiện thực cách mạng. Khác hẳn với phong cách hiện thực mộng mơ, hiện thực giàu chất thơ trước cách mạng. Tất cả đều xuất phát từ cái gốc tươi cuộc đời” nhà phê bình mỹ thuật Lê Quốc Bảo cho hay.

.
Nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Hải Yến cho biết:
"Những dấu ấn mà họa sỹ Tô Ngọc Vân để lại chính là việc mở đường cho cách nhìn mà không phải nghệ sỹ nào cũng có. Bởi vì cái nhìn đó của Tô Ngọc Vân là không tái hiện một hiện thực sẵn có ngoài đời mà đưa vào trong tác phẩm những khuynh hướng, suy cảm cá nhân.

Tuyên ngôn của ông là: Một bức tranh đẹp không chỉ ở ngoài đời mà chính là nội tâm tác giả thể hiện ra. Chúng ta thấy Tô Ngọc Vân đã bắt đầu đặt vai trò của nghệ sỹ chứ không phải là người biên chép hiện thực như thế nào vào trong tác phẩm".Theo VOV.
Tong hop

Kỷ niệm 110 năm ngày sinh danh họa bậc thầy Tô Ngọc Vân - Dân trí - Dân trí › Văn hóa › Thứ năm, 15/12/2016 - 07:32, Hà Tùng Long.
Kỷ niệm 110 năm ngày sinh danh họa Tô Ngọc Vân | baotintuc.vn - Sự kiện, Thứ Tư, 14/12/2016 19:39, Phương Lan
Hội Mỹ thuật kỷ niệm 110 năm ngày sinh danh họa Tô Ngọc Vân - VietnamPlus, TTXVN - (TTXVN/Vietnam+) 14/12/2016 18:40 GMT+7
Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh danh họa Tô Ngọc Vân - Lao Động Thủ đô - Văn hóa Tin tức, 08:17 | 15/12/2016, Lê Quang Vinh
Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh danh họa Tô Ngọc Vân - Báo An Ninh ... - ANTĐ 14/12/16 19:06
Kỷ niệm 110 năm ngày sinh họa sỹ Tô Ngọc Vân | Xã hội | Báo Nghệ An - Xã hội, 14/12/2016 17:11, Theo VOV.
Kỷ niệm 110 năm ngày sinh họa sĩ Tô Ngọc Vân - Công Luận - Văn hóa, 15/12/2016 10:38, Bích Việt.
Hội Mỹ thuật kỷ niệm 110 năm ngày sinh danh họa Tô Ngọc Vân | Tạp chí Quê Hương trên Internet - 15/12/2016 10:00:00 AM, (TTXVN).
Kỷ niệm 110 năm ngày sinh họa sĩ Tô Ngọc Vân - Trang chủ - Làng Việt - Văn hóa - Nghệ thuật, 20:27 | 14/12/2016, Hà Trung.
Kỉ niệm 110 năm ngày sinh họa sĩ Tô Ngọc Vân - Vietbao - Thế Giới Giải Trí > Giải Trí Tổng Hợp, Thứ tư, 14 Tháng mười hai 2016, 16:56, Phương Thúy/VOV-Trung tâm Tin VietBao.vn (Theo_VOV >>>)
Kỷ niệm 110 năm ngày sinh danh họa Tô Ngọc Vân - (ĐCSVN) - Văn học nghệ thuật, 15:31 14/12/2016, VH.
-
-
-
-
-

Nguồn: -