Tranh Việt triệu đô: tranh của Tô Ngọc Vân bị tố là... hàng giả!

Tranh Việt triệu đô: tranh của Tô Ngọc Vân bị tố là... hàng giả!

QUANG THI


TTO - Một thông tin bất ngờ: trong số tranh của các danh họa Việt được rao bán ở sàn Christie’s Hong Kong ngày 28-5, có ít nhất một bức tranh của Tô Ngọc Vân bị “tố” là... hàng giả!

Bức tranh The Young Beggar của Bartolome Esteban Murillo (trái) và bức tranh có chữ ký của họa sĩ Tô Ngọc Vân trên sàn đấu giá Chrisite's Hong Kong ngày 28-5 - Ảnh: Artble, Christie’s



Sự kiện một số tranh Việt được bán giá cao tại các sàn đấu giá quốc tế gần đây được người trong giới đánh giá là chưa mừng đã lo.

Bởi nhà nghiên cứu Phạm Long vừa đưa ra phát hiện “động trời”: trong số tranh của các danh họa Việt được rao bán ở sàn Christie’s Hong Kong ngày 28-5, có ít nhất một bức tranh của Tô Ngọc Vân bị “tố” là... hàng giả!

Bức sơn dầu Mơ về một ngày mai (Dream of the following day, giá khởi điểm: 9.026-11.025 USD, giá bán 350.000 USD) được giới thiệu là của Tô Ngọc Vân có thể thấy là bức chép của tác phẩm The Young Beggar (Trẻ ăn mày) của họa sĩ Tây Ban Nha thế kỷ 17 Bartolome Esteban Murillo.

Thế nhưng, website của nhà đấu giá Christie’s dẫn bài giới thiệu của “chuyên viên mỹ thuật Việt Nam” Jean François Hubert rằng:
"Với xu hướng hiện thực và chủ nghĩa biểu tượng mạnh mẽ, bức tranh Mơ về một ngày mai khác nào là một bản tóm tắt những suy tư của Tô Ngọc Vân: rồi sẽ có đổi thay và hi vọng.

Nhà phê bình nghệ thuật nổi tiếng người Pháp Claude Mahoudeau sớm nhận ra phẩm chất của các tác phẩm của Tô Ngọc Vân và đã mua lại bức tranh đầy cảm xúc và rung động này trực tiếp từ họa sĩ”.
Ông Jean François Hubert cũng là người đã bán cho ông Vũ Xuân Chung 17 bức tranh của các danh họa Việt Nam bị phát hiện hầu hết là tranh giả khi triển lãm tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM.

Nhà nghiên cứu Phạm Long băn khoăn: nếu đó là tranh do Tô Ngọc Vân chép, theo nguyên tắc họa sĩ Tô Ngọc Vân không được ký tên. Nhưng chữ ký đó có thật không?

Sự kiện này làm nhớ lại bức tranh do họa sĩ Thành Chương vẽ, nhưng bị xóa tên Thành Chương để ký đè lên là tranh của... Tạ Tỵ!

Cho nên, nhà nghiên cứu Phạm Long lo lắng:
“Sự kiện tranh Lê Phổ đạt giá 1,1 triệu USD được cảnh báo sẽ báo hiệu cho cao trào mới về chế tác và buôn bán tranh giả của các họa sĩ mỹ thuật Đông Dương, mà trường hợp tranh Tô Ngọc Vân này chỉ là phát pháo mở màn!”.

Câu chuyện tranh giả của các họa sĩ thời mỹ thuật Đông Dương trên các sàn đấu giá quốc tế không mới.

Từng có tranh của các họa sĩ như Lê Phổ, Vũ Cao Đàm, Nguyễn Gia Trí, Bùi Xuân Phái... - những danh họa bậc thầy, những người đặt nền móng cho mỹ thuật Việt Nam - xuất hiện trên các sàn đấu giá quốc tế với giá bán cao bị cho là tranh giả, bị phanh phui và khiếu nại ầm ĩ.

Nhưng đáng tiếc hơn nữa là sau họ, không có nhiều các họa sĩ đương đại Việt Nam được biết tới.

Có thể nói, tranh Việt ở sàn đấu giá quốc tế đạt giá triệu đô không có gì quá mừng. Bởi trong nước có những bức tranh của Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Sáng... có giá hơn cả triệu đô.

Những tác phẩm này được chủ sở hữu xem như báu vật, không đem trao đổi mà chỉ truyền trong giới.

Sự đẩy giá tranh Việt ở sàn quốc tế có ý nghĩa tích cực, nhưng bị ảnh hưởng và “mặc cả” cơ hội với những đường dây làm tranh giả hết sức tinh vi, được xem là nguyên nhân làm mất uy tín nền mỹ thuật Việt Nam.

Trong khi công cuộc giới thiệu nền mỹ thuật Việt Nam đương đại ra thế giới không liền mạch, bị đứt gãy.

Từ trước đến nay từng có tranh của Nguyễn Trung, Nguyễn Thanh Bình, Đặng Xuân Hòa, Đỗ Quang Em... xuất hiện trên sàn đấu giá, nhưng những tên tuổi này chưa đứng được trên sàn quốc tế.

Không ồn ã như sàn đấu giá, gần đây thị trường mỹ thuật có những giao dịch tranh lên đến hàng tỉ đồng.

Điều này cho thấy thị trường tranh Việt đang ấm lên, có những kênh đang đầu tư vào mỹ thuật. Những chuyển động này mới là điều mỹ thuật Việt Nam đang cần.

Bởi kinh nghiệm từ mỹ thuật nước bạn cho thấy một khi trong nước biết quý, đánh giá đúng tài năng và vị thế của họa sĩ thì giá tranh trên trường quốc tế mới tăng theo.

The Young Beggar của Bartolome Esteban Murillo

Họa sĩ Nguyễn Lâm chia sẻ một câu chuyện:

“Gần đây có những người ở sàn đấu giá Singapore, Hong Kong đến đặt hàng tôi và đồng nghiệp vẽ những bức tranh theo môtip thiếu nữ, hoa sen... mềm mại, thướt tha kiểu của các họa sĩ thời kỳ mỹ thuật Đông Dương.

Tôi hỏi họ sao không đặt hàng những bức tranh hiện đại hơn, chúng tôi không thể vẽ mãi theo cách cũ. Nhưng họ cười lắc đầu trả lời: Ông không hiểu. Nước ngoài nhiều người biết về tranh Việt Nam chỉ đến giai đoạn này thôi!”.


QUANG THI
Nguồn: Tuổi Trẻ Online - 06/06/2017 11:00




CHRISTIE'S


SALE 13268

Asian 20th Century Art (Day Sale)
Hong Kong|28 May 2017
LOT 428
TO NGOC VAN (VIETNAM, 1906-1954)
LE SONGE DU LENDEMAIN (DREAM OF THE FOLLOWING DAY)
Price realised
HKD 350,000

Estimate
HKD 70,000 - HKD 90,000

TO NGOC VAN (VIETNAM, 1906-1954)
LE SONGE DU LENDEMAIN (DREAM OF THE FOLLOWING DAY)
signed 'To Ngoc Van' (lower right)
oil on canvas
47.5 x 40 cm. (18 3/4 x 15 3/4 in.)
Painted circa 1940

Provenance

Acquired directly from the artist by Claude Mahoudeau, Hanoi, 1943
Private collection, Paris, France



Gia đình họa sĩ Tô Ngọc Vân phản ứng về vụ mạo danh

VOV TV Online
Xuất bản 10 thg 6, 2017
Vụ việc Họa sĩ Tô Ngọc Vân bị mạo danh trong một bức tranh chép tại phiên đấu giá của sàn Christie’s Hong Kong vừa qua, đã làm cho các nhà chuyên môn, giới yêu nghệ thuật và gia đình họa sĩ Tô Ngọc Vân bức xúc.







Forgery claims throw dark shadow over the global rise of Vietnamese art

By Trang Bui June 13, 2017

A tale of two paintings: Days after a $45,000 piece was sold at Christie's, the celebratory mood ended abruptly.
(L) The Young Beggar by Bartolomé Esteban Murillo.
(R) Le Songe du Lendemain by To Ngoc Van.


It could have been another uncontested victory for Vietnamese art.

The day was May 28, 2017. An auction at Christie’s Hong Kong valued a piece named “Le Songe du Lendemain” (Dream of the Following Day) at over $45,000. It’s billed as a masterwork by the renowned 20th-century artist To Ngoc Van.

The event appeared to herald a new era for modern Vietnamese artworks in the international market. It seemed to be the time for cheers.

But only a week later, art scholars and painters quickly raised their concerns on local media, alleging that the painting in question could be a forgery of “The Young Beggar” by Spanish painter Bartolomé Esteban Murillo.

Many were also angry that the piece had been tied to To Ngoc Van (1906-1954), a Vietnamese master.

Van, an early talent in oil painting, was among the brightest graduates of the Indochina College of Fine Arts in the 1930s. He was a recipient of the Ho Chi Minh Prize, a teacher at fine arts colleges in Hanoi and Phnom Penh.

But most importantly, he’s a pride of Vietnamese art.

Luong Xuan Doan, the vice president of the Vietnam Fine Arts Association, did not hide his displeasure in a phone conversation: “It’s certainly a fake. The painting looks coarse and clumsy; there’s no way it could be To Ngoc Van’s work.”

Other Vietnamese experts believe To Ngoc Van did not paint the art and that the artist wouldn’t have signed his name if he had actually copied Murillo’s.

A descendant of the artist was also cautious. He said he had asked several members in the family and none could confirm whether the painting is Van’s.

Responding to the allegations, Lavina Chan, Senior Vice-President of Christie’s Asia, affirmed the auction house’s due diligence on the painting’s provenance.

“There is no basis on which to call into question its authenticity,” Chan wrote in an email to VnExpress International.

Christie’s sale catalog, written by Jean-François Hubert, senior consultant and expert in Vietnamese art, states that “Le Songe du Lendemain” was first acquired directly from the Vietnamese artist by Claude Mahoudeau, who “recognized early the quality of To Ngoc Van's works.”

The painting has then been passed through two European gentlemen, Chan said.

However, the representative could not look past the resemblance.

“While the artist was indeed influenced by the Spanish artist Murillo, it was not uncommon in that era to follow the footsteps of European old masters,” Chan wrote.

In a follow-up interview, Doan, the vice president of the Vietnam Fine Arts Association, refuted that point.

“It’s unusual.” Doan said. “To Ngoc Van had French and European teachers so he could be influenced in the material and the techniques he used. But the great artist painted with a signature style, so he wouldn’t have forged such amazing works of masters like Murillo.”

“It’s an insult to the artist and heartbreaking news for Vietnamese art,” Doan concluded.

An uphill battle

Tran Khanh Chuong, the president of Vietnam Fine Arts Association, is more reserved. But he too is not optimistic when talking about rampant counterfeits on international markets.

“We can’t confirm forgery until an evaluation center provides clear evidence,” Chuong said. “It also costs a fortune to re-evaluate an artwork, even if the inspectors of the Ministry of Culture, Sports and Tourism could step in.”

In Vietnam, curators and collectors face immense difficulties procuring artwork. The one and only Artwork Evaluation Center, which belongs to the Vietnam Fine Arts Museum, closed a few months after its opening in 2010.

“Not many people cared to bring in their purchases for evaluation,” Chuong said. “They think there’s no point in spotting theirs as fakes, even if they have doubts.”

Meanwhile, the most valuable, sought-after art comes from the elites of Indochina College of Fine Arts, whose works in the 1930s are neither registered nor protected by the Vietnam Copyright Office.

Vietnam has long been known for its legacy of fake arts after two brutal wars. The New York Times ran a piece in 2009 describing the chaos inside the Vietnam Fine Arts Museum, where hundreds of artworks were replaced with copies to protect them from bombings in the 1960s. These days the real ones cannot be found or evaluated easily.

When the economy opened up and Vietnamese art became more popular abroad, copies proliferated even more.

Authenticity questions become more relevant considering the recent impressive climbs that Vietnamese art has made on international markets.

In April, Le Pho’s “Family Life” hit record-high hammer price of over $1 million also at Sotheby's Hong Kong. An earlier painting of Pho’s, “View from the Hilltop,” had fetched nearly $850,000 in 2014.

Le Pho's "View From The Hilltop" hammered at $850,000 in a sale of Christie's Hong Kong in November 2014.


Christie’s Hong Kong in May sold “La Moyenne Région” by Hoang Tich Chu and Nguyen Tien Chung at closely $600,000, the second highest of the day. Sotheby’s New York in June also saw Vu Cao Dam’s “Joueuse de Lune” hammered at $94,000, the fifth highest of the sale.

But just last year, in an exhibition at the Museum of Fine Arts in Ho Chi Minh City that honored seventeen pieces of four Vietnamese legends, at least fifteen were alleged to be forgeries.

Painter Thanh Chuong made headlines after claiming that one of the paintings was his. It was displayed as a work of his contemporary, Ta Ty.

The owner of the collections told VnExpress that he placed his full trust in Jean-François Hubert from Christie’s.

Days later, the HCMC Museum of Fine Arts had to form an evaluation panel, which then decided to close the exhibition and officially apologized to the public.

Tran Khanh Chuong said his association, museums and art experts could make their voices heard in national cases such as this, but it’s an uphill battle overseas.

“The question is, who will have the money to re-evaluate the artwork?” Chuong said, ending an apparent rhetoric question with a chuckle.
VnExpress.net - June 13, 2017


Vietnamese Art Has Never Been More Popular. But the Market Is Full of Fakes - By Richard C. Paddock, Aug. 11, 2017, The New York Times.