"Tranh minh họa 'Truyện Kiều'" - 1942

11 bức tranh 'Truyện Kiều' của danh họa Việt

Hiếu Vân



Tranh minh họa 'Truyện Kiều' - 1942,
“Tú Bà ghé lại thong dong dặn dò” của Tô Ngọc Vân. Khắc gỗ màu trên giấy dó. Cỡ: 21cm x 29.5 cm.




Năm 1942, 11 danh họa Việt Nam vẽ 11 bức vẽ lấy cảm hứng từ Truyện Kiều trên giấy dó với mục đích phát hành để lấy tiền sửa mộ và dựng bia Nguyễn Du tại làng Tiên Điền.



























Tập Văn họa kỷ niệm Nguyễn Du do Hội Quảng Trị - Huế, với sự hỗ trợ của hội Khai trí Tiến Đức và hội Khuyến học vào dịp ngày giỗ Nguyễn Du xuất bản năm 1942. Tập sách tranh này ra đời với mục đích phát hành để lấy tiền sửa mộ và dựng bia Nguyễn Du tại làng Tiên Điền. Tập sách tập hợp 11 bức tranh in trên giấy dó, của 11 họa sĩ nổi tiếng là: Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Lê Văn Đệ, Nguyễn Gia Trí, Lưu Văn Sìn, Nguyễn Tường Lân, Nguyễn Văn Tỵ, Nguyễn Đỗ Cung, Lương Xuân Nhị, Tôn Thất Đào, Phạm Hầu.
Sau 63 năm, những tác phẩm hội hoạ này được giới thiệu lại với bạn đọc trong cuốn Truyện Thuý Kiều được tái bản nhân kỷ niêm 250 năm ngày sinh Nguyễn Du.



Hiếu Vân
Nguồn: Zing.vn - 08:52 13/11/2015




Các họa sĩ nổi danh vẽ tranh về “Truyện Kiều”

Đánh giá về “Truyện Kiều” của Đại thi hào Nguyễn Du, GS Dương Quảng Hàm, một nhà nghiên cứu nổi tiếng trong nước khẳng định: “Xưa nay ai cũng công nhận cái giá trị đặc biệt của “Truyện Kiều” về đường văn chương.

Cách kết cấu toàn thiên đã có phương pháp, cách sắp đặt trong mỗi hồi, mỗi đoạn lại phân minh. Các câu chuyện thật là thần tình khéo léo. Tả cảnh thì theo lối phác họa, mà cảnh nào cũng linh hoạt, khiến cho người đọc cảm thấy cái thi vị của mỗi cảnh và cái tâm hồn của mỗi vai ở trong cảnh ấy. Tả người thì vai nào rõ ra tính cách vai ấy, chỉ một vài nét mà như vẽ thành bức truyền thần của mỗi vai, khám phá được tâm lý của vai ấy, khiến cho nhiều vai (như Sở Khanh, Tú Bà) đã thành ra những nhân vật dùng làm mô dạng cho đời sau.


“Tú Bà ghé lại thong dong dặn dò” của Tô Ngọc Vân. Khắc gỗ màu trên giấy dó. Cỡ: 21cm x 29.5 cm.



Văn tả tình thì thật là thấm thía thiết tha làm cho người đọc phải cảm động. Cách dùng điển thì đích đáng, tự nhiên, khiến cho người học rộng thì thưởng thức được lối văn uẩn súc của tác giả, mà người thường cũng hiểu được đại ý của câu văn. Bởi thế “Truyện Kiều” mới thành quyển truyện phổ thông nhất ở nước ta: Trên từ các bậc văn nhân thi sĩ, dưới đến các kẻ thường dân phụ nhụ, ai cũng thích đọc, thích ngâm và thuộc được ít nhiều. Rồi nhân đấy mà làm ra các bài vịnh Kiều, tập Kiều, án Kiều, thật là một cuốn sách rất có ảnh hưởng về đường văn học và phong tục ở nước ta vậy”.


“Khi tỉnh rượu lúc tàn canh” của họa sĩ Nguyễn Gia Trí.



Có thể nói chưa có một áng văn chương nào được phổ cập một cách rộng rãi tự phát vào quần chúng như thế. “Truyện Kiều” được tái bản rất nhiều lần cũng như nhiều tác giả bỏ bao công sức biên khảo, phân tích... mong tìm tòi phát hiện thêm ra những điều mới lạ.


“...khắc lậu, canh tàn. Gió cây trút lá, trăng ngàn ngậm gương. Lối mòn cỏ nhợt mùi sương” của họa sĩ Trần Văn Cẩn.



Năm 1942, nhiều nhà mạnh thường quân, nhà nghiên cứu, phê bình đã hợp tác với một số họa sĩ tên tuổi, cùng nhau hoàn thành một quyển sách lấy tựa "Tập văn họa kỷ niệm Nguyễn Du”. Tập văn họa được thực hiện rất công phu, được in ấn bằng giấy bổi sản xuất thủ công và xuất bản hơn 1.000 quyển; với các nội dung giới thiệu về Nguyễn Du, các bài bình Kiều.



“... Trăng tà về Tây. Mịt mù dặm cát, đồi cây. Tiếng gà điếm nguyệt, dấu giày cầu sương” của họa sĩ Lương Xuân Nhị.






“Vầng trăng ai xẻ làm đôi” của họa sĩ Nguyễn Tường Lân.



Đặc biệt, giới hội họa đánh giá bộ sách này có giá trị rất lớn vì bản thân nó có 11 bức tranh khắc gỗ của những họa sĩ hàng đầu của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương như Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Gia Trí, Lê Văn Đệ, Lưu Văn Sìn, Nguyễn Đỗ Cung... mỗi họa sĩ đều thể hiện một nét trong “Truyện Kiều”, theo cảm nhận rất riêng của mình.



Bìa trước “Tập văn họa kỷ niệm Nguyễn Du”, do họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung vẽ.



Đó là Nguyễn Gia Trí với khoảnh khắc “Khi tỉnh rượu, khi tàn canh...” trong những ngày bôn ba thanh lâu của Thúy Kiều; họa sĩ Lê Văn Đệ vẽ về “Trong ngọc trắng ngà...” khắc gỗ màu trên giấy dó; họa sĩ Lương Xuân Nhị với cảnh “...Trăng tà về Tây”... Họa sĩ Tô Ngọc Vân chọn khắc họa chân dung Tú Bà “Tú Bà ghé lại thong dong”; Nguyễn Đỗ Cung chọn Từ Hải với hình ảnh “...Lạ vẻ cân đai” trong câu thơ “Rỡ mình lạ vẻ cân đai. Hãy còn hàm én mày ngài như xưa” tả vẻ uy nghi của Từ Hải ngày Thúy Kiều gặp lại chàng...

Tác phẩm này hiện nay rất hiếm, ít người còn giữ được.


DH


Nguồn: Báo Tin tức - TTXVN - Thứ Tư, 18/11/2015 22:27

Xem thêm: TẬP VĂN HỌA KỶ NIỆM NGUYỄN DU - Cauminhngoc, Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2013, Blog CAUMINHNGOC.

phụ bản, lúc ấy gọi là họa bản


Truyện Thúy Kiều – Phản đối và lý giải - Bài viết của Phương Thủy, Xuất bản: 11/11/2015 18:04:01 | Chỉnh sửa: 12/11/2015 11:51:06

Bìa Truyện Thúy Kiều do Nhã Nam xuất bản năm 2015

Bức tranh bìa là tác phẩm của họa sĩ Lê Văn Đệ, in trong “Tập văn họa kỷ niệm Nguyễn Du” xuất bản năm 1942.

Theo lời nhà sưu tầm sách cổ Vũ Hà Tuệ, bức tranh này đã từng xuất hiện trên trang bìa báo Bình Minh, kỷ niệm 200 năm ngày sinh Nguyễn Du.




http://sachxua.net/forum/bo-suu-tap-ca-nhan/vai-cuon-sach/105/
TẬP VĂN HOẠ KỶ NIỆM NGUYỄN DU
Hội Quảng Trị (Huế) xuất bản tập này vào ngày mồng 10 tháng 8 năm Nhâm Ngọ, tức ngày 19 Septembre 1942, là ngày húy Nguyễn Du. Trong tập ghi tiền thu được sẽ dùng về việc sửa mộ và dựng đài kỷ niệm tác gia "Đoạn trường tân thanh" tại làng Tiên Điền. Sách in tại nhà in Ngày Nay, 80 đường Quán Thánh. Gồm:
-1000 quyển giấy lụa Sông Thao, đánh dấu hai chữ Tố Như viết lối cổ triện.
-200 quyển giấy lụa Tố Như đánh số từ 1 đến 200.
-90 quyển giấy nhiễu Tố Như, đánh dấu hai chữ Tố Như cổ triện và đánh số từ I đến XC.
-12 quyển đặc biệt bằng giấy vóc Tố Như, có bìa gỗ sơn rất quí, đóng theo lối cổ, đánh dấu hai chữ Tố Như cổ triện và đánh số từ A đến M.
Sách in tổng cộng là 1302 quyển, in toàn bằng giấy dó Việt Nam đặt riêng ở nhà giấy dó Sông Thao, do ông Lê Trọng Quỹ đặc chế, có ấn hai chữ TỐ NHƯ trong chất giấy. Tranh nhiều màu của nhiều nhà danh hoạ trong ba kỳ. Khắc gỗ và in tranh do hai họa sĩ Trần Văn Cẩn và Lương Xuân Nhị trông nom. In bài do họa sỹ Tô Ngọc Vân và Trương Xuân Miễn. Họa sỹ Nguyễn Đỗ Cung trình bày. Làm bìa sơn do họa sỹ Nguyễn Văn Tỵ. Việc biên tập do Đào Duy Anh.
Trong tập gồm:
-Bài bia kỷ niệm Nguyễn Du ở hội Khai trí tiến đức,
-Tiểu sử Nguyễn Du (Đào Duy Anh soạn).
-Bài tựa đoạn trường tân thanh của Đào Nguyên Phổ.
-Trích Đoạn trường tân thanh,
-Thác lời phường nón,
-Văn tế thập loại chúng sinh (trích).
-Thanh hiên thi tập (trích chữ Hán và dịch)
-Văn vịnh Kiều, từ đời Gia Long sắp sau.
-Văn bình kiều, từ đời Minh Mạng,
-Bản kê các sách và bài Hán văn, quốc văn, Pháp văn quan hệ về Nguyễn Du và truyện Kiều.
-11 họa bản của các họa sỹ Nguyễn Gia Trí, Lương Xuân Nhị, Nguyễn Tường Lân, Nguyễn Đỗ Cung, Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Phạm Hầu, Lê Văn Đệ, Tôn Thất Đào, Nguyễn Văn Tỵ, Lưu Văn Sìn (in tại Hàn Thuyên Ấn quán, 53 Tiên Tsin - Hà Nội).