MINH HỌA BÌA BÁO “PHONG HOÁ” GIAI ĐOẠN PHÁP THUỘC

MINH HỌA BÌA BÁO “PHONG HOÁ” GIAI ĐOẠN PHÁP THUỘC


PGS.TS. Hoàng Minh Phúc
Trường Đại học Mĩ thuật TP.Hồ Chí Minh
Email: hoangminhphuc.dhmt@gmail.com
ThS. Trần Thị Thy Trà
Trường Đại học Mĩ thuật Công nghiệp Hà Nội
Email: tranthytra@gmail.com


Tóm tắt:
Vào những năm đầu của thế kỉ XX, xã hội Việt Nam có những thay đổi đáng kể khi có sự xuất hiện của người Pháp. Đặc biệt là trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật, việc in ấn phát hành những sách báo, tạp chí đóng vai trò trong việc truyền bá tư tưởng chủ yếu từ giới trí thức và giáo dục quần chúng nhằm tiếp thu cái mới, xoá bỏ dần sự lạc hậu. Trước bối cảnh đó, tuần báo Phong hoá ra đời mở ra diễn đàn trao đổi về tình hình kinh tế, xã hội, chính trị và minh hoạ với vai trò giải thích, làm rõ nội dung bài báo cần chuyển tải đã đóng vai trò quan trọng bên cạnh nội dung.
Bài viết đề cập đến những minh hoạ trên bìa báo Phong hoá giai đoạn Pháp thuộc nhằm mục đích lí giải vai trò cũng như giá trị của nghệ thuật trên các trang bìa. Qua đó thấy được các phong tục, tập quán xã hội của người Việt khi có sự xuất hiện của văn hoá Pháp và một phần diện mạo lớp hoạ sĩ hiện đại Việt Nam được đào tạo một cách chính quy tại Trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương cùng tham gia sáng tác minh hoạ bìa báo Phong hoá như hoạ sĩ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Tường Lân, Nguyễn Đỗ Cung, Trần Văn Cẩn, Lương Xuân Nhị...
Những minh hoạ trên báo Phong hoá thời Pháp thuộc rất phong phú, luôn bám sát chủ đề của từng số báo để diễn tả nội dung của các chuyên mục như phóng sự, truyện, thơ... và bìa báo luôn đóng vai trò là bộ mặt thể hiện đầy đủ nội dung tư tưởng của số báo đó. Có bìa in màu, có bìa in đen trắng, có bìa sử dụng tranh in khắc gỗ hay in lưới thông qua các kĩ thuật in typo được người Pháp mang đến Việt Nam từ năm 1861 dù còn nhiều hạn chế lúc bấy giờ. Một nền đồ hoạ mặc dù còn thủ công, đơn sơ đó nhưng dưới sự góp sức của các hoạ sĩ danh giá của Việt Nam lúc bấy giờ đã đóng vai trò ghi dấu ấn giao thoa văn hoá, lịch sử, kĩ thuật và nghệ thuật thông qua những minh hoạ trên báo Phong hoá thời Pháp thuộc.

Từ khoá: minh hoạ, minh hoạ báo chí, minh hoạ báo chí giai đoạn Pháp thuộc, minh hoạ bìa báo Phong hoá


L’ILLUSTRATION DE LA COUVERTURE DES JOURNAUX“PHONG HOÁ” À L'ÉPOQUE DE LA DOMINATION FRANÇAISE


Prof.as.Dr. Hoàng Minh Phúc
Université des Beaux-Arts de Hô Chi Minh-Ville
Email: hoangminhphuc.dhmt@gmail.com
Trần Thị Thy Trà
Theory and history of Art, Vietnam National Institute of Culture and Art
Courriel: tranthytra@gmail.com




Résumé: Dans les premières années du XXe siècle, la société vietnamienne a fait des changements significatifs, surtout dans le domaine culturel et artistique. L'impression de journaux et de magazines non seulement joue un rôle dans la diffusion des idées des intellectuels, mais encore se charge l'éducation des masses afin d'absorber les nouvelles et d’éliminer des idées arriérées. Dans ce contexte, la naissance du magazine “Phong hoá” (Des Moeurs) ouvre un forum de discussion sur les questions économiques, sociales et politiques. L’illustration qui est aussi importante que le contenu joue le rôle d'expliquer et de clarifier le contenu des articles.
Dans cette recherche, il s’agit des illustrations sur la couverture de l'édition française de la période française afin d'expliquer le rôle ainsi que la valeur de l'art sur la couverture. Cela montre les coutumes sociales du peuple vietnamien lors de l'apparition de la culture française et les contributions des artistes vietnamiens qui sont formées de manière formelle au Collège des Beaux-Arts de l'Indochine. Ce sont eux ont participé à l'illustration de la couverture du journal “Phong hoá”, comme To Ngoc Van, Nguyen Gia Tri, Nguyen Tuong Tam, Nguyen Cat Tuong...
Les illustrations des journaux “Phong hoá” sont très riches, s'en tenant toujours au thème de chaque numéro pour bien exprimer le contenu de la chronique sous forme de nouvelles, d'histoires, de poésie... Grâce à ces éléments, la couverture des journaux s’exprime complètement le contenu d’esprit de ce numéro. Il y avait des couvertures imprimées en couleur, des couvertures imprimées en noir et blanc, des couvertures imprimées par la gravure sur bois ou une sérigraphie à l'aide de techniques d'impression de typo apportées par les Français en 1861 malgré des restrictions à l'époque. Sous les auspices de certains des artistes les plus éminents du Vietnam un dessin d'art artisanal, simple de cette époque-là, a joué un rôle en marquant le carrefour de la culture, de l'histoire, de la technologie et de l'art à travers les illustrations du journal “Phong hoá” à l'époque de la domination française.

Mots-clés: illustrations, illustrations de journaux, illustrations de presse à l'époque de la domination francaise, illustrations de la couverture du journal des Mœurs
Nguồn: pdf -