NN159 - "Trả thù" - Truyện vui của Khái Hưng *
04:45:00Trả thù
- Truyện vui của Khái Hưng
Minh họa Tô Tử
Đăng trên báo Ngày Nay số 159 - 29/04/1939, Tr. 14-15.Minh họa Tô Tử
Mời xem bản đánh máy
Mời nghe đọc: tập truyện ngắn "Đội Mũ Lệch" (Quang Điền diễn đọc - Youtube)
Mời xem bản Photocopy (Để xem ảnh ở độ phóng đại lớn, xin nhấp chuột vào ảnh).
Nguồn: Ngày Nay số 159 - 29/04/1939, Tr. 14-15.
Mời xem bản đánh máy
Trong tập truyện "Đội Mũ Lệch" (tập truyện ngắn - Nxb Đời Nay 1938)
Ngày Nay số 159 - 29/04/1939, Tr. 14-15.
Nguồn: https://vietmessenger.com
Trả thù
Vừa nghĩ mưu trả thù, vừa cố dành tiền để thi hành cái mưu sâu ấy, Lưu đã loay hoay, chật vật hơn hai tháng.
Lưu làm việc nhà buôn, trọ và ăn cơm tháng ở nhà một ông thơ ký Sở Công chính. Và Lưu đã chăm chỉ học thêm để sửa soạn dự một kỳ thi gì đó.
Kẻ thù của Lưu là bà chủ nhà, một người đàn bà đảm đang yêu chồng, yêu con, nhịn ăn nhịn mặc để chồng con khỏi thiếu thốn.
Nhưng một mình bà hy sinh, bà cho là chưa đủ. Bà còn muốn người khác hy sinh cho chồng con bà nữa. Người khác ấy là Lưu.
Lưu ngày hai buổi bận việc bán hàng. Trưa về được rỗi tất phải nghỉ ngơi. Vậy thì giờ học tập chỉ có thể về đêm. Vì thế nhiều khi anh thức tới một hai giờ sáng. Và vì thế bà chủ nhà luôn mồm kêu ca.
Trước bà còn mắng chửi đầy tớ không biết cần kiệm, giữ gìn bếp, lúc nào cũng sáng trưng, phung phí quá, để mỗi tháng bà phải trả tới năm, sáu đồng bạc điện. Sự thực món tiền điện tháng của nhà bà chưa bao giờ lên quá bốn đồng. Lưu hiểu rằng bà phán nói cạnh mình, nhưng anh cũng mặc. Mình cần phải học kíp, biết làm thế nào! Và anh lặng thinh mỉm cười, mỗi lần nghe tiếng bà chủ đứng cửa sổ dưới nhà réo xuống bếp giục đầy tớ tắt đèn, tuy ngoài buồng anh, các buồng khác đều không có một tia ánh sáng.
Về sau bà chủ xoay chiến lược. Bà thân mật khuyên Lưu:
- Ông thức khuya quá, như thế có yếu người đi không? Độ rầy trông ông gầy lắm. Ông ạ, ở đời chả gì bằng sức khỏe, tội gì mà cặm cụi.
Lưu cảm động trả lời:
- Xin cảm ơn bà, nhưng tôi sắp phải thi đến nơi rồi, không thức khuya để học thì không kịp mất.
Nói xa xôi mà không xong, nói tử nói tế cũng không xong, bà phán đành bảo thẳng cho Lưu biết:
- Mấy tháng này, vì ông thức đêm mà tiền điện tăng lên gấp đôi... Hay ông... mua lấy một cây đèn dầu hỏa mà thắp cho đỡ tốn.
Lưu đã toan kháng cự lại, vì anh cho một chục bạc tiền tháng của anh đủ trả rộng rãi hai bữa cơm xoàng và dăm giờ đèn điện. Nhưng chợt nghĩ đến cái đức tính lắm mồm lắm miệng của người đàn hà nội trợ đảm đang, anh lại thôi và chỉ mỉm cười, tức tối, hằn học.
Từ đó Lưu để ý vào việc trả thù.
Và một hôm, anh tìm được ra một mưu. Anh sung sướng với cái mưu ấy đến nỗi nghe bà chủ quát tháo, và nói ý tứ, anh bật lên tiếng hát.
Rồi sau hai tháng nhịn quà sáng, nhịn tiêu vặt, nhịn đi xe, anh có một món tiền để dành đủ mua... các vật liệu để báo thù. Đó là một cái đèn thủy tinh với cái chụp giấy xanh xinh đẹp, và một gói buộc dây rất kín đáo chặt chẽ.
Đi qua nhà dưới, - vì anh ở một phòng nhỏ trên gác - Lưu dềnh dàng và uể oải đặt các thức vừa mua xuống ghế ngựa. Bà chủ chạy ra sửng sốt:
- Ông mua đèn cho ai thế?
Sau cái thở dài mệt nhọc, Lưu đáp:
- Thưa bà, mua cho tôi... để dùng... đấy ạ.
Và trong khi bà chủ cố giấu sung sướng, lặng lẽ đứng nhìn, Lưu nói luôn:
-Từ nay tôi không cần đến đèn điện nữa.
Lưu làm việc nhà buôn, trọ và ăn cơm tháng ở nhà một ông thơ ký Sở Công chính. Và Lưu đã chăm chỉ học thêm để sửa soạn dự một kỳ thi gì đó.
Kẻ thù của Lưu là bà chủ nhà, một người đàn bà đảm đang yêu chồng, yêu con, nhịn ăn nhịn mặc để chồng con khỏi thiếu thốn.
Nhưng một mình bà hy sinh, bà cho là chưa đủ. Bà còn muốn người khác hy sinh cho chồng con bà nữa. Người khác ấy là Lưu.
Lưu ngày hai buổi bận việc bán hàng. Trưa về được rỗi tất phải nghỉ ngơi. Vậy thì giờ học tập chỉ có thể về đêm. Vì thế nhiều khi anh thức tới một hai giờ sáng. Và vì thế bà chủ nhà luôn mồm kêu ca.
Trước bà còn mắng chửi đầy tớ không biết cần kiệm, giữ gìn bếp, lúc nào cũng sáng trưng, phung phí quá, để mỗi tháng bà phải trả tới năm, sáu đồng bạc điện. Sự thực món tiền điện tháng của nhà bà chưa bao giờ lên quá bốn đồng. Lưu hiểu rằng bà phán nói cạnh mình, nhưng anh cũng mặc. Mình cần phải học kíp, biết làm thế nào! Và anh lặng thinh mỉm cười, mỗi lần nghe tiếng bà chủ đứng cửa sổ dưới nhà réo xuống bếp giục đầy tớ tắt đèn, tuy ngoài buồng anh, các buồng khác đều không có một tia ánh sáng.
Về sau bà chủ xoay chiến lược. Bà thân mật khuyên Lưu:
- Ông thức khuya quá, như thế có yếu người đi không? Độ rầy trông ông gầy lắm. Ông ạ, ở đời chả gì bằng sức khỏe, tội gì mà cặm cụi.
Lưu cảm động trả lời:
- Xin cảm ơn bà, nhưng tôi sắp phải thi đến nơi rồi, không thức khuya để học thì không kịp mất.
Nói xa xôi mà không xong, nói tử nói tế cũng không xong, bà phán đành bảo thẳng cho Lưu biết:
- Mấy tháng này, vì ông thức đêm mà tiền điện tăng lên gấp đôi... Hay ông... mua lấy một cây đèn dầu hỏa mà thắp cho đỡ tốn.
Lưu đã toan kháng cự lại, vì anh cho một chục bạc tiền tháng của anh đủ trả rộng rãi hai bữa cơm xoàng và dăm giờ đèn điện. Nhưng chợt nghĩ đến cái đức tính lắm mồm lắm miệng của người đàn hà nội trợ đảm đang, anh lại thôi và chỉ mỉm cười, tức tối, hằn học.
Từ đó Lưu để ý vào việc trả thù.
Và một hôm, anh tìm được ra một mưu. Anh sung sướng với cái mưu ấy đến nỗi nghe bà chủ quát tháo, và nói ý tứ, anh bật lên tiếng hát.
Rồi sau hai tháng nhịn quà sáng, nhịn tiêu vặt, nhịn đi xe, anh có một món tiền để dành đủ mua... các vật liệu để báo thù. Đó là một cái đèn thủy tinh với cái chụp giấy xanh xinh đẹp, và một gói buộc dây rất kín đáo chặt chẽ.
Đi qua nhà dưới, - vì anh ở một phòng nhỏ trên gác - Lưu dềnh dàng và uể oải đặt các thức vừa mua xuống ghế ngựa. Bà chủ chạy ra sửng sốt:
- Ông mua đèn cho ai thế?
Sau cái thở dài mệt nhọc, Lưu đáp:
- Thưa bà, mua cho tôi... để dùng... đấy ạ.
Và trong khi bà chủ cố giấu sung sướng, lặng lẽ đứng nhìn, Lưu nói luôn:
-Từ nay tôi không cần đến đèn điện nữa.
Bà chủ chợt ngượng với khách trọ, ngập ngừng một nói câu đãi bôi:
- Tôi nói thế thì nói, nhưng ông cứ dùng đèn điện chứ tội gì lại thắp đèn dầu...
Chưa cho là đủ, bà con tiếp thêm:
- Để đèn mười giờ thì có hề gì... có tốn mấy...
Lưu, giọng mỉa mai:
- Thưa bà được ạ, làm việc dưới ánh đèn dầu đỡ hại mắt hơn dưới ánh đèn điện.
Bà chủ nhà bám ngay lấy ý tưởng ấy:
- Thế à? Ông nói tôi mới biết đấy... Thảo nào mà ngày nay người mình nhiều người cận thị. Các cụ mình ngày xưa có ai phải đeo kính cận thị đâu? Thì ra vì đèn điện.
Bắt đầu từ hôm ấy, Lưu giữ lời, không hề mó tới cái vặn đèn điện. Bà chủ nhà không khỏi ngờ vực rằng đêm khuya chờ cho cả nhà ngủ yên, Lưu mới dùng tới đèn điện. Nhưng luôn mấy hôm, lần nào rón rén gác nhòm vào phòng Lưu, bà cũng thấy ông khách trọ ngồi trước cây đèn chụp xanh.
Bà cảm động. Và hối hận nữa. Hối hận rằng đã không được nhã nhặn với Lưu. Bà cố ăn ở tử tế kéo lại. Có buổi sáng bà đã mời Lưu dùng điểm tâm với chồng con bà.
° °
°
Nhưng tháng ấy tiền điện lại tăng hơn hết mọi tháng trước.
Bà phán không hiểu sao. Bà buồn bực, khổ sở than phiền và ngờ cho sở điện tính sai hay tính gian. Bà phàn nàn với chồng. Bà phàn nàn với Lưu. Lưu phân trần:
- Thưa bà, quả thực cả tháng tôi không bật qua tới ngọn đèn điện.
Bà chủ vội đỡ lời:
- Vâng tôi vẫn biết thế.
Có một điều bà không biết là cùng với cây đèn Lưu đã mua một cái ấm điện, mà chàng dùng luôn để đun nước uống, nước rửa mặt, và cả nước đổ đi nữa, mục đích chỉ làm tốn thực nhiều điện cho bà chủ nhà cay nghiệt.
Lưu đã trả xong thù và vẫn được tiếng tốt là một người biết điều.
Trong tập truyện ngắn "Đội Mũ Lệch"
do Đời Nay xuất bản lần đầu năm 1938.
- Tôi nói thế thì nói, nhưng ông cứ dùng đèn điện chứ tội gì lại thắp đèn dầu...
Chưa cho là đủ, bà con tiếp thêm:
- Để đèn mười giờ thì có hề gì... có tốn mấy...
Lưu, giọng mỉa mai:
- Thưa bà được ạ, làm việc dưới ánh đèn dầu đỡ hại mắt hơn dưới ánh đèn điện.
Bà chủ nhà bám ngay lấy ý tưởng ấy:
- Thế à? Ông nói tôi mới biết đấy... Thảo nào mà ngày nay người mình nhiều người cận thị. Các cụ mình ngày xưa có ai phải đeo kính cận thị đâu? Thì ra vì đèn điện.
Bắt đầu từ hôm ấy, Lưu giữ lời, không hề mó tới cái vặn đèn điện. Bà chủ nhà không khỏi ngờ vực rằng đêm khuya chờ cho cả nhà ngủ yên, Lưu mới dùng tới đèn điện. Nhưng luôn mấy hôm, lần nào rón rén gác nhòm vào phòng Lưu, bà cũng thấy ông khách trọ ngồi trước cây đèn chụp xanh.
Bà cảm động. Và hối hận nữa. Hối hận rằng đã không được nhã nhặn với Lưu. Bà cố ăn ở tử tế kéo lại. Có buổi sáng bà đã mời Lưu dùng điểm tâm với chồng con bà.
°
Nhưng tháng ấy tiền điện lại tăng hơn hết mọi tháng trước.
Bà phán không hiểu sao. Bà buồn bực, khổ sở than phiền và ngờ cho sở điện tính sai hay tính gian. Bà phàn nàn với chồng. Bà phàn nàn với Lưu. Lưu phân trần:
- Thưa bà, quả thực cả tháng tôi không bật qua tới ngọn đèn điện.
Bà chủ vội đỡ lời:
- Vâng tôi vẫn biết thế.
Có một điều bà không biết là cùng với cây đèn Lưu đã mua một cái ấm điện, mà chàng dùng luôn để đun nước uống, nước rửa mặt, và cả nước đổ đi nữa, mục đích chỉ làm tốn thực nhiều điện cho bà chủ nhà cay nghiệt.
Lưu đã trả xong thù và vẫn được tiếng tốt là một người biết điều.
Khái Hưng
Trong tập truyện ngắn "Đội Mũ Lệch"
do Đời Nay xuất bản lần đầu năm 1938.
Nguồn: https://vietmessenger.com
Mời nghe đọc: tập truyện ngắn "Đội Mũ Lệch"
THƯ VIỆN SÁCH NÓI DÀNH CHO NGƯỜI MÙ
(Quang Điền diễn đọc - Youtube).
0 comments: