Thứ Hai, 30 tháng 4, 2018

NN173-174 - "Người vượt ngục" - Truyện hoạt động Ăng-Lê của Richard Sale - Thế Lữ dịch

Người vượt ngục

Truyện hoạt động Ăng-Lê của Richard Sale
Thế Lữ dịch
Minh họa Ái Mỹ




Nguồn: Ngày Nay số 173 - 05/08/1939, Tr. 06, 21-22.



0 comments:

NN173 - "Thời chưa cưới " - Truyện ngắn của Khái Hưng *

Thời chưa cưới

Truyện ngắn của Khái Hưng
Minh họa Ái Mỹ
Đăng trên báo Ngày Nay số 173 - 05/08/1939, Tr. 16-17, 20.

Mời xem bản đánh máy
Mời xem bản Photocopy (Để xem ảnh ở độ phóng đại lớn, xin nhấp chuột vào ảnh).






Mời xem bản đánh máy


Ngày Nay số 173 - 05/08/1939, Tr. 16-17, 20.

Thời chưa cưới


Trên bãi biển Sầm Sơn, Phát và Hoàn biết nhau, lưu ý đến nhau rồi thân mật với nhau.

Hoàn và mẹ thuê nhà nghỉ mát, thuộc dẫy thứ sáu. Mỗi khi ra bãi biển, Hoàn phải qua một khách sạn nhỏ. Phát trọ ở đấy. Sáng nào, chiều nào chàng cũng đứng trên hiên gác đợi Hoàn đi tắm. Và chàng thả xuống những lời bỡn cợt. Trước Hoàn còn mỉa mai đáp lại. Sau thấy anh chàng trơ trẽn quá, nàng lặng thinh, hoặc mỉm cười khinh bỉ. Nhưng cái lặng thinh ấy, cái mỉm cười ấy, Phát không cho là có ý khinh bỉ. Trái lại, chàng nhất định tin rằng Hoàn ưng mình.

Hoàn khó chịu, đi lối khác ra biển tuy lối này vừa dài hơn, vừa bẩn hơn, nhất những hôm trời mưa. Biết thóp, Phát đến đón ở gần cổng nhà Hoàn, để theo nàng đi tắm. Hoàn bật cười. Và chẳng giữ nổi vẻ lạnh lùng, nàng trả lời Phát một câu nhã nhặn. Thế là hai người bắt đầu làm quen nhau.

Từ đấy Hoàn lại theo con đường cũ. Mỗi lần qua khách sạn, nàng ngửng lên nhìn, và cố nhiên gặp Phát đứng vẫy rồi vội xuống để cùng ra bãi biển. Hoàn thấy Phát có duyên. Phát thấy Hoàn không nhạt cũng không rởm đời như phần nhiều thiếu nữ chàng đã gặp. Đó là, theo ý chàng, một hạnh kiểm rất hiếm ở một cô gái con nhà.

Nhờ làn không khí dễ dàng ở nơi tắm biển, hai người rất chóng thân mật, suồng sã với nhau nữa. Nghĩa là có những cử chỉ và ngôn ngữ mà ở Hà thành người ta sẽ cho là quá thân mật, suồng sã. ở đây, đó chỉ là những sự đã được coi thường, đã quen mắt lắm. ở đây, còn ai giữ gìn bẽn lẽn làm gì nữa, khi mà nam nữ gần trần truồng đứng nói chuyện với nhau hằng giờ rất tự nhiên và thẳng thắn. ở đây, chỉ những người giả đạo đức mới cho thế là lõa lồ, là dơ dáng.

Vì thế, không ai lưu ý đến Phát và Hoàn khi hai người cầm tay dắt nhau đi dưới nước, hay rúc rích cười nhảy theo làn sóng trắng. Và khi Phát dạy Hoàn bơi, không những chị em bạn Hoàn không lấy làm chướng mắt mà còn nhờ Hoàn giới thiệu mình với Phát để được chàng dạy. Phát đã trở nên một thiếu niên được phái đẹp cưng chiều trên bãi biển. Chàng không lấy thế làm tự hào với đám phụ nữ vì ngoài Hoàn ra chàng không để mắt tới một ai. Chàng sung sướng rằng môn bơi lội của mình đã làm tôn giá trị mình ở trước mặt Hoàn. Còn Hoàn thì nàng tự phụ rằng đã quen trước các chị em một người có tài bơi lội - chỉ cái tài ấy là đáng kể ở nơi bãi biển - mà lại quen thân. Nhưng một hôm, chính nàng cũng không hiểu tại sao, nàng bỗng cảm thấy nàng ghen. Tính tình ấy vụt hiện ra trong tâm khảm nàng. Có lẽ thoạt tiên đó chỉ là lòng ích kỷ không ưng người khác có cái mình có. Phát đã dạy nàng bơi, nàng muốn một mình nàng được hưởng cái đặc quyền ấy.

Rồi tính ghen thu hẹp lại trong phạm vi ái tình, Hoàn đau đớn nhìn Phát giữ trong tay những tấm thân màu nâu hồng, chắc nịch và khỏe khoắn.

Nàng đã bắt đầu yêu.

Phát thì mê man, ngây ngất trong giấc mộng mới nhóm. Chàng thấy Hoàn có đủ hết đức tính về hình thức và tinh thần. Một hôm chàng gọi đùa và nịnh: "Cô Hoàn toàn". Hoàn sung sướng đỏ mặt, nhưng vờ hỏi:

- Sao anh lại gọi tôi là Hoàn toàn?

Chàng mỉm cười đáp:

- Vì cô hoàn toàn đẹp cả người lẫn nết.

Mặt Hoàn càng đỏ, và nàng ngượng ngùng nhìn Phát:

- Anh cứ mỉa em!

Thế là tiếng "em" đột ngột lọt vào trong câu chuyện, rồi ở lại đấy; trước còn ngập ngừng, sau trở nên tự nhiên và thân mật. Tới thời kỳ ấy, anh chị đã năng đến nhà nhau, hoặc Phát lại bà hàn rồi cùng bà và Hoàn ra bãi biển, hoặc Hoàn lúc qua khách sạn rẽ vào đó để đợi Phát thay slip. Những hôm bà hàn không đi tắm được, bà không quên dặn Phát:

- Ông đừng cho em ra xa quá nhé. Tôi nghĩ đến những người chết đuối mà tôi sợ... Mà ông cho em về sớm một tí.

Lần nào Hoàn cũng cười và có khi nũng nịu đáp lại mẹ:

- Mẹ làm như con mẹ lên năm lên ba không bằng!

Nếu con bà lên năm lên ba thì bà hàn đã chẳng lo sợ. Bà lo sợ chỉ vì Hoàn năm nay vừa mười tám. Nhưng bà đã kịp hỏi thăm tin tức về Phát rồi. Bà biết Phát là con nhà giàu sang lại sắp lên năm thứ ba trường Luật. Vì thế bà bằng lòng cho phép Hoàn gần gụi Phát tuy bà càng cẩn mật giữ gìn con gái hơn trước. Bà thầm mong Phát sẽ trở nên rể bà, nhưng bà vẫn ngại cho cái tính quá phóng túng, quá tự do của cô con cưng.

Trong khi ấy, Phát và Hoàn đi sâu mãi vào tính tình, vào tâm khảm nhau. Và một ngày một thêm kính trọng, yêu mến nhau hơn. Phát cho Hoàn là người vợ mình mơ ước bấy nay. Không một cái gì một người đàn bà cần phải có mà chàng không thấy Hoàn có. Về phần Hoàn, thì nàng mừng rằng nàng đã do dự chưa nhận lời lấy Phiên, người đến hỏi nàng đầu năm nay. So với Phát, Phiên còn đáng kể vào đâu!

Về Hà Nội, Phát vẫn chăm chỉ đến nhà Hoàn. Bây giờ, tuy chưa hỏi, hai người đã tôn nhau như vị hôn phu và vị hôn thê của nhau rồi. Trong đám bạn bè của hai nhà, có người lại tưởng như Phát và Hoàn đã lấy nhau.

ở Hà Nội, làn không khí thân mật suồng sã ngoài bãi biển đã nhường chỗ cho một làn không khí trang nghiêm và buồn tẻ nơi khách thính. Nhưng không vì thế mà đôi bên thấy kém lạc thú trong sự giao thiệp. Có buổi chiều, hằng giờ ngắm nghía Hoàn đan chiếc áo len ở bên cạnh bà mẹ ngồi chăm chú phá trận, Phát sung sướng hơn là được trò chuyện với Hoàn. Vì trong lúc yên lặng ngắm nghía Hoàn, chàng nghĩ đến cái sung sướng không cùng của chàng.

Nghỉ hè năm sau, Phát đã đỗ bằng cử nhân. Và trước khi vào Sầm Sơn, chàng đã hỏi Hoàn làm vợ. Đó là một việc không cần vội, theo ý Phát và Hoàn, nhưng trước sau cũng một lần, làm cho xong đi thì vẫn hơn. Vả hỏi rồi, hai người sẽ được tự do nói chuyện, sẽ được tự do đi chơi mát với nhau mà không sợ người ta dị nghị.

- Nhưng chỉ hỏi thôi đấy nhé? Còn cưới thì hãy thong thả.

Hoàn âu yếm bảo Phát thế. Và Phát cười ngất trả lời:

- Vâng, xin tuân thượng lệnh.

Hoàn cảm động, giọng nói run run:

- Năm nay em mười chín, ước gì em được sống cái thời chưa cưới trong ba năm nữa.

- Bấy giờ em hăm hai và anh hăm sáu, vừa lắm. Thời chưa cưới càng dài mình càng sung sướng, phải không em?

Hoàn giọng nũng nịu:

- Chính thế. Với lại em sợ lúc cưới rồi, anh không yêu em bằng lúc chưa cưới.

Phát cười, trách:

- Em không tin bụng anh hay sao?

Hoàn vội vàng tạ lỗi.

Quả nhiên hai người xin được nhà cho hoãn việc cưới. Họ đều là con cưng, muốn sao cũng được cha mẹ chiều theo.

Năm nay ra biển, Hoàn thấy kém thú. Nàng cố tìm duyên cớ, và dễ dãi nàng cho ngay rằng Sầm Sơn buồn tẻ là vì số người ra nghỉ mát không đông. Sự thực thì chỉ tại năm trước nàng mới bắt đầu làm quen với Phát, nàng còn đương náo nức, bồng bột. Năm nay lòng nàng đã trấn tĩnh lại. Và bên người chồng chưa cưới, nàng thấy cần phải giữ gìn hơn bên một người bạn trai. Với người bạn, nàng không sợ phật ý. Với người chồng chưa cưới, nàng chỉ lo làm phiền lòng vì một câu nói lỡ, hay vì một ý tứ kém thân yêu. Nàng trở nên thiếu thành thực đối với Phát và đối với mình. Không phải nàng không yêu Phát bằng năm ngoái, trái lại thế. Nhưng lúc nào nàng cũng phải cố biểu lộ tình yêu của nàng, đó có lẽ là cái cớ làm cho nàng lúc nào cũng áy náy không vui.

Còn Phát thì chàng thấy cử chỉ của chàng ngượng ngập, ngôn ngữ của chàng lúng túng.

Bọn phụ nữ quen chàng bảo nhau: "Phát làm sao ấy, không được như năm ngoái nữa". Quả thực, Phát kém thân mật, kém vui vẻ, kém cả tự nhiên đối với họ. Chàng đã nhận biết tình ghen của Hoàn. Chàng thầm cảm ơn Hoàn, cho tình ghen ấy là tình yêu. Và chàng cố cư xử sao cho Hoàn khỏi bực tức vì chàng: Chàng lạnh lùng với tất cả mọi người, trừ Hoàn ra. Chẳng bao lâu chàng trở nên một người cứng cỏi, ít giao thiệp. Nguy hiểm cho chàng, Hoàn cũng nhận thấy thế.
Nhưng may mắn cho hai người, mùa nghỉ mát của họ kéo dài có đến đấy. Họ về Hà Nội và tình thế cứu vãn kịp. Vì ở Hà Nội hai người ít gặp nhau hơn ở Sầm Sơn, và nhờ đó, ít phải giữ gìn hơn. Bởi thế họ lại cảm thấy họ yêu nhau nồng nàn. Có xa nhau mới biết yêu nhau, mới nhận thấy tình yêu của nhau. Mà ở Hà Nội tuy gần nhau nhưng hai người vẫn xa nhau.



Phát ngày hai buổi bận dạy học ở một trường tư. Rỗi lúc nào lại cắm cổ học thêm để chờ thi tham tá lục sự, hay thương chánh hay một chân kiểm sát ngạch tây nào đó. Theo luồng tư tưởng mới trong đám trưởng giả mới, Hoàn rất ghét quan, lấy sự nói xấu quan trong khách thính làm hợp thời thế.

Hoàn cũng biết Phát chăm học lắm, và chăm học như thế là vì nàng. Nàng cảm động và yêu Phát hơn, mặc những lời chỉ trích của các chị em bạn. Họ bảo Hoàn:

"Anh cử nhà chị học lấy chết à?" - "Anh đồ của chị học mụ người đi mất thôi." – "Bây giờ chả thấy mặt mũi anh chàng đâu nữa" - "Ghê quá! Hôm nọ gặp chàng ở Gôđa, trông người bây giờ lù dù tệ!"

Hoàn nghe những câu chế giễu đã chán cả tai. Nhưng một hôm nàng thấy Phát lù dù thật, nhất Phát lại đi bên cạnh một người bạn lực lưỡng, khỏe mạnh, đẹp đẽ bội phần. Phát giới thiệu bạn với vị hôn thê:

- Anh Huấn, một nhà quán quân quần vợt kiêm quán quân bơi lội, sinh viên trường thuốc.

Hoàn nhã nhặn đưa tay ra bắt.

Sang nghỉ hè năm thứ ba của thời chưa cưới. Đã có sự thay đổi: Phát vừa đỗ kiểm sát thương chánh và bà hàn vừa làm xong nếp nhà nghỉ mát ở Sầm Sơn. Bà mời Phát cùng đến ở với mẹ con bà, nhưng Phát từ tạ nói đã trót thuê nhà rồi. Sự thực, chàng giữ kẽ không muốn đến ở nhà vợ trước khi cưới, nhất chàng lại biết bà mẹ vợ rất khó tính và lắm điều.

Vui vẻ khỏe mạnh nay đã trở về với Phát. Những người quen thuộc đều nhận thấy anh Phát năm xưa, hồi còn theo học trường Luật. Nhưng Hoàn, trái lại, lúc nào cũng nghĩ ngợi, nét mặt buồn tẻ, lạnh lùng. Phát mải đùa nghịch không hề lưu ý đến cái buồn, cái tẻ của nàng, làm nàng càng bực tức, khó chịu. Nàng khinh bỉ tự nhủ thầm:

"Lúc người ta lên thì người ta biến đổi đến thế đấy! Nhưng mới được thế mà đã cho là lên thì tầm thường quá!".

Và nàng thấy Phát tầm thường. Nhớ lại, nàng không tìm thấy một cái gì cao thượng ở Phát. Nhưng nàng chép miệng tự an ủi: "Người ta tầm thường như thế cả, có gì mà mình phải bận lòng!"

Giữa lúc ấy Huấn vào Sầm Sơn, đến ở nhà Phát. Tính ngộ nghĩnh hay pha trò của Huấn khiến Hoàn quay về với vui vẻ được hơn một tuần lễ. Rồi sau khi Huấn ra Hà Nội, đâu lại vào đó.

Một hôm nàng mỉm cười chua chát đứng nhìn Phát giữ cho một bạn gái của nàng tập nằm ngửa trên mặt nước. Phát quay lại, thoáng nhìn thấy cái mỉm cười ấy. Chàng không giữ nổi chau mày. Chàng nghĩ thầm: "Hoàn vô lý quá! Bạ ai cũng ghen". Tình ghen mà trước kia chàng cho là tình yêu, nay chỉ là một tính tình nhỏ nhen, khả ố. "Chưa cưới mà còn thế này, nữa là lúc đã cưới. Mình sẽ mất hết tự do". Chàng cũng không trang nghiêm nghĩ tới tương lai. Và ngay buổi chiều, chàng ngỏ ý kiến với Hoàn về tình ghen. Chàng không muốn để bụng một điều gì. Hoàn xin lỗi chàng. Phát đã quen với tính mỉa mai của vị hôn thê. Chàng không biết lúc nào Hoàn thành thực, lúc nào nàng giễu cợt. Đối với Hoàn, chàng thường ngờ vực, và những lời xin lỗi của Hoàn, chàng không dám chắc rằng đó là những lời thành thực.

Giữa hai người như có một bức rào ngăn cản. Cả hai cùng cố phá bức rào ấy đi, nhưng phá một cách quá uể oải, nên một ngày nó một mọc dầy hơn, bền vững hơn.

Chỉ còn những sự giả dối để che đậy. Cử chỉ dịu dàng, ngôn ngữ mềm mại, thân mật. Và ở ngoài bãi biển bao giờ hai người cũng đi liền với nhau. Họ khoác cánh nhau, vui cười trò chuyện với nhau. Nhưng đó là những lúc linh hồn họ xa nhau nhất. Hoàn bảo Phát: "Sáng mai chúng ta ra tắm sớm nhé?".

Và nàng nghĩ thầm: "Mình phải bảo Nga, Lan cùng đi tắm mới được, nếu không thì sẽ buồn chết". Phát cố giữ cái ngáp để trả lời: "Phải đấy Hoàn ạ, mai đi tắm sớm nhé!" Và chàng tự nhủ: "Để ngắm cái mặt buồn thiu của bà vị hôn thê! Rõ khổ!".

Họ đi sát cánh nhau. Họ nói chuyện để nghe thấy câu chuyện tẻ nhạt của nhau. Họ yên lặng để nghĩ đến, để nhớ đến cái xoàng, cái tầm thường của nhau, của gia đình nhau. Nay họ biết nhau, hiểu nhau như vợ chồng. Ba năm gần chung sống rồi còn gì! Cái mỉm cười của người này, người kia nhận thấy hết nghĩa sâu kín. Câu khôi hài của người kia người này cố không nghe thấy vì đã nghe không biết lần thứ mấy rồi.

Họ hiểu nhau, để mà chán nhau, để mà khinh nhau. Nếu họ là vợ chồng rồi thì họ cứ chán nhau, cứ khinh nhau, không sao. Đằng này họ là vị hôn phu, vị hôn thê của nhau. Họ có can đảm chán, khinh nhau mãi để chờ ngày cưới không?

Phát cho việc hôn nhân của mình là một câu chuyện danh dự: Vì chàng gắn bó theo đuổi mà Hoàn trở nên vị hôn thê của chàng. Bây giờ còn biết nói sao? "Thôi thì cũng liều; vả lại lấy Hoàn vị tất đã khổ hơn lấy một người khác, bất cứ người nào... Về nhan sắc, thì Hoàn chẳng kém mấy ai. Có một người vợ đẹp kể cũng oai, cũng đáng tự hào với chúng bạn". Tư tưởng ấy làm Phát bật cười lên tiếng.

Hoàn thì cho việc hôn nhân của mình là do số mệnh. Nàng nghĩ đến, nàng nhớ lại những người định hỏi nàng và bị nàng lãnh đạm từ chối. Nàng thấy những người ấy đều hơn Phát. "ít ra cũng không tầm thường bằng!" Vì mới quen, nàng không biết tính tình họ, nhưng nàng chắc rằng không đến nỗi xoàng xĩnh như tính tình Phát.

Kể nàng tìm cớ tuyệt giao thì cũng được, thì cũng chẳng khó khăn gì. Phiền một nỗi thời chưa cưới của nàng đã kéo dài quá. Ai ai cũng biết rằng nàng là vị hôn thê của Phát. Ai ai cũng nói đến. Hơn thế, người ta coi hai người như đã thành vợ chồng rồi. Chẳng lẽ bây giờ câu chuyện lấy nhau bỗng im bặt đi! Như cái pháo tịt ngòi? Thế còn ê chề hơn là nhắm mắt lấy nhau vậy. Giá Phát xin thôi, thì đã đi một lẽ. ừ, giá Phát xin thôi...

Từ đó nàng hy vọng Phát xin thủ tiêu hôn ước. Và tính nết nàng càng khó chịu: nàng mong thầm rằng nhờ thế mà may ra nàng được Phát tuyệt giao.

*
* *

Hết hè, nhà Phát và nhà Hoàn nhộn nhịp sắm sửa. Đôi bên cha mẹ muốn lo xong việc hôn nhân cho con trước khi Phát được bổ vào Sài Gòn.

Và đám cưới linh đình, ồn ào, ầm ĩ. Để che cái nhạt nhẽo, cái lạnh lùng của hai linh hồn sắp hòa hợp.

Tối nhập phòng, Phát bảo Hoàn:

- Giá chúng ta lấy nhau ngay mùa hè mới biết nhau ở Sầm Sơn...

Hoàn hiểu thấu tư tưởng của Phát, cau có hỏi:

- Sao anh lại nói thế?

Phát chữa:

- Thì có phải bây giờ đã có con rồi không?

Hoàn cười làm lành:

- Ừ! Thì bây giờ may ra đã có con rồi.

Khái Hưng

Rút từ tập truyện Hạnh
Nxb Đời nay, Hà Nội, 1938.



Nguồn: https://www.sachhayonline.com/tua-sach/truyen-ngan-khai-hung/thoi-chua-cuoi/68
https://www.vietmessenger.com/books/?title=hanh&page=4


0 comments:

NN173-05/08/1939 - "Cuốn sổ tay"

Mục "Cuốn sổ tay" - Trang vẽ vui - Tranh thời sự hàng tuần của Tô Tử

Tô Tử





Nguồn: Ngày Nay số 173 - 05/08/1939, Tr. 04.



0 comments:

Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2018

NN172 - "Ông Đồng" - Truyện ngắn của Khái Hưng

Ông Đồng

Truyện ngắn của Khái Hưng
Minh họa Ái Mỹ





Nguồn: Ngày Nay số 172 - 29/07/1939, Tr. 06, 22.



0 comments:

NN172-29/07/1939 - "Cuốn sổ tay"

Mục "Cuốn sổ tay" - Trang vẽ vui - Tranh thời sự hàng tuần của Tô Tử

Tô Tử






Nguồn: Ngày Nay số 172 - 29/07/1939, Tr. 04.



0 comments:

Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2018

NN171-172 - "Giận nhau" - Truyện ngắn Ăng-Lê của A. J. Cronin - Thế Lữ dịch

Giận nhau

Truyện ngắn Ăng-Lê của A. J. Cronin
Thế Lữ dịch
Minh họa Ái Mỹ








Nguồn: Ngày Nay số 171 - 22/07/1939, Tr. 16-17.



0 comments:

NN171-22/07/1939 - "Cuốn sổ tay"

Mục "Cuốn sổ tay" - Trang vẽ vui - Tranh thời sự hàng tuần của Tô Tử

Tô Tử





Nguồn: Ngày Nay số 171 - 22/07/1939, Tr. 04.



0 comments:

Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2018

NN170 - "Hậu Tây Du 1939" - Thiên ký sự ly kỳ và lắm việc của Hoàng Đạo

Hậu Tây Du 1939

Thiên ký sự ly kỳ và lắm việc của Hoàng Đạo
Minh họa Tô Tử






Nguồn: Ngày Nay số 170 - 01/07/1939, Tr. 06.



0 comments:

NN170 - "Tắm bể" - Truyện vui Sầm Sơn của Nhị Linh *

Tắm bể

Truyện vui Sầm Sơn của Nhị Linh
Minh họa Ái Mỹ
Đăng trên báo Ngày Nay số 170 - 01/07/1939, Tr. 19.

Mời xem bản đánh máy
Mời nghe đọc: tập truyện ngắn "Đội Mũ Lệch" (Quang Điền diễn đọc - Youtube)
Mời xem bản Photocopy (Để xem ảnh ở độ phóng đại lớn, xin nhấp chuột vào ảnh).






Nguồn: Ngày Nay số 170 - 01/07/1939, Tr. 19.




Mời xem bản đánh máy


Trong tập truyện "Đội Mũ Lệch" (tập truyện ngắn - Nxb Đời Nay 1938)



Ngày Nay số 170 - 01/07/1939, Tr. 19.

Tắm bể


Dân tắm biển có nhiều hạng nhân vật rất kỳ dị.
Trước hết, cố nhiên có hạng đi tắm biển để tắm biển, để lấy lại sức khỏe đã mất, hay tưởng đã mất thì cũng thế. Hạng này chăm chỉ lắm, và yên trí rằng ngâm thân thể ở dưới nước mặn lâu hơn phần nào, là sức khỏe của mình tăng lên được hơn phần ấy. Vì thế buổi sáng từ năm giờ sáng, buổi chiều từ năm giờ chiều họ đã ra bãi, quả quyết đi xuống biển, can đảm đương đầu với sóng. Dù trời nắng, dù trời mưa, dù bận việc gì cần đến đâu mặc lòng, tới giờ tắm của họ, họ cũng phải bỏ ra đi.

Kế đến hạng có tấm thân nở nang, đẹp đẽ. Hạng này không thích tắm, chỉ thích lượn. Lượn ở bãi, lượn ở phố, lượn trên núi lượn trong rừng, lượn ở những nơi đông người mặc sơ sài một cái slip hay một cái maillot, rất ngắn và rất khít.

Rồi sau cùng đến hạng đi tắm biển để làm đủ các thứ có thể làm ở Hà Nội được. Họ xem sách, đánh bài, đánh cờ, chơi bời, ăn cao lâu, ăn cả cua ươn, tôm ươn y như ở Hà Nội - vì đừng tưởng tượng ở ngay bờ biển mà không có sẵn tôm, cua, cá ươn; rất ươn. Rồi họ cũng đau bụng, cũng đau dạ dầy và uống thuốc tây chẳng khác như khi ở Hà Nội một tí nào.

Gặp anh, họ reo mừng: "À! Lại thêm một chân tổ tôm!" Và anh nên lo sợ vì họ mời anh ba lần thế nào anh cũng phải nhận lời một lần nếu anh muốn làm ra con người lịch thiệp không để mất lòng ai.

Trong hạng này có một nhân vật rất ngộ nghĩnh. Đó là một ông bác sĩ đã có tuổi, nhưng người tráng kiện, tiếng nói sang sảng, một ông cụ già quắc thước. Mà ông cụ vui tinh quá, có lẽ vui tính vì khỏe mạnh.

Chưa ai gặp ông ở ngoài bãi biền một lần nào. Vì những giờ tắm trúng vào những giờ đánh cờ của ông. Nói cho đúng thì đối với ông giờ nào cũng có thể là giờ đánh cờ. Đương giờ bữa ăn, mà có tay cờ đến chơi, tức thì ông vứt vội đũa bát đứng dậy, vừa uống nước vừa kêu đầy tớ bày quân cờ ra bàn.

Tôi đã được xem bác sĩ đánh với hai người luôn một lúc mười hai ván, với mỗi người sáu ván. Chưa bao giờ ông cụ được mãn nguyện "được đánh no nê một hôm", lời ông thường phàn nàn. Vì giá có người chịu hầu cờ ông, thì ông có thể đánh suốt từ sáng... đến sáng hôm sau. Có bao nhiêu ngườỉ biết đánh cờ, bác sĩ làm quen hết. Rất không may cho mình nếu bị người ta giới thiệu với bác sĩ là một kỳ thủ. Khó lòng mà thoát được nữa. Thôi những ngày nghỉ mát của mình sẽ thành toàn những ngày đấu cờ. Và không khéo cũng như bác sĩ, mình sẽ thấy nhiều nước... cờ hơn nước biển.
°
° °

Lại câu chuyện này nữa, độc giả có thể cho là vô lý:

Một ông kề lại với bạn:

- Chiều hôm qua, tôi đương cùng tắm với nhà tôi, bỗng nhà tôi biến mất.

- Biến? Bác gái biến mất?



- Vâng, biến mất. Nhìn trước, nhìn sau, nhìn tả, nhìn hữu chẳng thấy bóng vía nhà tôi đâu. Tôi hoảng hốt chạy lên bãi cát tìm quanh. Vô ích.

- Khổ, thế rồi...

Ông bạn ngập ngừng không dám hỏi thẳng.

Thì ông kia đã cười đáp:

- Thế rồi tôi tìm thấy nhà tôi ở nơi chân núi.

- Trời! Ở nơi chân núi.

Ông ta toan nói: "Sóng đánh dạt vào nơi chân núi?" Nhưng vội ngừng lại. Và ông ta nghĩ thầm: "Chuyện ghê gớm thế mà nó cười được!"

- Nghĩa là cứu kịp... phải không?

Ông kia ngơ ngác không hiểu:

- Cứu cái gì?

- Sao bác bảo... tìm thấy... bác gái ở nơi chân núi.

- Vâng, tôi tìm thấy nhà tôi ở nơi chân núi đương mê mẩn nước...

Ông bạn ngắt lời kêu:

- Trời ơi! Có việc gì không bác?

-... đương mê mẩn nước bài với hai ông, hai bà bạn. Thì ra nhà tôi lẽn về từ lúc nào, tôi không biết, để đến nhà bà tham Lan ở nơi chân núi đánh tổ tôm.

Đến đây ông bạn mới vỡ nghĩa, và phá lên cười vui vẻ.

Nhị Linh

Trong tập truyện ngắn "Đội Mũ Lệch"
do Đời Nay xuất bản lần đầu năm 1938.



Nguồn: https://www.vietmessenger.com/books/?title=ddoi%20mu%20lech&page=25


Mời nghe đọc: tập truyện ngắn "Đội Mũ Lệch" (Quang Điền diễn đọc - Youtube).

0 comments:

NN170 - Những trò vui (ngày 14 juillet ở Pháp và ở Đông Dương)

Những trò vui (ngày 14 juillet ở Pháp và ở Đông Dương)

Hai trang tranh vẽ của Tô Tử










Nguồn: Ngày Nay số 170 - 01/07/1939, Tr. 14-15.



0 comments:

NN170 - 15/07/1939 - "Cuốn sổ tay"

Mục "Cuốn sổ tay" - Trang vẽ vui - Tranh thời sự hàng tuần của Tô Tử

Tô Tử





Nguồn: Ngày Nay số 170 - 15/07/1939, Tr. 04.



0 comments:

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2018

NN169-201 - "Đẹp" - Tiểu thuyết của Khái Hưng


Đẹp

Tiểu thuyết của Khái Hưng
Minh họa Ái Mỹ

Đăng trên báo Ngày Nay bắt đầu từ
Ngày Nay số 169 - 01/07/1939 đến
Ngày Nay số 201 - 02/03/1940.

Mời đọc bản chụp báo Ngày Nay 1938 dạng ảnh
Mời đọc bản đánh máy - (mailfish - Viet Messenger) (Minh họa Ái Mỹ)
Mời đọc và lấy về bản chụp dạng PDF - NXB PHƯỢNG GIANG 1952.


Bản chụp báo Ngày Nay 1939
(Để xem ảnh ở độ phóng đại lớn, xin nhấp chuột vào ảnh).


Ngày Nay số 169 - 01/07/1939, Tr. 08-09, 21.

0 comments:

NN169 - 08/07/1939 -"Cuốn sổ tay"

Mục "Cuốn sổ tay" - Trang vẽ vui - Tranh thời sự hàng tuần của Tô Tử

Tô Tử






Nguồn: Ngày Nay số 169 - 08/07/1939, Tr. 04.



0 comments:

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2018

NN168 - "Thư qua thư lại " - Truyện ngắn của Thanh Nhạn

Thư qua thư lại

Truyện ngắn của Thanh Nhạn
Minh họa Ái Mỹ






Nguồn: Ngày Nay số 168 - 01/07/1939, Tr. 06.



0 comments:

NN168-01/07/1939 - "Cuốn sổ tay"

Mục "Cuốn sổ tay" - Trang vẽ vui - Tranh thời sự hàng tuần của Tô Tử

Tô Tử





Nguồn: Ngày Nay số 168 - 01/07/1939, Tr. 04.



0 comments:

Thứ Ba, 24 tháng 4, 2018

NN167 - "Phạm Lê Bổng sửa soạn đi Tây"

Phạm Lê Bổng sửa soạn đi Tây

Trang vẽ Phóng sự tò mò của Tô Tử




Nguồn: Ngày Nay số 167 - 24/06/1939, Tr. 19.



0 comments:

NN167-170 - "Bệnh viện" - Truyện dài của Somerset Maugham Khái Hưng dịch

Bệnh viện

Truyện dài của Somerset Maugham
Khái Hưng dịch
Minh họa Ái Mỹ





Nguồn: Ngày Nay số 167 - 24/06/1939, Tr. 08-09, 21.



0 comments:

NN167- "Anh Đí Địn" - Truyện vui trẻ em của Đặng v Bình

Anh Đí Địn

Truyện vui trẻ em của Đặng v Bình
Minh họa Ái Mỹ





Nguồn: Ngày Nay số 167 - 24/06/1939, Tr. 24.



0 comments:

NN167 - "Cuốn sổ tay"

Mục "Cuốn sổ tay" - Trang vẽ vui - Tranh thời sự hàng tuần của Tô Tử

Tô Tử





Nguồn: Ngày Nay số 167 - 24/06/1939, Tr. 04.



0 comments:

Thứ Hai, 23 tháng 4, 2018

NN166 - "Ông Victor Tardieu"

Lễ giỗ hai năm giáo sư Victor Tardieu, ngày 12-6-1939

 



Tô Ngọc Vân và thày Tardieu

Hai năm sau khi Victor Tardieu qua đời, Trường Mỹ thuật Đông dương làm một lễ giỗ đơn giản tưởng niệm vị thầy khai sáng, Tô Ngọc Vân, bút hiệu Tô Tử, đã tả lại buổi lễ đơn mạc này trong bài viết tựa đề Ông Victor Tardieu (người sáng lập ra trường Mỹ thuật Đông Dương) in trên Ngày Nay số 166 (17-6-39), lời mong ước của Khái Hưng một phần đã đạt: tượng Tardieu đã được dựng ở sân trường. Dưới đây là nội dung toàn bài viết của Tô Tử


"Tại trường Mỹ thuật, hôm 12 Juin vừa rồi đã làm lễ kỷ niệm ngày ông Victor Tardieu mất. Một lễ đơn giản, cảm động.


Chung quanh pho tượng ông bầy giữa vườn, những bó hoa đỏ chói đặt trên bệ, và viên chức cùng tân cựu học sinh trường Mỹ thuật đứng xếp hàng.


Trong số người kính cẩn trước tượng ông, bên những người xưa nay đối với ông vẫn nhiều cảm tình, có những người, khi ông còn sống, bất hòa với ông. Có những người chưa được biết ông lần nào. Nhưng ai ai cũng chung một lòng nhớ đến ông, người đã hoàn sinh cho mỹ thuật nước nhà.


Người ân nhân ấy để lại cho chúng ta một sự nghiệp to tát, nguy nga, gây nên không phải dễ dàng. Những trở lực, những sự kiềm chế ông đã gặp khi ông mở trường Mỹ thuật, nhiều người còn nhớ. Không có một năm nào, trong tám chín năm đầu của trường Mỹ thuật, ở Đại hội nghị Đông dương, người ta không kêu gào đóng cửa trường ấy. Người ta cứ phá. Ông  cứ xây. Xây bằng sự khéo léo, sự nhiệt thành, sự kiên nhẫn.


Ông đã thắng. Nên mới có chúng ta ngày nay: những người biết yêu mỹ thuật, nhận mỹ thuật là cần cho sự sống, biết lo bồi đắp mỹ thuật Việt Nam.


Ông mến học trò. Ông làm cho học trò tin ở mình, ở tương lai. Ông săn sóc ân cần đến họ, như một người cha trông nom âu yếm các con.


Sau bài diễn văn, một cựu sinh viên đọc bày tỏ sự nhớ tiếc biết ơn ông, ông Loubet đại diện ông giám đốc học chính, cũng nói mấy lời. Ông nói: nếu vào thời trước, có lẽ người Annam đã dựng đình tôn ông Tardieu làm thành hoàng. Theo phong tục Pháp, chúng ta đã kỷ niệm người ân nhân ấy bằng buổi lễ hôm nay. Cách biểu lộ tuy khác, xong lòng biết ơn không vì thế mà kém thiết tha.


Rồi mọi người nghiêng đầu trước tượng, đứng tĩnh một phút. Rồi ai nấy tản tác ra về, ngơ ngác như nhớ một cái gì kính mến mà ta vừa mất.


Cả một buổi lễ không đầy 15 phút.


Trở ra, nhìn lại trường Mỹ thuật, tôi cảm thấy phảng phất bóng ông già Tardieu, đầu bạc trắng sóa, tay sách cái gậy lớn, trán đẫm mồ hôi.


Ông già ấy cách đây sáu năm, có một hôm, nửa đêm, đến đấm cửa nhà chúng tôi, vừa hát vừa báo: "Người ta không đóng cửa trường Mỹ thuật nữa!". Ông già ấy, trước khi xe đi nhà thương, còn viết run được mấy giòng trên một cái nắp hộp, dặn dò mấy điều về hội Việt Nam mỹ thuật. Nằm nhà thương được hai hôm, ông chết".


Tô Tử



Những lời của Tô Tử đã tóm tắt công lao của Victor Tardieu từ khi lập trường đến lúc mất:

"Không có một năm nào, trong tám chín năm đầu của trường Mỹ thuật, ở Đại hội nghị Đông dương, người ta không kêu gào đóng cửa trường ấy. Người ta cứ phá. Ông cứ xây".

Câu "Ông săn sóc ân cần đến họ như một người cha trông nom âu yếm các con" Tô Ngọc Vân đã viết cho tất cả các bạn đồng học và ta thấy lại trên môi Vũ Cao Đàm, Lê Phổ, năm mươi năm sau. Những  dòng chót về ông già tóc trắng, gieo vào lòng chúng ta, người đọc tám mươi năm sau, một niềm kính phục đớn đau vô hạn.


Nguồn: 17- Trường Mỹ Thuật Đông Dương - Phần II: Victor Tardieu, ân nhân của Việt Nam.



Mỹ thuật

Ông Victor Tardieu

(Người sáng lập ra trường Mỹ thuật Đông Dương)
Tô Tử





Nguồn: Ngày Nay số 166 - 17/06/1939, Tr. 21.




“Người ta không đóng cửa trường mỹ thuật nữa!”

Jul 21, 2021 | By Xu

LUXUO Viet Nam - Jul 21, 2021 | By Xu.

0 comments:

NN166 - "Cuốn sổ tay"

Mục "Cuốn sổ tay" - Trang vẽ vui - Tranh thời sự hàng tuần của Tô Tử

Tô Tử





Nguồn: Ngày Nay số 166 - 17/06/1939, Tr. 04.



0 comments: